Bài giảng tập huấn môn Đạo đức Lớp 1

Sách giáo khoa Đạo đức 1 được biên soạn dựa trên cơ sở:

1. Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa;

2. Các định hướng của Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể và Chương trình Giáo dục phổ thông môn Giáo dục công dân;

3. Kinh nghiệm trong nước và quốc tế về viết sách giáo khoa;

4. Đặc điểm học sinh Tiểu học;

5. Đặc trưng môn Đạo đức theo định hướng tiếp cận năng lực.

 

ppt62 trang | Chia sẻ: Băng Ngọc | Ngày: 08/03/2024 | Lượt xem: 217 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng tập huấn môn Đạo đức Lớp 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP HUẤN VỀ SÁCH GIÁO KHOA MÔN ĐẠO ĐỨC 1 2020 PGS.TS Nguyễn Thị Toan - Tổng chủ biên PGS.TS.Trần Thành Nam- Chủ biên Và các tác giả : ThS . Lê Thị Tuyết Mai TS . Lục Thị Nga . Chương trình tập huấn Chương trình 2. Nghiên cứu, phân tích PP dạy học, kiểm tra, đánh giá, sử dụng thiết bị, học liệu 3. Nghiên cứu, phân tích SGV, SBT 4. Nghiên cứu, phân tích video các tiết dạy minh họa 1. Nghiên cứu, phân tích SGK Đạo đức 1 Phần 1: Nghiên cứu , phân tích sách giáo khoa Đạo đức 1 1.1 . Quan điểm biên soạn sách giáo khoa Đạo đức 1 Sách giáo khoa Đạo đức 1 được biên soạn dựa trên cơ sở : 1. Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tiêu chuẩn , quy trình biên soạn , chỉnh sửa sách giáo khoa ; 2 . Các định hướng của Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể và Chương trình Giáo dục phổ thông môn Giáo dục công dân ; 3. Kinh nghiệm trong nước và quốc tế về viết sách giáo khoa ; 4. Đặc điểm học sinh Tiểu học ; 5. Đặc trưng môn Đạo đức theo định hướng tiếp cận năng lực . 1.1 . Quan điểm biên soạn sách giáo khoa Đạo đức 1 1. Phù hợp với quan điểm , đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam; tuân thủ Hiến pháp , pháp luật Việt Nam. 2. Kế thừa các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc ( yêu nước , nhân ái ) kết hợp với tinh hoa văn hoá nhân loại . 3. Đảm bảo tính pháp lí về mục tiêu , nội dung và yêu cầu cần đạt của chương trình môn Đạo đức cấp Tiểu học ( lớp 1) 4. Gắn với thực tiễn của học sinh : Các tình huống , câu chuyện , bài tập , được chắt lọc từ những tình huống tiêu biểu , xuất phát từ thực tiễn cuộc sống sinh động của học sinh trong gia đình , nhà trường và xã hội . 1.1 . Quan điểm biên soạn sách giáo khoa Đạo đức 1 5. Đảm bảo tính hệ thống : Sách được biên soạn theo ma trận các chủ đề / bài học thống nhất và phát triển từ lớp 1 đến lớp 5. 6. Chú trọng tích hợp nội môn giữa giáo dục đạo đức , giáo dục kĩ năng sống , tích hợp liên môn giữa Đạo đức với Tiếng Việt , Mĩ thuật , Âm nhạc , Tự nhiên và X ã hội , Hoạt động trải nghiệm , . 7. Chú trọng yêu cầu dạy học phân hoá theo năng lực học sinh ( các nhiệm vụ học tập đa dạng được sắp xếp theo mức độ từ thấp đến cao , dành cho học sinh có cấp độ năng lực khác nhau ); đa dạng vùng miền ( các thông tin, câu chuyện , tranh ảnh , bài tập tình huống , đa dạng , phản ánh sự đa dạng của các vùng miền ). 1.1 . Quan điểm biên soạn sách giáo khoa Đạo đức 1 8 . Đảm bảo tính mở : Các hoạt động dạy học mang tính chất gợi mở , tạo điều kiện cho sự linh hoạt , sáng tạo của giáo viên và học sinh . Các bài tập tình huống phong phú với các cách giải quyết khác nhau , không gò ép . 1.2 . Những điểm mới trong sách giáo khoa Đạo đức 1 1) Điểm mới về cách tiếp cận : Khác với cách tiếp cận nội dung, sách giáo khoa Đạo đức 1 được thiết kế theo định hướng tiếp cận năng lực nhằm giáo dục phẩm chất nhân ái , chăm chỉ , trung thực , trách nhiệm ; kĩ năng nhận thức , quản lí bản thân và kĩ năng tự bảo vệ bản thân để bước đầu hình thành ở học sinh năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân MỤC TIÊU Năng lực điều chình hành vi Năng lực phát triển bản thân Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động KT - XH 1.2 . Những điểm mới trong sách giáo khoa Đạo đức 1 Tinh thần của sách là “ Khám phá tri thức – Kết nối yêu thương – Cùng em vui bước vào đời ”. Đó là sự cụ thể hoá thông điệp của bộ sách “ Kết nối tri thức với cuộc sống ” Đi từ hiểu biết ban đầu về các chuẩn mực hành vi (“ khám phá tri thức ”) đến tình cảm (“ kết nối yêu thương ”) và hành động (“ cùng em vui bước vào đời ”), đặc biệt nhấn mạnh kĩ năng hành động . Từ hiểu biết đến yêu thương và hành động trong niềm vui sống mỗi ngày là con đường GD đạo đức , GD kĩ năng sống nhẹ nhàng , sinh động , hấp dẫn và hiệu quả . 1. 2 . Những điểm mới trong sách giáo khoa Đạo đức 1 2) Điểm mới về nội dung Từ 8 chủ đề trong chương trình , sách thiết kế thành 30 bài học nhỏ . Mỗi bài học là một chuẩn hành vi đạo đức / kĩ năng sống đơn giản , gần gũi , thiết thực , được thiết kế trọn vẹn trong 1 tiết  Đảm bảo tính hệ thống , tính chỉnh thể , giúp giáo viên dễ tiến hành hoạt động dạy học . CÁC BÀI TRONG SÁCH GIÁO KHOA ĐẠO ĐỨC 1 Chủ đề 1 . TỰ CHĂM SÓC BẢN THÂN Bài 1 – Em giữ sạch đôi tay Bài 2 – Em giữ sạch răng miệng Bài 3 – Em tắm, gội sạch sẽ Bài 4 – Em giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ Chủ đề 2 . YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH Bài 5 – Gia đình của em Chủ đề 3 . QUAN TÂM, CHĂM SÓC NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNH Bài 6 – Lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị Bài 7 – Quan tâm, chăm sóc ông bà Bài 8 – Quan tâm, chăm sóc cha mẹ Bài 9 – Chăm sóc, giúp đỡ em nhỏ Chủ đề 4 . THỰC HIỆN NỘI QUY TRƯỜNG, LỚP Bài 1 0 – Đi học đúng giờ Bài 1 1 – Học bài và làm bài đầy đủ Bài 1 2 – Giữ trật tự trong trường, lớp Bài 1 3 – Giữ gìn tài sản của trường, lớp Bài 1 4 – Giữ vệ sinh trường, lớp Chủ đề 5 . SINH HOẠT NỀN NẾ P Bài 1 5 – Gọn gàng, ngăn nắp Bài 1 6 – Học tập, sinh hoạt đúng giờ Chủ đề 6 . TỰ GIÁC LÀM VIỆC CỦA MÌNH Bài 1 7 – Tự giác học tập Bài 18 – Tự giác tham gia các hoạt động ở trường Bài 1 9 – Tự giác làm việc nhà Chủ đề 7 . THẬT THÀ Bài 20 – K hông nói dối Bài 2 1 – Không tự ý lấy và sử dụng đồ của người khác Bà i 2 2 – Nhặt được của rơi trả lại người đánh mất Bài 2 3 – Biết nhận lỗi Chủ đề 8 . PHÒNG, TRÁNH TAI NẠN , THƯƠNG TÍCH Bài 2 4 – Phòng, tránh tai nạn giao thông Bài 2 5 – Phòng, tránh đuối nước Bài 2 6 – Phòng, tránh bỏng Bài 2 7 – Phòng, tránh thương tích do ngã Bài 28 – Phòng, tránh điện giật Bài 29 – Phòng, tránh ngộ độc thực phẩm Bài 30 – Phòng , tránh xâm hại 1.2 . Những điểm mới trong sách giáo khoa Đạo đức 1 3) Điểm mới về cấu trúc Cấu trúc của sách giáo khoa Đạo đức 1 và cấu trúc từng bài học trong sách dựa trên tinh thần của Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT. Cấu trúc bài học gồm các hoạt động : Khởi động Khám phá Luyện tập Vận dụng Thông điệp HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Mục . Tạo tâm thế và hứng thú học tập cho HS, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập. 2. Huy động kiến thức, kinh nghiệm của HS có liên quan đến vấn đề trong bài học, làm bộc lộ được "cái" HS đã biết, bổ khuyết những gì HS còn thiếu, 3. Giúp HS nhận ra "cái" chưa biết và muốn biết thông qua hoạt động này để HS suy nghĩ và bộc lộ những quan niệm của mình về vấn đề sắp tìm hiểu, học tập. Mục đích: 1. Tạo tâm thế và hứng thú học tập cho HS, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập. 2. Huy động kiến thức, kinh nghiệm nền của HS có liên quan đến vấn đề trong bài học, làm bộc lộ được những gì HS đã biết, bổ khuyết những gì HS còn thiếu. 3. Giúp HS nhận ra những gì chưa biết và muốn biết. Đối với HS lớp 1: Khởi động đơn giản chỉ là một h oạt động tạo tâm thế, khơi gợi suy nghĩ, hứng thú của học sinh để vào bài mới. Hình thức khởi động có thể là một trò chơi, một bài hát, một câu hỏi gợi mở , Ví dụ : Chơi trò “ Tôi yêu ” ( Bài “ Em giữ sạch đôi tay ”), hát bài “ Đi học ” ( Bài “ Đi học đúng giờ ”), HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ Mục . Tạo tâm thế và hứng thú học tập cho HS, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập. 2. Huy động kiến thức, kinh nghiệm của HS có liên quan đến vấn đề trong bài học, làm bộc lộ được "cái" HS đã biết, bổ khuyết những gì HS còn thiếu, 3. Giúp HS nhận ra "cái" chưa biết và muốn biết thông qua hoạt động này để HS suy nghĩ và bộc lộ những quan niệm của mình về vấn đề sắp tìm hiểu, học tập. Mục đích: 1. Chiếm lĩnh được kiến thức, kĩ năng mới. 2. Xây dựng được những kiến thức, kĩ năng mới thông qua các hoạt động khác nhau. Với HS lớp 1 : Qua tranh ảnh, câu ch uyện, tình huống , kết nối với kinh nghiệm thực tiễn, HS khám phá các chuẩn mực hành vi đạo đức / kĩ năng sống để trả lời cho các câu hỏi: Em cần làm gì ? Vì sao phải làm thế ? Làm như thế nào? Điều này giúp học sinh thực hiện các CMHV/ kĩ năng sống một cách tự giác hơn. Ví dụ : Để thực hiện chuẩn hành vi “ Đi học đúng giờ “ , học sinh cần hiểu được vì sao cần phải đi học đúng giờ ; biết đ ược những việc cần làm để đi học đúng giờ . HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Mục đích: Củng cố và hoàn thiện những kiến thức, kĩ năng vừa khám phá và thu nhận được. Do đó, trong hoạt động này, HS được yêu cầu áp dụng trực tiếp tri thức vào giải quyết các câu hỏi/bài tập/tình huống/vấn đề trong học tập. Với môn Đạo đức 1 : Từ những tri thức / kĩ năng đã được khám phá, HS được đưa vào các tình huống giả định để nhận xét, phân biệt hành vi nào đúng, hành vi nào sai; đồng tình với hành vi đúng, không đồng tình với hành vi sai. Cao hơn, HS được đưa vào các tình huống mở để thảo luận, đề xuất các cách xử lí tình huống khác nhau. Ví dụ : Với chuẩn hành vi “ Đi học đúng giờ ” , HS quan sát một số bức tranh thể hiện các hành vi đúng, sai, từ đó thể hiện thái độ đồng tình với hành vi đúng, không đồng tình với hành vi sai; đề xuất các cách xử lí tình huống khác nhau để đi học đúng giờ ; liên hệ bản thân HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Mục đích : HS được yêu cầu vận dụng tri thức vào giải quyết một vấn đề gì trong cuộc sống ? Cần thay đổi gì trong hành vi, thái độ của bản thân ? Đề xuất với gia đình , bạn bè thực hiện điều gì trong thực tiễn ? Đối với môn Đạo đức 1 : Học sinh biết tự giác vận dụng những điều đã học vào thực tiễn với không gian mới, tình huống mới. Ví dụ: Với chuẩn hành vi “ Đi học đúng giờ ” , HS biết khuyên bạn cần đi học đúng giờ , bản thân biết thực hiện việc đi học đúng giờ Thông điệp Cuối mỗi bài học đều có Thông điệp ngắn gọn, cô đọng , thể hiện bằng thơ , giúp học sinh ghi nhớ các chuẩn mực hành vi / kĩ năng sống . 1.2 . Những điểm mới trong sách giáo khoa Đạo đức 1 4 ) Điểm mới về hình thức – K ết hợp hài hoà giữa nội dung và hình thức, giữa kênh hình và kênh chữ, đặc biệt ưu tiên kênh hình ở những bài đầu tiên . Kênh chữ được diễn đạt bằng những từ ngữ ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu, gần gũi với HS . Kênh hình có hình ảnh , màu sắc đẹp . Sách được in trên khổ giấy to, chất lượng giấy tốt .  Hấp dẫn , kích thích sự ham học, trí tò mò và tư duy sáng tạo của HS. Nhờ đó, việc học đ ạo đức sẽ trở thành một hành trình khám phá đầy thú vị. Phần 2: Phương pháp dạy học , kiểm tra đánh giá , sử dụng thiết bị , học liệu trong môn Đạo đức 2.1. Về phương pháp dạy học trên tinh thần sách giáo khoa Đạo đức 1 SGK Đạo đức 1 là phương tiện để đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực – Với SGK mới , GV không thể truyền thụ tri thức một chiều hay áp đặt các bài học đạo đức / kĩ năng sống cho HS mà phải hướng dẫn HS khám phá, chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và vận dụng thành công vào thực tiễn thông qua những hoạt động học tập phong phú, đa dạng, sáng tạo. – Là phương tiện giúp HS tự học, tự chủ, sáng tạo để phát huy năng lực của bản thân một cách hiệu quả thông qua các nhiệm vụ học tập phong phú, đa dạng: quan sát tranh, nghe/ đọc/ kể ch uyện , thảo luận nhóm, đóng vai xử lí tình huống , ... H S được đặt vào các tình huống có vấn đề để tự đưa ra các cách xử lí khác nhau một cách dân chủ, linh hoạt và sáng tạo. – Là phương tiện hỗ trợ và thu hút sự tham gia của gia đình vào quá trình giáo dục đạo đức / kĩ năng sống cho HS ở nhà. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐẠO ĐỨC Chú trọng tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập cho HS Kết hợp linh hoạt, phù hợp, hiệu quả các hình thức dạy học Phối hợp GD trong nhà trường với GD ở gia đình và xã hội Kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học tích cực h oá hoạt động của HS Một số PPDH Đàm thoại Thảo luận nhóm Đóng vai xử lí tình huống Tập luyện theo mẫu hành vi Dạy học dự án Kể chuyện 2.2. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học Đạo đức theo định hướng tiếp cận năng lực Mục tiêu : Tinh thần của chương trình và sách giáo khoa Đạo đức mới về đánh giá kết quả dạy học , giáo dục đạo đức / kĩ năng sống là đánh giá mức độ đạt được của HS về phẩm chất và năng lực so với các yêu cầu cần đạt nhằm xác định vị trí và ghi nhận sự tiến bộ của mỗi HS tại thời điểm nhất định trong quá trình phát triển của bản thân . 2.2. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học Đạo đức theo định hướng tiếp cận năng lực Nội dung kiểm tra , đánh giá Trong môn Đạo đức , đánh giá năng lực là đánh giá sự kết hợp cả ba yếu tố kiến thức, kĩ năng, thái độ trong thực hiện hành vi ứng xử về đạo đức, kĩ năng sống theo yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực thông qua sản phẩm và quá trình học tập, rèn luyện của HS , gọi là sản phẩm đầu ra. 2.2. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học Đạo đức theo định hướng tiếp cận năng lực Hình thức kiểm tra , đánh giá Kết hợp đánh giá quá trình với đánh giá định kì / tổng kết , qua các hình thức : - Học sinh tự đánh giá - Giáo viên đánh giá - Học sinh đánh giá lẫn nhau ( đánh giá đồng đẳng ) - Đánh giá của cha mẹ học sinh và cộng đồng . 2.2. Đổi mới kiểm tra , đánh giá kết quả dạy học Đạo đức theo định hướng tiếp cận năng lực Phương pháp / kĩ thuật kiểm tra , đánh giá Đ ánh giá qua lời nói Đánh giá qua bài viết Đánh giá qua quan sát hành động , việc làm của học sinh Đ ánh giá thông qua phiếu nhận xét , đánh giá của gia đình . Tiêu chí Mức độ đánh giá   Nêu được việc làm tự chăm sóc bản thân Mức độ nhận biết 1 2 3 Chưa nêu được các việc làm tự chăm sóc bản thân ; hoặc nêu chưa chính xác tên các việc làm tự chăm sóc bản thân . Nêu được nhưng đôi chỗ thiếu đầy đủ những việc làm tự chăm sóc bản thân phù hợp với lứa tuổi . Nêu được chính xác và tương đối đầy đủ những việc làm tự chăm sóc bản thân phù hợp với lứa tuổi . Tiêu chí Mức độ đánh giá Tự làm được các việc chăm sóc bản thân Mức độ thực hiện 1 2 3 Chưa thực hiện được các thao tác thể hiện biết tự chăm sóc bản thân . Làm được nhưng chưa đúng và đầy đủ các thao tác thể hiện biết tự chăm sóc bản thân . Làm đúng và tương đối đầy đủ các thao tác cơ bản để tự chăm sóc bản thân . 2.3. Gợi ý sử dụng thiết bị , phương tiện dạy học môn Đạo đức Một số thiết bị , phương tiện dạy học môn Đạo đức - Tranh , ảnh ; băng hình ; phim video về các hành vi, việc làm , về các tình huống đạo đức hoặc minh hoạ cho các câu chuyện đạo đức . - Bảng viết , phiếu học tập , máy chiếu đa năng , máy tính , mô hình , vật mẫu . Lưu ý khai thác thiết bị , phương tiện dạy học 1. Chú trọng việc sử dụng phương tiện , thiết bị DH nhưng phải đúng lúc , đúng chỗ , thực sự có hiệu quả , tránh hình thức , lạm dụng  phản tác dụng . 2. Tạo điều kiện để HS được thực hành , thao tác trên PT, TB. 3. Khuyến khích sử dụng PT kĩ thuật hiện đại đồng thời coi trọng phương tiện truyền thống . 4. Khuyến khích sử dụng PT, TB tự làm . 5. P hối hợp sử dụng linh hoạt các loại hình thiết bị DH. 6. Tuỳ điều kiện từng trường , từng nội dung DH cụ thể để lựa chọn PT, TB dạy học phù hợp . Phần 3. Nghiên cứu , phân tích sách giáo viên , sách bài tập Đạo đức 1 3.1. S ách giáo viên Đạo đức 1 K ết cấu SGV môn Đạo đức 1 gồm hai phần : Phần thứ nhất : Những vấn đề chung Mục tiêu môn học Giới thiệu SGK Đạo đức 1 Phương pháp và hình thức dạy học Đạo đức 1 Đánh giá kết quả học tập Đạo đức 1 Phần thứ hai : Hướng dẫn dạy học các bài cụ thể Cấu trúc mỗi bài gồm : 1/ Mục tiêu ( được xác định theo hướng tiếp cận năng lực ); 2/ Chuẩn bị ( phương tiện , thiết bị , học liệu ); 3/ Hoạt động dạy học ). Dựa trên hoạt động của sách HS, các hoạt động dạy học được hướng dẫn cụ thể , rõ ràng : Cần làm gì ? Làm như thế nào ? 3.1. Sách giáo viên Đạo đức 1 Gợi ý cách sử dụng SGV không phải là tài liệu mang tính pháp lệnh bắt buộc mọi GV phải tuân theo. Trên cơ sở những gợi ý của sách , GV có thể xây dựng kế hoạch bài học một cách linh hoạt , sáng tạo , phù hợp với đối tượng HS, điều kiện trường lớp , địa phương và năng lực GV. GV có thể điều chỉnh thời gian phân bổ cho từng chủ đề song phải đáp ứng mục tiêu , yêu cầu của chương trình và phải đảm bảo tỉ lệ : 60% thời lượng dành cho giáo dục đạo đức , 30% thời lượng dành cho giáo dục kĩ năng sống và 10% thời lượng dành cho kiểm tra , đánh giá . 3.2. Sách bài tập Đạo đức 1 Một số dạng BT 1 . BT đánh dấu , tô màu 2 . Bài tập nhiều lựa chọn 3 . Bài tập ghép đôi 4. Bài tập nhận xét , đánh giá hành vi của bản thân và của người khác 5. Bài tập xử lí tình huống 6 . Bài tập thực hiện các thao tác , hành vi đạo đức / kĩ năng sống theo mẫu 7 . Bài tập rèn luyện hành vi, Ví dụ Mục . Tạo tâm thế và hứng thú học tập cho HS, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập. 2. Huy động kiến thức, kinh nghiệm của HS có liên quan đến vấn đĐề trong bài học, làm bộc lộ được "cái" HS đã biết, bổ khuyết những gì HS còn thiếu, 3 . Giúp HS nhận ra "cái" chưa biết và muốn biết thông qua hoạt động này để HS suy nghĩ và bộc lộ những quan niệm của mình về vấn đề sắp tìm hiểu, học tập. Bài tập nhiều lựa chọn: Đánh dấu X (hoặc khoanh tròn, tô màu...) vào những việc em cần làm để đi học đúng giờ (hoặc giữ vệ sinh trường, lớp/giữ sạch đôi tay/phòng, tránh đuối nước...): a. b. c... Mục . Tạo tâm thế và hứng thú học tập cho HS, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập. 2. Huy động kiến thức, kinh nghiệm của HS có liên quan đến vấn đề trong bài học, làm bộc lộ được "cái" HS đã biết, bổ khuyết những gì HS còn thiếu, 3. Giúp HS nhận ra "cái" chưa biết và muốn biết thông qua hoạt động này để HS suy nghĩ và bộc lộ những quan niệm của mình về vấn đề sắp tìm hiểu, học tập. Ví dụ GIỮ GÌN TÀI SẢN CỦA TRƯỜNG, LỚP 1. Lau bàn ghế 2. Tắt điện trước khi ra về 3- Đóng cửa sổ lớp học trước khi ra về 4-Khoá vòi nước sau khi dùng xong 5. Trèo cây, hái quả trong vườn trường 6. Vẽ lên tường lớp học 3.2. Sách bài tập Đạo đức 1 Gợi ý cách sử dụng sách BT Đạo đức 1 Có thể sử dụng các BT trong sách vào các giờ Đạo đức hoặc vào giờ học buổi chiều . Có thể đưa ra một số dạng BT khác cho HS luyện tập . Tương tự SGV, sách BT Đạo đức cũng không mang tính pháp lệnh mà chỉ là công cụ bổ trợ cho GV trong quá trình DH. HS không bắt buộc phải làm tất cả các BT trong sách . Phần 4: Nghiên cứu , phân tích video các tiết dạy minh hoạ Thầy / cô quan sát , phân tích và nhận xét giáo viên đã tổ chức các hoạt động dạy học như thế nào ? ( Điền vào bảng ở trang bên ) Thầy / cô có cách nào khác để tổ chức các hoạt động đó ? Theo thầy / cô , dạng bài GD đạo đức và dạng bài GD kĩ năng sống có điểm khác nhau cơ bản gì ? Bảng phân tích , đánh giá bài dạy minh hoạ Tên HĐ Mục tiêu Nội dung Phương pháp Phương tiện Kết quả Khởi động Khám phá Luyện tập Vận dụng 1. TÌM HIỂU VIDEO TIẾT DẠY MNH HOẠ “EM GIỮ SẠCH ĐÔI TAY” (DẠNG BÀI GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG) 1. Khởi động : GV tổ chức trò chơi “ Tôi yêu ” để tạo không khí vui vẻ và hứng thú cho HS vào bài mới . 2. Khám phá : 1/ HS quan sát tranh để trả lời câu hỏi : Vì sao phải giữ sạch đôi tay ?; 2/ HS quan sát sách giáo khoa , video, tranh về các bước rửa tay để trả lời : Em giữ sạch đôi tay như thế nào ?; 3/ GV làm mẫu , HS vừa nhắc vừa làm theo ; 4/ HS sắp xếp tranh theo đúng quy trình rửa tay theo 6 bước . 3. Luyện tập : 1/ Quan sát tranh , nhận xét đúng / sai , giải thích vì sao ; 2/ Quan sát tranh , lựa chọn việc làm đúng và giải thích ; 3/ Quan sát tình huống trong tranh , đưa ra lời khuyên cho bạn . 4. Vận dụng : 1/ Hoạt động nhóm đôi , nhận xét bạn giữ vệ sinh đôi tay như thế nào ? 2/ GV nhắc nhở , dặn dò HS phải luôn giữ sạch đôi tay GV hướng dẫn HS đọc thông điệp để ghi nhớ điều đã học . 2. TÌM HIỂU VIDEO TIẾT DẠY MNH HOẠ “CHĂM SÓC, GIÚP ĐỠ EM NHỎ” (DẠNG BÀI GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC) 1. Khởi động : Xem video “ Làm anh ”, trả lời về những việc anh đã làm để chăm sóc , giúp đỡ em nhỏ . 2. Khám phá : 1/ Làm việc cá nhân , quan sát các bức tranh , trả lời câu hỏi ; 2/ Thảo luận nhóm , trả lời câu hỏi về những việc mà anh / chị làm để chăm sóc , giúp đỡ em nhỏ . 3. Luyện tập : 1/ Hoạt động cá nhân , chọn tranh thể hiện việc làm chăm sóc , giúp đỡ em nhỏ ; 2/ Chơi trò “ Ngôi sao may mắn ” + Thảo luận nhóm : Lựa chọn việc cần làm đúng để chăm sóc , giúp đỡ em nhỏ . 4. Vận dụng : 1/ Đóng tiểu phẩm , trả lời câu hỏi xử lí tình huống : Khi em bé khóc , em sẽ làm gì ? 2/ Đọc Thông điệp ; 3/ GV dặn dò HS về nhà cần thể hiện những lời nói , việc làm để thể hiện sự quan tâm , giúp đỡ em nhỏ . Một số điểm lưu ý Tiết 1 : 1/ Cách tổ chức trò chơi trong hoạt động Khởi động nên linh hoạt hơn ; 2/ Trong hoạt động Khám phá , GV có thể dùng chậu nước , xà phòng , khăn lau tay để thực hành , luyện tập tại lớp ; 3/ Câu trả lời của HS còn thiếu ( Em rửa tay trước khi ăn ), nên gọi HS khác bổ sung. Tiết 2: 1/ Hoạt động Khởi động : Nên cho HS xem video 2 lần để có thể trả lời được câu hỏi . 2/ Hoạt động Khám phá , GV nên làm rõ hơn nội dung “ Vì sao phải chăm sóc , giúp đỡ em nhỏ ”. Một vài câu hỏi hơi khó . 3/ Hoạt động Luyện tập : Khi hỏi : “ Các em đã quan tâm , giúp đỡ em nhỏ như thế nào ”, GV cần biết trong lớp , có HS nào có em nhỏ , tránh trường hợp HS trả lời không đúng sự thật vì có những HS không có em . KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ ( DÀNH CHO HỌC VIÊN ) 1. Lí thuyết 1 . Sách giáo khoa Đạo đức 1 được biên soạn dựa trên những quan điểm nào ? 2 . Mục tiêu của sách giáo khoa Đạo đức 1 là gì ? 3. Sách giáo khoa Đạo đức 1 gồm những nội dung gì ? 4. Sách giáo khoa Đạo đức 1 có cấu trúc như thế nào ? 5. Điểm mới nổi bật trong sách giáo khoa Đạo đức 1 là gì ? 6 . Có nh ững dạng bài nào trong sách giáo khoa Đạo đức 1? Cần lưu ý điều gì khi dạy mỗi dạng bài ? 7 . Để khai thác có hiệu quả sách Đạo đức 1 , GV nên sử dụng phương pháp , phương tiện gì ? 8. Nên sử dụng hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá nào trong môn Đạo đức 1? 9. Sách Đạo đức 1 có vai trò gì đối với GV, HS và phụ huynh HS? 10. Có những điểm gì cần lưu ý khi sử dụng sách giáo viên Đạo đức 1? 11. Có những điểm gì cần lưu ý khi sử dụng sách bài tập môn Đạo đức 1? 2. Thực hành Thầy / cô hãy lựa chọn một chủ đề / một bài cụ thể để thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học theo tình thần của chương trình và sách giáo khoa Đạo đức mới . Lưu ý: Thầy / cô có thể sáng tạo trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu của chương trình . 3. Nhận xét , kiến nghị về chương trình tập huấn 1/ Thầy / cô hãy cho ý kiến nhận xét về sách giáo khoa Đạo đức 1 và chương trình tập huấn . 2/ Thầy / cô có mong muốn gì để nâng cao chất lượng , hiệu quả dạy học môn Đạo đức trong nhà trường phổ thông ? Kính thưa quý thầy cô ! SGK Đạo đức 1 là sản phẩm của nhóm tác giả là chuyên gia , nhà giáo dục , biên tập viên , hoạ sĩ có trình độ và tâm huyết . Tuy nhóm làm sách đã rất cố gắng nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót . Kính mong quý thầy cô góp ý thẳng thắn và chân thành để sách được tiếp tục hoàn thiện với chất lượng tốt nhất ! Kính mong các thầy cô đồng hành cùng NXBGDVN và nhóm tác giả để sách có sức lan toả tới cộng đồng , góp phần nâng cao chất lượng , hiệu quả của việc giáo dục đạo đức , kĩ năng sống cho HS. Trân trọng cảm ơn quý Thầy / Cô !

File đính kèm:

  • pptbai_giang_tap_huan_mon_dao_duc_lop_1.ppt
Giáo án liên quan