Bài giảng Thêm trạng ngữ cho câu

1. Em hãy xác định trạng ngữ trong mỗi câu sau:

a) Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng ( )

Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa.Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.

(Vũ Bằng)

b) Về mùa đông, lá bàng đỏ như màu đồng hun

(Đoàn Giỏi)

2. Gọi tên các trạng ngữ - nhận xét vị trí các TN?

 

ppt8 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1358 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Thêm trạng ngữ cho câu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Em hãy xác định trạng ngữ trong mỗi câu sau: a) Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng (…) Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa.Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột. (Vũ Bằng) b) Về mùa đông, lá bàng đỏ như màu đồng hun (Đoàn Giỏi) 2. Gọi tên các trạng ngữ - nhận xét vị trí các TN? TN1 TN2 TN3 TN4 TN5 TN6 Tìm trạng ngữ và nêu công dụng của trạng ngữ trong các đoạn trích sau đây? Kết hợp những bài này lại, ta được chiêm ngưỡng một bức chân dung tinh thần tự hoạ rất rõ nét và sinh động của nhà thơ. ở loại bài thứ nhất, người ta thấy trong nhà thơ Hồ Chí Minh có nhà báo Nguyễn ái Quốc hết sức sắc xảo trong bút pháp kí tự, phóng sự và nghệ thuật châm biếm. ở loại bài thứ hai, ta lại thấy ở nhà thơ cách mạng sự tiếp nối truyền thống thi ca lâu đời của Phương Đông, của dân tộc, từ Lí Bạch, Đỗ Phủ… đến Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến… (theo Nguyễn Đăng Mạnh) Nhận xét các cặp câu sau: Cặp 1: Tôi đi học bằng xe đạp Bằng xe đạp, tôi đi học Cặp 2: Chúng ta học tập một cách chăm chỉ Một cách chăm chỉ, chúng ta học tập. Cho các câu sau : Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó. Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình, và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó. BN TN BN TN TN2 TN2 TN1 TN1 Ghi nhớ: Trạng ngữ có những công dụng như sau: - Xác định hoàn cảnh, điều kiện, diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác. - Nối kết các câu, các đoạn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc. So sánh hai trường hợp tách trạng ngữ thành câu riêng sau đây: Ví dụ 1: Trường hợp 1: Bóng họ ngả vào nhau, ở cuối đường. Bóng họ ngả vào nhau. ở cuối đường. Trường hợp 2: Qua cái băng giấy, kha bỗng nhìn thấy Lí bên đường. Qua cái băng giấy. Kha bỗng nhìn thấy Lí bên đường. Ví dụ 2: Trường hợp 1: Nam ốm không ăn gì cả, đã hai ngày rồi. Nam ốm không ăn gì cả. Đã hai ngày rồi. Trường hợp 2: Chị nói với tôi, bằng giọng chân tình. Chị nói với tôi. Bằng giọng chân tình. Bài tập 1 (ý b): Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững biết đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không? Không sao đâu vì… […]. Lúc còn học phổ thông, Lu-i Pa-xtơ chỉ là một học sinh trung bình. Về môn hoá, ông đứng hạng 15 trong số 22 học sinh của lớp. (theo “Trái tim có điều kì diệu”) Ghi nhớ: Trong một số trường hợp, để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thể hiện những tình huống, cảm xúc nhất định, người ta có thể tách trạng ngữ, đặc biệt là trạng ngữ đứng cuối câu, thành những câu riêng. Ngày nay Tiếng việt càng là một thứ tiếng hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu. Thứ nhất, Tiếng việt uyển chuyển tế nhị trong cách đặt câu, có khả năng diễn đạt tình cảm tư tưởng của con người. Thứ hai, Tiếng Việt thoả mãn các yếu cầu phát triển của đời sống văn hoá, xã hội. Mặt khác, Tiếng Việt đẹp bởi một ngôn ngữ có khả năng gợi cảm xúc. Bên cạnh đó, nó được tạo nên bởi hệ thống ngữ âm, sự hài hoà về thanh điệu và nhịp điệu. Xin chân thành cảm ơn các thày cô giáo về dự !

File đính kèm:

  • pptThem trang ngu cho cau GA hoi giang huyen.ppt
Giáo án liên quan