Bài 1: Kể về một ngày hội mà em biết:
Gợi ý :
Đó là hội gì?
Hội được tổ chức khi nào, ở đâu?
Mọi người đi xem hội như thế nào?
Hội được bắt đầu bằng hoạt động gì?
Hội có những trò vui gì (chơi cờ, đấu vật,kéo co, đua thuyền,ném còn,ca hát, nhảy múa )
Cảm tưởng của em về ngày hội đó như thế nào?
17 trang |
Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 225 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tập làm văn 3 - Bài: Lễ hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TËp lµm v¨nEm hãy tả lại quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội dưới đây:Lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn Hội đua thuyền Hội chơi đuBài 1: Kể về một ngày hội mà em biết:Gợi ý :Đó là hội gì? Hội được tổ chức khi nào, ở đâu?Mọi người đi xem hội như thế nào?Hội được bắt đầu bằng hoạt động gì?Hội có những trò vui gì (chơi cờ, đấu vật,kéo co, đua thuyền,ném còn,ca hát, nhảy múa)Cảm tưởng của em về ngày hội đó như thế nào? Lễ hội cồng chiêngHội rước đèn Trung thuHội đua thuyềnMúa lânRước đènKéo coChọi gàCa múaChơi đuChọi gàRước kiệuCờ người Taäp laøm vaênKÓ vÒ mét ngµy héiBài tập 2: Viết lại những điều em vừa kể về những trò vui trong ngày hội thành một đoạn văn (khoảng 5 đến 7 câu)Trò chơiThi kể về ngày hội Cứ mỗi mùa xuân đến, làng em lại tổ chức lễ hội mừng xuân, trong hội có rất nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn, nhưng em ấn tượng nhất là trò đánh đu. Trò chơi được tổ chức trong sân của đình làng, những người đi xem hội ai cũng ăn vận đẹp đẽ và lịch sự, trên khuôn mặt mỗi người ai nấy đều mang thần sắc vui tươi, hớn hở. Cột đu được dựng lên từ những cây tre to, chắc khỏe dẻo dai có thể chịu được sức nặng của 3-4 người mà không bị gãy. Có nhiều cách chơi đu, đánh đu đơn hoặc đôi, riêng làng em chọn cách đánh đu đôi nam nữ để thể hiện tinh thần đoàn kết giữa những người trong đội với nhau và tăng sự hứng thú, hấp dẫn. Lần lượt các đội chơi vào đánh đu theo thứ tự đã bốc thăm trước đó, hai người chơi bước lên bàn đu, đối mặt với nhau, sau đó dùng sức của đôi chân để nhún cho đu bay cao, bay thật đẹp mắt, điệu nghệ, trong tiếng trống gõ liên hồi cùng với sự hò reo cổ vũ rộn ràng của người xem. Đội nào làm cho đu bay càng cao, càng gần đỉnh đu, thậm chí nếu khéo léo có thể khiến bàn đu bay qua ngọn đu một vòng thì cơ hội thắng cuộc sẽ rất cao. Trò chơi này yêu cầu sự phối hợp nhịp nhàng của cả hai người chơi, kèm theo đó là yếu tố về sức khỏe và một chút dũng cảm bởi vì đây là một trò chơi khá mạo hiểm, mà không phải ai cũng có đủ can đảm để thử. Trò chơi vốn là một phần không thể thiếu của hội làng mừng xuân, góp phần làm cho không khí tết thêm tưng bừng, rộn rã, dân làng càng thêm yêu thương, gắn bó với quê hương6. Lễ hội đua thuyền là lễ hội cổ truyền, đã có từ lâu đời và đã thấm sau vào hồn mỗi người dân đất Việt. Mùa xuân vừa rồi, làng em đã tổ chức lễ hội đua thuyền. Trước khi lễ hội bắt đầu, ai ai cũng náo nức, hồi hộp mong chờ xem năm nay đội nào sẽ trở thành nhà vô địch. Và rồi, khi lễ hội diễn ra, em nhìn thấy ở dưới sông, có rất nhiều những chiếc thuyền với đủ màu sắc. Còn những người chèo thuyền thì khoác trên mình những trang phục thi đấu cũng rất đẹp, rất bắt mắt: có những trang phục màu nâu viền vàng nhạt, có trang phục màu xanh viền đỏ,...Lúc ấy, lễ hội cứ như một bức tranh tràn đầy những sắc màu. Khi bắt đầu bước vào cuộc thi đấu, đội nào cũng ra sức, cố gắng chèo thuyền và hi vọng mình sẽ trở thành người chiến thắng. Lúc ấy, gương mặt ai cũng rát tập trung. Còn những người đứng trên bờ thì reo hò, cổ vũ cùng tiếng trống kêu rộn rã cứ như một bản nhạc về mùa xuân. Thế rồi, sau đó người ta cũng tìm ra được người vô địch. Nhưng dù ai là người chiến thắng thì tất cả mọi người đều rất vui vẻ vì họ được tham gia một lễ hội vui, bổ và đặc biệt là lễ hội ấy lại diễn ra trong không khí mùa xuân về. Lễ hội đua thuyền không chỉ là nét đẹp văn hóa của người Việt, là tâm hồn dân tộc mà nó còn trở thành nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn của bao nghệ sĩ. Em rất thích lễ hội đua thuyền và mong khi lớn lên, em cũng sẽ trở thành người vô địch!
File đính kèm:
- bai_giang_tap_lam_van_3_bai_le_hoi.pptx