Bài giảng Tập làm văn Lớp 4 - Bài: Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả cây cối

Bài văn miêu tả cây cối thường gồm có ba phần :

Mở bài : Tả hoặc giới thiệu bao quát về cây.

Thân bài : Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây.

Kết bài : Có thể nêu lợi ích của cây, ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây.

 

ppt22 trang | Chia sẻ: Băng Ngọc | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 64 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tập làm văn Lớp 4 - Bài: Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả cây cối, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: TẬP LÀM VĂN KIỂM TRA BÀI CŨ Một bài văn miêu tả cây cối gồm có mấy phần ? Nêu cụ thể từng phần ? Bài văn miêu tả cây cối thường gồm có ba phần : Mở bài : Tả hoặc giới thiệu bao quát về cây. Thân bài : Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây. Kết bài : Có thể nêu lợi ích của cây, ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây. Có hai cách mở bài trong bài văn miêu tả: Mở bài trực tiếp Mở bài gián tiếp Nhớ lại bài văn miêu tả đồ vật và cho biết: Có mấy cách mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật ? TẬP LÀM VĂN Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả cây cối SGK – TRANG 75 a) Vườn nhà em có một cây hồng nhung không biết trồng từ năm nào. b) Mùa xuân đến, hoa trong vườn nhà em đua nhau khoe sắc. Hoa nào cũng đẹp, nhưng đẹp hơn cả là cây hoa hồng nhung. Cây hoa này ông em trồng từ lúc nào em cũng không nhớ rõ, nhưng nó là cây hoa mà em yêu quý nhất. 1. Dưới đây là hai đoạn có thể dùng để mở đầu bài văn tả cây hồng nhung. Hai cách mở bài ấy có gì khác nhau? Vườn nhà em có một cây hồng nhung không biết trồng từ năm nào. b) Mùa xuân đến, hoa trong vườn nhà em đua nhau khoe sắc. Hoa nào cũng đẹp, nhưng đẹp hơn cả là cây hoa hồng nhung. Cây hoa này ông em trồng từ lúc nào em cũng không nhớ rõ, nhưng nó là cây hoa mà em yêu quý nhất. Giới thiệu ngay cây hoa cần tả (cây hồng nhung) Mở bài trực tiếp Nói về mùa xuân, các loài hoa trong vườn, rồi mới giới thiệu cây hoa cần tả. Mở bài gián tiếp Trong bài văn miêu tả cây cối, có mấy cách mở bài? Đó là những cách nào? => Có 2 cách mở bài trong bài văn miêu tả cây cối. Đó là: 1. Mở bài trực tiếp: giới thiệu ngay cây sẽ tả. 2. Mở bài gián tiếp: nói chuyện khác rồi mới giới thiệu cây sẽ tả. Bài 2: Dựa vào những gợi ý dưới đây, hãy viết đoạn mở bài (theo cách mở bài gián tiếp) cho bài văn tả cây phượng, cây hoa mai hoặc cây dừa: a) Cây phượng vĩ trồng giữa sân trường em . b) Trước sân nhà, ba em trồng một cây hoa mai c) Đầu xóm có một cây dừa. a) Sân trường em rất rộng, toàn bộ sân được lát gạch bằng phẳng . Nơi đây là một sân chơi lí tưởng cho chúng em. Trong sân có trồng rất nhiều cây to bóng mát. Nhưng em thích nhất là cây phượng vĩ trồng giữa sân trường . Cây ngày ngày tỏa bóng mát cho chúng em vui đùa. b) Trước sân nhà em có một khoảng đất nhỏ. Nơi đó có nhiều chậu trồng các loài hoa như: hồng, cúc, hướng dương , mai,luôn được ba em chăm chút . Để mỗi chậu hoa đẹp hơn, e m cũng góp vào vài cụm mười giờ. Mỗi độ T ết đến sân nhà em lại rực rỡ với chậu mai vàng chen nhau khoe sắc. c) Con đường xóm em to và rộng. Có lẽ để tránh cái nắng gay gắt của mùa hè mà một ai đó đã trồng một cây dừa ngay đầu xóm. Cây dừa nay đã to, xanh tốt tỏa bóng mát cho chúng em vui chơi. a) Sân trường em rất rộng, toàn bộ sân được lát gạch bằng phẳng . Nơi đây là một sân chơi lí tưởng cho chúng em. Trong sân có rất nhiều cây to bóng mát. Nhưng em thích nhất là cây phượng vĩ trồng giữa sân trường . Cây ngày ngày tỏa bóng mát cho chúng em vui đùa. b) Trước sân nhà em có một khoảng đất nhỏ. Nơi đó có nhiều chậu trồng các loài hoa : hồng, cúc, hướng dương , mai,luôn được ba em chăm chút . Để mỗi chậu hoa đẹp hơn, e m cũng góp vào vài cụm mười giờ. Mỗi độ T ết đến sân nhà em lại rực rỡ với chậu mai vàng chen nhau khoe sắc. c) Con đường xóm em to và rộng. Có lẽ để tránh cái nắng gay gắt của mùa hè mà một ai đó đã trồng một cây dừa ngay đầu xóm. Cây dừa nay đã to, xanh tốt tỏa bóng mát cho chúng em vui chơi. Bài 3 : Quan sát một cây mà em yêu thích và cho biết: Cây đó là cây gì? Cây được trồng ở đâu? Cây do ai trồng, trồng vào dịp nào (hoặc: do ai mua, mua vào dịp nào) ? Ấn tượng chung của em khi nhìn cây đó như thế nào? Cây xoan (sầu đâu) Cây phượng vĩ Cây dừa 3. Quan sát một cây mà em yêu thích và cho biết: a) Cây đó là cây gì ? b) Cây đó được trồng ở đâu ? c) Cây đó do ai trồng, trồng vào dịp nào? (hoặc: do ai mua, mua vào dịp nào? d) Ấn tượng chung của em khi nhìn cây đó như thế nào? a) Cây hoa đào. b) Cây được trồng trong một cái chậu sứ đặt trước sân nhà. c) Cây do bố em mua về vào dịp Tết vừa qua. d) Cây đào rực rỡ, với hàng trăm bông hoa khoe sắc thắm. Bài 4 : Dựa vào các câu trả lời ở trên, em hãy viết một đoạn mở bài, giới thiệu chung về cây mà em định tả. Xuân về, trăm hoa đua nở. Mỗi loài hoa đều có sắc màu và mang một vẻ đẹp riêng . Nhưng em thích nhất là cây hoa đào bố em mua vào dịp Tết vừa qua. Cây đào thật rực rỡ với hàng trăm bông hoa đua nhau khoe sắc. Mở bài trực tiếp: Trước sân nhà cây hoa đào đang khoe sắc rực rỡ. Đó là cây hoa mà bố em đã mua về trong dịp Tết vừa qua. Mở bài gián tiếp: Mùa xuân đến, trăm hoa đua sắc. Cây cối trong vườn như bừng tỉnh giấc. Ngoài sân, cây mai trong chậu nụ bắt đầu hé nở. Những cánh hoa mai khoe sắc vàng tươi. Đó cũng là cây mà em yêu thích. Tuổi thơ của tôi gắn bó với nhiều kỉ niệm của quê hương. Cây đa, lũy tre, giếng nước, sân đình, là nơi chúng tôi thường hay tụ tập chơi đùa. Song nơi để lại trong tôi nhiều kỉ niệm nhất vẫn là hình ảnh cây bàng đầu xóm. Cây bàng này có lẽ nhiều tuổi lắm rồi. Nghe mẹ tôi kể, từ khi mẹ lớn lên cây đã sừng sững ở đây rồi. Xuân về, trăm hoa đua nở. Mỗi loài hoa đều có sắc màu và mang một vẻ đẹp riêng . Nhưng em thích nhất là cây hoa đào bố em mua vào dịp Tết vừa qua. Cây đào thật rực rỡ với hàng trăm bông hoa đua nhau khoe sắc. Tập viết mở bài cho một cây bóng mát (hoặc cây hoa) mà em yêu thích. Chuẩn bị bài: Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả cây cối. DẶN DÒ CHÀO TẠM BIỆT CÁC CON !

File đính kèm:

  • pptbai_giang_tap_lam_van_lop_4_bai_luyen_tap_xay_dung_mo_bai_tr.ppt