Bài giảng Tiếng Việt 5 - Tuần 6: Luyện tập tả cảnh - Trường TH Ái Mộ B

 a) Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. Trời ầm ầm giông gió, biển đục ngàu giận dữ Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.

 Theo Vũ Tú Nam

b) Con kênh này có tên là kênh Mặt Trời. Nơi đây, suốt ngày, ánh nắng rừng rực đổ lửa xuống mặt đất. Bốn phía chân trời trống huếch, trống hoác. Từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn không kiếm đâu ra một bóng cây để tránh nắng. Buổi sáng, con kênh còn phơn phớt màu đào, giữa trưa bỗng hoá ra một dòng thuỷ ngân cuồn cuộn loá mắt, rồi dần dần biến thành một con suối lửa lúc trời chiều. Có lẽ bởi vậy mà nó được gọi là kênh Mặt Trời.

 Theo Đoàn Giỏi

 

ppt24 trang | Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 491 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiếng Việt 5 - Tuần 6: Luyện tập tả cảnh - Trường TH Ái Mộ B, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẬN LONG BIÊNTRƯỜNG TIỂU HỌC ÁI MỘ BKÍNH CHÀO QUÝ THẦY, CÔ GIÁO!TẬP LÀM VĂN - LỚP 5Ôn bài cũ:Đọc đoạn văn mà em thích nhất trong bài văn Tả cảnh (tiết kiểm tra viết).TẬP LÀM VĂNĐọc các đoạn văn dưới đây rồi trả lời câu hỏi:1. a) Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. Trời ầm ầm giông gió, biển đục ngàu giận dữNhư một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng. Theo Vũ Tú Nam b) Con kênh này có tên là kênh Mặt Trời. Nơi đây, suốt ngày, ánh nắng rừng rực đổ lửa xuống mặt đất. Bốn phía chân trời trống huếch, trống hoác. Từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn không kiếm đâu ra một bóng cây để tránh nắng. Buổi sáng, con kênh còn phơn phớt màu đào, giữa trưa bỗng hoá ra một dòng thuỷ ngân cuồn cuộn loá mắt, rồi dần dần biến thành một con suối lửa lúc trời chiều. Có lẽ bởi vậy mà nó được gọi là kênh Mặt Trời. Theo Đoàn Giỏi1.a- Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển?- Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào thời điểm nào?- Khi quan sát biển, tác giả đã có những liên tưởng thú vị nào?Đọc các đoạn văn dưới đây rồi trả lời câu hỏi:1.1.b- Con kênh được quan sát vào thời điểm nào trong ngày?- Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan sát nào?- Nêu tác dụng của những liên tưởng khi quan sát và miêu tả con kênh?THẢO LUẬN NHÓM (nhóm đôi trong 3 phút)1.a- Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển?- Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào thời điểm nào?- Khi quan sát biển, tác giả đã có những liên tưởng thú vị nào?1.b- Con kênh được quan sát vào thời điểm nào trong ngày?- Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan sát nào?- Nêu tác dụng của những liên tưởng khi quan sát và miêu tả con kênh?+ Đoạn văn miêu tả đặc điểm gì của biển? + Đoạn văn tả sự thay đổi màu sắc của mặt biển theo sắc của mây trời. + Tác giả quan sát bầu trời và mặt biển vào những thời điểm khác nhau: Khi bầu trời xanh thẳm, khi bầu trời rải mây trắng nhạt, khi bầu trời khi âm u, khi bầu trời ầm ầm giông gió.+ Để miêu tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì? Và trong những thời điểm nào? + Khi quan sát biển, tác giả đã có liên tưởng thú vị như thế nào? * Biển như con người, cũng biết buồn vui: lúc tẻ nhạt, lúc lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng._________________________ + Khi quan sát, tác giả liên tưởng tới tâm trạng của con người. + Con kênh được quan sát vào những thời điểm nào trong ngày? - Con kênh được quan sát ở mọi thời điểm trong ngày: Suốt ngày, từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa, lúc chiều. -Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh bằng giác quan thị giác và xúc giác. + Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào? + Nêu tác dụng của những liên tưởng khi quan sát và miêu tả con kênh?* Sự liên tưởng đó làm cho cảnh vật hiện ra sinh động hơn, gây ấn tượng cho bài viết. ________________________- Những liên tưởng của tác giả làm cho người đọc hình dung đư­ợc cái nắng nóng dữ dội của con kênh MẶT TRỜI.2. Dựa vào kết quả quan sát của mình, em hãy lập dàn ý bài văn miêu tả một cảnh sông nước (Một vùng biển, một dòng sông, một con suối hay một hồ nước). Gợi ý: Tìm ý cho bài văn.Mở bài: Cảnh em định tả là gì?Em quan sát cảnh ấy vào thời điểm nào?b. Thân bài:Tả bao quát toàn cảnh.Tả từng bộ phận của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian. (Chú ý trình tự miêu tả từ xa đến gần, từ cao xuống thấp hay theo trình tự thời gian, từ sáng đến chiều, qua các mùa)Hãy quan sát bằng mắt, tai, cảm xúc của chính mình khi đứng trước cảnh vật. Sử dụng liên tưởng để làm cho cảnh vật gần gũi, sinh động hơn.c. Kết bài: Nêu tình cảm của em với cảnh được miêu tả.2. Dựa vào kết quả quan sát của mình, em hãy lập dàn ý bài văn miêu tả một cảnh sông nước (Một vùng biển, một dòng sông, một con suối hay một hồ nước). Gợi ý: Tìm ý cho bài văn.Mở bài: Cảnh em định tả là gì?Em quan sát cảnh ấy vào thời điểm nào?b. Thân bài:Tả bao quát toàn cảnh.Tả từng bộ phận của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian. (Chú ý trình tự miêu tả từ xa đến gần, từ cao xuống thấp hay theo trình tự thời gian, từ sáng đến chiều, qua các mùa)Hãy quan sát bằng mắt, tai, cảm xúc của chính mình khi đứng trước cảnh vật. Sử dụng liên tưởng để làm cho cảnh vật gần gũi, sinh động hơn.c. Kết bài: Nêu tình cảm của em với cảnh được miêu tả.Trao đổi với bạn để tự hoàn chỉnh dàn ý! Tiêu chí đánh giá: Bài văn có đủ bố cục ba phần (mở bài, thân bài, kết bài). Các phần phải có liên kết ý với nhau. Các chi tiết, đặc điểm của cảnh phải được sắp xếp hợp lý, có trình tự. Đó là những cảnh tiêu biểu. Trình bày lưu loát, rõ ràng.VÍ DỤ:MỞ BÀI : Dòng sông Thu Bồn hiền hòa gắn liền với tuổi thơ của em.2. THÂN BÀI: - Dòng sông uốn lượn như sợi chỉ màu - Mặt dòng sông, khi có gió nhẹ, khi mùa mưa lũ. - Hai bờ sông: bãi cát, bãi ngô, rặng tre, nhà cửa. - Con sông gắn bó với đời sống của nhân dân. 3. KẾT BÀI : Em thích dòng sông Thu Bồn quê em. Tả dòng sông quê emMB: - Quê hương ai cũng có một dòng sông êm đềm, con sông luôn gắn bó với tuổi thơ đời tôi.. - Cũng như mọi người tuổi thơ em cũng gắn bó với dòng sông quê này lắm.2. TB: - Con sông chảy qua làng em là sông nhà Lê. - Dòng sông chảy êm ả, dịu dàng.. - Dòng sông phản chiếu những hàng tre đổ bóng mát rượi xuống đôi bờ.. - Dưới sông, buổi trưa những chú trâu đen bóng đằm mình tắm mát - Những đàn vịt thi nhau ngụp lặn - Lũ trẻ tắm và nghịch đuổi bắt hét vang cả dòng sông - Từng đoàn thuyền chở muối, đá, tre, nứa đi khắp nơi - Đây là con sông ngày xưa vua Lê đào để buôn bán và du ngoạn - Đây cũng là con sông vận chuyển hàng hóa vào Nam thời kì đánh Mĩ3. KB: Em rất yêu con sông quê em..CHÚC CÁC THẦY CÔ LUÔN KHỎE!CÁC EM HỌC TỐT!

File đính kèm:

  • pptbai_giang_tieng_viet_5_tuan_6_luyen_tap_ta_canh_truong_th_ai.ppt
Giáo án liên quan