Bài 1: Dựa theo mẫu bài tập đọc Thư gửi bà, em hãy viết một bức thư ngắn cho người thân:
- Dòng đầu thư: Nơi gửi,
ngày tháng năm
- Lời xưng hô với người nhận thư
(ông,bà,chú,bác, )
- Nội dung thư(4-5 dòng): Thăm hỏi, báo tin cho người nhận thư.Lời chúc và hứa hẹn
- Cuối thư: Lời chào, chữ ký và tên.
17 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1453 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tập làm văn: tập viết thư và phong bì thư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lê Thị Dung Kiểm tra bài cũ Nhận xét bài làm tiết trước của học sinh. Tập làm văn Bài 1: Dựa theo mẫu bài tập đọc Thư gửi bà, em hãy viết một bức thư ngắn cho người thân: Dòng đầu thư: Nơi gửi, ngày…tháng…năm… Lời xưng hô với người nhận thư (ông,bà,chú,bác,…) Nội dung thư(4-5 dòng): Thăm hỏi, báo tin cho người nhận thư.Lời chúc và hứa hẹn … Cuối thư: Lời chào, chữ ký và tên. Em sẽ gửi thư cho ai ? Trình tự khi viết một bức thư: - Em sẽ gửi thư cho ông, bà, cha mẹ, người thân,… Dòng đầu thư: Nơi gửi, ngày…tháng…năm… Nơi gửi: Ghi nơi mình đang ở.Ví dụ : Các em đang ở Nông trường Thống Nhất, thì ghi : Thống Nhất, ngày 1 tháng 11 năm 2008 -Lời xưng hô với người nhận thư (ông, bà, chú, bác, …) Em viết lời xưng hô với người nhận thư như thế nào cho tình cảm, lịch sự ? Ví dụ : Ông kính yêu !, Bà kính nhớ ! …. Đối với ông, bà, chú, bác,…tức là với người lớn tuổi hơn mình thì ta dùng từ: Kính yêu, kính mến, kính thương, kính quý để thể hiện sự kính trọng với người nhận thư. -Nội dung thư : Thăm hỏi, báo tin cho người nhận thư, lời chúc và lời hứa hẹn . Trong phần thăm hỏi, báo tin cho người nhận thư em sẽ viết những gì ? Em sẽ thông báo những gì về tình hình gia đình và bản thân ? Em muốn chúc người thân của mình những gì ? Ví dụ : Cháu kính chúc ông khoẻ mạnh, sống lâu. Em hứa với người thân điều gì ? Ví dụ : Cố gắng học giỏi, chăm ngoan, vâng lời bố mẹ, thầy cô để ông bà vui lòng ,… -Phần cuối thư : Lời chào, chữ ký, tên. Ví dụ : Cháu của ông bà Hà Trần Thanh Hà. Thực hành viết thư Bài tập 2 : Tập ghi trên phong bì thư : -Góc bên trái(phía trên): Ghi họ và tên, địa chỉ của người gửi. -Góc bên phải(phía dưới): Ghi họ và tên, địa chỉ của người nhận thư. -Góc bên phải(phía trên): Dành để dán tem trước khi bỏ vào hòm thư. Quan sát phong bì và cho biết : -Góc trái phía trên của phong bì ghi những gì ? -> Ghi họ tên, địa chỉ người gửi . -Góc phải phía dưới của phong bì ghi những gì ? Góc phải phía dưới của phong bì ghi họ tên địa chỉ người nhận. -Cần ghi địa chỉ của người nhận như thế nào để thư đến tay người nhận ? -> Phải ghi đầy đủ họ tên, số nhà, đường phố, phường, quận, thành phố(nếu người thân ở thành phố).Nếu người thân ở nông thôn thì ghi xóm(đội), thôn, xã, huyện, tỉnh. Chúng ta dán tem ở đâu ? -> Dán tem ở góc phải phía trên . Thực hành viết bì thư Khi viết một bức thư cần đầy đủ các nội dung sau : -Dòng đầu thư: Nơi gửi, ngày…tháng…năm… Lời xưng hô với người nhận thư (ông,bà,chú,bác,…) -Nội dung thư(4-5 dòng): Thăm hỏi, báo tin cho người nhận thư.Lời chúc và hứa hẹn … -Cuối thư: Lời chào, chữ ký và tên.
File đính kèm:
- Tap lam van lop 2.ppt