Tìm hiểu chung
1.Tác giả Xuân Quỳnh
-Tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh
(1942-1988) Quê ở Hà Tây , lớn lên
ở Hà Nội, là nhà thơ tiêu biểu cho
thế hệ nhà thơ trẻ trong KCCM
Là nghệ sỹ đa tài : làm vũ công ,
sáng tác thơ, làm báo, biên tập viên nhà xuất bản, ủy viên BCH hội nhà văn Việt Nam
54 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1631 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Sóng_ Xuân Quỳnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tìm hiểu chung 1.Tác giả Xuân Quỳnh -Tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (1942-1988) Quê ở Hà Tây , lớn lên ở Hà Nội, là nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ nhà thơ trẻ trong KCCM Là nghệ sỹ đa tài : làm vũ công , sáng tác thơ, làm báo, biên tập viên nhà xuất bản, ủy viên BCH hội nhà văn Việt Nam I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: - Xuân Quỳnh (1942 - 1988). - Quê: La Khê, Hà Đông, Hà Tây - Mẹ mất sớm, ở với bà nội. - Từng là diễn viên múa Đoàn văn công trung ương, biên tập viên báo Văn nghệ, biên tập viên Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Uỷ viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam khoá III. - Mất cùng chồng và con trai vì tai nạn giao thông tại Hải Dương (29-4-1988) 2. Tác phẩm chính: - Tơ tằm - chồi biếc (1963) - Hoa dọc chiến hào (1968) - Hoa cỏ may (1989) Phong cách: Thơ Xuân Quỳnh thể hiện một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành, nhiều âu lo và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường. Hồn thơ phong phú , hồn nhiên , tươi tắn , sôi nổi , chân thành đằm thắm luôn da diết khát vọng đời thường Tác phẩm tiêu biểu : “Hoa dọc chiến hào” , Gió Lào cát trắng” , “Tự hát” , “hoa cỏ may” Xuân Quỳnh nhận giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật 2001 2.Tác phẩm Hoàn cảnh sáng tác “Sóng” được sáng tác 1967,trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), đây là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu ,rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ được in trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1698) b)Bố cục 4 phần P1 : 2 khổ đầu Nghĩ về đặc tính của sóng và tình yêu của người con gái trẻ P2: Khổ 3-4 nghĩ về sóng và nguồn gốc tình yêu P3: khổ 5-6-7 nghĩ về sóng và nỗi nhớ của em , tình yêu thủy chung của em P4 khổ 8-9 nghĩ về sóng và khát vọng tình yêu của em C) Chủ đề Qua hình tượng “sóng” , Xuân Quỳnh đã bộc lộ khát vọng về tình yêu sôi nổi, chân thành , vừa hồn nhiên mạnh liệt vừa tha thiết nồng nàn. Từ đó nêu lên ý nghĩa cao đẹp của tình yêu D. YÙ nghóa hình töôïng “Soùng”: - Bao trùm và xuyên suốt toàn bộ bài thơ. + Nghĩa thực: con sóng với nhiều trạng thái mâu thuẫn trái ngược nhau. + Nghĩa biểu tượng: sóng như có hồn, có tính cách, tâm trạng, biết diễn tả những cung bậc tình cảm trong tâm hồn của người phụ nữ đang yêu. là hình tượng ẩn dụ, sự hoá thân của nhân vật trữ tình “em” - Sóng và em: song hành, khi tách rời, khi hoà nhập nét độc đáo trong cấu trúc hình tượng, diễn tả sâu sắc, sinh động, mãnh liệt khát vọng của Xuân Quỳnh. D. YÙ nghóa hình töôïng “Soùng”: Laø hình töôïng trung taâm xuyeân suoát baøi thô. Soùng (aån duï, nhaân hoùa) tình caûm cuûa moät traùi tim ñang khao khaùt yeâu thöông. Vôùi nhòp thô: 2/3, 3/2 nhö nhòp soùng luùc soâi noåi, doàn daäp, luùc dòu eâm, saâu laéng. “Soùng” laø hoùa thaân cuûa “em” hai hình töôïng ñan caøi, quaán quyùt, soi saùng, boå sung cho nhau. Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức Dẫu xuôi về phương bắc Dẫu ngược về phương nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh - một phương Ở ngoài kia đại dương Trăm ngàn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vời cách trở Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ. Trước muôn trùng sóng bể Em nghĩ về anh, em Em nghĩ về biển lớn Từ nơi nào sóng lên? Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu? Em cũng biết nữa Khi nào ta yêu nhau Sóng II. Tìm hiểu văn bản Sóng –biểu tượng của khát vọng và tình yêu + bài thơ đề cập đến 1 vấn đề rất quen thuộc : tình yêu của tuổi trẻ trong văn học bỡi lẽ nó là tình cảm đẹp nhất của con người + mỗi người có 1 cách thể hiện khác nhau, vănhọc trước thế kỉ 20 đề cập đến TY là 1 cách gián tiếp. Đầu tk 20 , nó bộc lộ 1 cách trực tiếp mạnh mẽ mà Xuân Diệu là cây bút tuyệt tác của đề tài này viết rất nhiều rất hay, Xuân Diệu có bài “Biển” tc của người con trai ồn ào mạnh mẽ cuồg nhiệt Anh không xứng là biển xanhNhưng anh muốn em là bờ cát trắngBờ cát dài phẳng lặng Soi ánh nắng pha lê…Bờ đẹp đẽ cát vàngThoai thoải hàng thông đứngNhư lặng lẽ mơ màngSuốt ngàn năm bên sóng… Anh xin làm sóng biếcHôn mãi cát vàng emHôn thật khẽ, thật êmHôn êm đềm mãi mãiĐã hôn rồi, hôn lạiCho đến mãi muôn đờiĐến tan cả đất trờiAnh mới thôi dào dạt… Xuân Quỳnh có bài sóng TY của người con gái mãnh liệt nhưng dịu dàng đằm thắm. Nhà thơ sử dụng hình tượng con sóng là nghệ thuật ẩn dụ xuyên suốt bài thơ Mở đầu bài thơ thi sĩ đã quan sát và miêu tả những đặc tính đối lập của sóng Dữ dội và dịu êm ồn ào và lặng lẽ Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể +Tính từ “dữ dội”, “dịu êm” “ồn ào” “lặng lẽ” biệu hiện các đặc điểm trái ngược và thống nhất của “Sóng” theo không gian thời gian : thoắt thế này , thoắt thế kia , bề mặt dữ dội , bề sâu dịu êm và ngược lại, Mâu thuẫn , khó hiểu, khó chiều...đó là tính khí thất thường rắc rối của những cô gái mới lớn đang yêu. Như vậy , quy luật của sóng nước sóng biển cũng là quy luật tâm lý của thiếu nữ sóng chính là “em” , có khi cuồng nhiệt mạnh mẽ, có khi dịu dàng đằm thắm + Mặt khác , trong suy nghiệm của nhà thơ , muốn hiểu được bản chất tình yêu , người thiếu nữ-thanh niên phải biết vượt qua những cái bên ngoài, ồn ào của hình thức đề khám phá chiếm lĩnh cái bản chất dịu êm cái khiêm nhường lặng lẽ ẩn dấu bên trong + Cách miêu tả những tráng thái bất thường của sóng gợi liên tưởng đến khát vọng tình yêu đầy bí ẩn trong tâm hồn người con gái : khi bồng bột sôi nổi , lúc kín đáo sâu sắc , vừa say đắm vừa tỉnh táo ,vừa nồng nàn vừa âm thầm , vừa mãnh liệt vừa yếu mềm. Điểm gặp gỡ đồng điệu kì lạ giữa sóng và nhân vật trữ tình “em” cho thấy sóng còn là ẩn dụ của “em” của khát vọng tình yêu nhiều thao thức nhưng hạnh phúc vô bờ . Sóng từ ngàn năm vẫn từ sông ra bể, từ giới hạn chật hẹp tới không gian rộng lớn Tương tự, trái tim người con gái khi yêu cũng tự nhận thức được những biến động khác thường của lòng mình , khao khát vượt qua những giới hạn chật hẹp cô đơn tìm đến sự cao rộng bao dung cùa tình yêu thương giống như hành trình của sóng từ sông ra bể. Hình ảnh ẩn dụ này cũng gợi đến những khát khao trăn trở ,suy tư trong trái tim xôn xao rạo rực TY của người con gái . Đó là khát vọng muôn đời của nhân loại mà mạnh liệt nhất là của tuổi trẻ +2 trạng thái đối lập này tồn tại trong 1 thể thống nhất khiến sóng luôn dạt dào không bao giờ đứng yên. Phép nhân hóa “sóng tìm ra tận bể” gợi liên tưởng sóng như có ý thức , có khát vọng tìm đến cái rộng lớn bao la . Những đặc điểm này của sóng đã có từ ngày xưa và ngày sau vẫn thế. Cách nói nhấn mạnh đây là bản chất muôn đời của sóng Câu 3-4 Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể +Miêu tả sóng với những trạng thái khác nhau đề nói lên sự đa dạng phong phú phức tạp của TY, cũng như sóng, TY không thể lí giải, không thể rạch ròi. Trong TY người ta luôn khao khát được hiểu người mình yêu khao khát được vương tới những gì rộng lớn trong cuộc đời +Câu trên là sông câu dưới là sóng Cách mở đầu bài thơ bằng nhận xét, mô tả trực tiếp những đặc tính của TN , ẩn dụ cho những phẩm chất và quy luật của con người gây ấ tượng cho người đọc + Quan niệm về TY gắn liền giữa sông và sóng Sóng sông khác sóng biển. Có gặp sóng biển mới trải hết cung bậc của sóng + Vượt lên những suy nghĩ và quan niệm về tình yêu bé nhỏ , tầm thường , quanh quẩn sóng theo sông xuôi ra biển rộng hòa nhập cùng sóng biển, sóng đại dương để hiểu hết chính bản thân mình. Đó là quan niệm rộng mở sâu sắc và nghiêm trang của nhân vật trữ tình. Quan niệm được khơi nguồn từ hình tượng sóng b) Khổ 2 Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế TY từ ngàn xưa và cho đến mãi sau ngày luôn là nỗi niềm khát vọng của tuổi trẻ. Tác giả nêu nhận xét khái quát nhưng mang đầy chất trực cảm, t/cảm chân thành và hồn nhiên nhưng lại hết sức đúng đắn. Nhận xét về “sóng” ngày xưa , ngày nay và muôn đời vẫn thế đó là quy luật vận động muôn đời của TY vĩnh hằng. Khi tình yêu đến, có 1 tâm lý tự nhiên và thường tình, người ta luôn có nhu cầu tự tìm hiểu Con người đã có những khám phá rất kì diệu và tự nhiên , hiểu mình đã rất khó , hiểu mình trong TY còn khó hơn. Bởi tình yêu là 1 trạng thái tâm lý khác thường đầy bí ẩn. Nó có những lí lẽ riêng của con tim mà lí trí thông thường không lí giải được Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ Bồi hồi: khát vọng TY mãi rung động xao xuyến bồi hồi nhớ nhung không yên tĩnh của tuổi trẻ nhận xét thẳng thắn mạnh bạo và chân thành *Tóm lại : 2 khổ đầu bài thơ với nghệ thuật đối lập và cách lựa chọn từ ngữ biểu cảm, nhà thơ Xuân Quỳnh có 1 sự liên tưởng độc đáo giữa nhịp của sóng và nhịp đập của trái tim con người. Nó luôn ở 1 trạng thái mạnh liệt đầy biến động và luôn khao khát 2.Nghĩ về sóng và cội nguồn của tình yêu lứa đôi -Sự trăn trở và khát vọng mãnh liệt trong TY + Đứng trước biển: Trước muôn trùng sóng bể Em nghĩ về anh ,em Em nghĩ về biển lớn Từ nơi nào sóng lên? Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau +Điệp ngữ Em nghĩ diễn tả sự thao thức suy tư của ngươi con gái trước câu hỏi cội nguồn của TY. Đó là câu hỏi của muôn đời và muôi người nhưng chưa bao giờ có lời đáp trọn vẹn. TY là một t/cảm rất thật nhưng khó nói nên lời , cảm thấy rất rõ nhưng lại không thể nắm bắt. Câu hỏi “gió bắt đầu từ đâu” ko phải không giải thích được. Nhưng “Em cũng không biết nữa” lại là cái lắc đầu nhỏ nhẹ, dễ thương nữ tính trước sự bí ẩn kì diệu của TY. XQ đã nắm bắt được một trạng thái tâm hồn chân thật có tính chung cho mọi lứa đôi và biểu hiện thật duyên dáng. TY cũng như gió trời sóng bẻ cũng tự nhiên bất ngờ khó hiêu như thiên nhiên. Đây là cách cắt nghĩa đầy nữ tính trực cảm ,kiểu “Xuân Quỳnh”. Nghĩa về người mình yêu và cũng nghĩ về chính bản thân mình. TY không chỉ đơn thuần là cảm xúc của con nguời trong TY phải có suy nghĩ đó chính là sự chín chắn trong TY Một trong những câu hỏi thú vị và cũng rất khó trả lời 1 cách rạch ròi, thuyết phục mà những người yêu nhau thường quan tâm : Khi nào ta yêu nhau ? Khi giải thích cội nguồn của TY, XQ đã liên hệ đến quy luận tự nhiên, xuất hiện 1 cách tình cờ và có căn cứ hợp lý: đứng trước biển . Ngắm muôn lớp sóng bạc cuồn cuộn, nhà thơ nảy sinh câu hỏi và tìm câu trả lời. Nếu quy luật thiên nhiên là vô cùng thì quy luật Ty và con người cũng vậy, XQ đã nói lời tự bạch : “Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau” So với thơ Xuân Diệu: làm sao cắt nghĩa được tình yêu có nghĩa gì đâu một buổi chiều gặp người con gái thân thương ấy Rồi nhớ rồi thương thế là yêu ! Cùng trả lời cho 1 vấn đề nhưng có sự khác nhau khá lớn giữa Xuân Quỳnh và Xuân Diệu. XD dùng lí trí cố cắt nghĩa từ hiện tượng bên ngoài, XQ lại nhìn thẳng vào lòng mình và thú nhận sự bất khả giải của trí tuệ, chỉ nhận thức bằng TC và trái tim -1 quá trình t/cảm từ lúc hiểu nhau đến lúc yêu nhau , không trả lời được ngày tháng. Chính vì thế nó trở thành 1 cách trả lời rất chân thành. Ty là cả quá trình từ lúc quen biết , hiểu nhau cảm thông và rồi yêu nhau 3. Nghĩ về “sóng” và tình yêu, nỗi nhớ, sự hy sinh, vượt mình và thuỷ chung (3 khổ thơ 5-6-7): a. Khổ 5: Biểu hiện của tình yêu là nỗi nhớ có khi trực tiếp mạnh mẽ nhưng có hi rất kín đáo. _ Nhưng cho dù biểu hiện ở dạng nào đều thể hiện chung là nỗi nhớ: 1 nỗi nhớ da diết, ngày đêm không ngủ được. Không ngủ được vì thao thức, trăn trở, nhớ nhung à Từ ngữ phù hợp với trạng thái tâm lý của những người đang yêu. Nỗi nhớ vào cả trong tiềm thức, chiều sâu của tâm hồn, tình cảm, tình yêu kỳ diệu đầy bí ẩn, nhưng tình yêu luôn gắn với nỗi nhớ khi xa cách: Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được =>Hình tượng “sóng” được nhân hoá để nói về em. Tình yêu bao giờ cũng được thử thách về không gian, thời gian. Và nỗi nhớ thương , trăn trở, khao khát gặp gỡ là phẩm chất đặc biệt của tình yêu. =>Khổ thơ đã liên hệ đến “sóng” bằng hình thức nhân hoá, phép điệp cú pháp tạo nên thế đối xứng, có tác dụng khắc hoạ hình ảnh mọi con sóng (ẩn dụ cho mọi con người) đều trong tâm trạng nhớ thương da diết khôn nguôi. Những hình ảnh đối lập: “trên” >Dùng hình thức “sóng” vẫn chưa thoả, chưa đủ, chưa nói hết nỗi nhớ nồng nàn nên cái “ tôi” trữ tình xuất hiện: không còn là ẩn dụ nữa, t/cảm trở nên mãnh liệt và thôi thúc người phụ nữ fải nói Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức So sánh với bài “nhớ” của NĐT: “Anh nhớ em mỗi bước đường anh bước Mỗi tối anh nằm, mỗi miếng anh ăn” =>Nỗi nhớ của tình yêu vượt qua cả tiềm thức để đi vào tâm thức, trở thành tình cảm thường trực đó là biểu hiện của tình yêu. Những cặp từ sóng đôi: “sóng-bờ”, “ngày-đêm”, “ngủ-thức”, “anh-em” đã tạo ấn tượng về sự gắn bó trong tình yêu. Nỗi nhớ của trái tim đang yêu đc Xuân Quỳnh diễn tả thật mãnh liệt: khổ thơ trùng điệp hình ảnh những con sóng, gợi nỗi nhớ nồng nàn với nhiều cung bậc: có lúc lớn lao như biển cả, có lúc da diết triền mien với thời gian Ngày đêm không ngủ được , có lúc trải rộng thiết tha với không gian phương bắc-phương nam , có lúc bộc lộ ra bên ngoài, khắc khoải như con sóng trên mặt nước , lại có lúc chìm sâu trong trăn trở, nhớ quay quắt trong lòng như con sóng ngầm dưới lòng sâu. + Không chỉ nhớ anh, mà còn nghĩ về anh, hướng vế anh. Tình yêu đã choán đầy con tim, khối óc, thành lẽ sống, khát vọng của cả cuộc đời. Hình ảnh sóng được nhân hoá, mang hồn em, tình em đầy thi vị. Từ cảm Ôi xuất hiện trong dòng thơ như 1 tiếng lòng ngân rung với muông vàn nhớ nhung da diết. +Nỗi nhớ được diễn tả gián tiếp qua ẩn dụ sóng thật da diết. Sóng nhớ bờ, nên ngày đêm sóng ru, sóng vỗ, thao thức với thời gian. Nỗi nhớ ấy tự nhiên ,hồn nhiên, say đắm. Nhưng dường như vẫn chưa đủ, mà còn được thể hiện lần nữa, trực tiếp, qua nỗi niềm của nhân vật trữ tình em “Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức”. Cấu trúc thơ thay đổi, cả bài là những khổ 4 dòng, nỗi nhớ lại được diễn tả bằng khổ 6 dòng, đã phơi lộ cái tôi riêng của nữ sĩ. Nỗi nhớ tràn đầy long yêu. Nó nồng nàn, đằm thắm hơn cả nỗi nhớ của sóng với bờ, vì nó không chỉ tồn tại trong ý thức, mà còn len lỏi trong tiềm thức, xâm nhập cả vào giấc mơ. Nỗi nhớ ấy tạo độ bền cho lòng chung thuỷ. b. Khổ 6: Khẳng định lòng thuỷ chung Dẫu xuôi về phương Bắc Dẫu ngược về phương Nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh 1 phương - Điệp từ “dẫu”, “về”, điệp cấu trúc, nghê thuật đối “xuôi-ngược”, “bắc-nam”. Trong t/yêu người ta luôn khao khát sự thuỷ chung và nhà thơ đã sử dụng từ ngữ: “Dẫu” ->dẫu cho dù bất cứ nơi nào, cuộc đời có nhiều phương nhiều hướng nhưng tình yêu của XQ chỉ có 1 phương ->phương anh XQ luôn hướng tới 1 người và chỉ 1 người mà thôi. Sự thuỷ chung luôn là t/cảm cao đẹp mà con người Việt Nam xưa và nay luôn hằn ao ước và khao khát. -Khao khát sự tin tưởng như con sóng ở ngoài đại dương dù cho nó có xa bờ bao nhiêu thì điểm đến cuối cùng của nó vẫn là bờ. Cũng như trong tình yêu điểm đến là hôn nhân và nếu đó là tình yêu chân chính. Đó là 1 niềm tin tưởng tuyệt đối. Trước khi con sóng vào bờ, nó phải vượt qua những khó khăn vô tận, những chướng ngại trên mặt biển. Tình yêu muốn đi đến kết quả cũng phải vượt qua những trở ngại, thử thách. Nỗi nhớ cồn cào da diết, không thể nào yên, không thể nào nguôi. Nó cuồn cuộn dạt dào như những con sóng biển triền mien, vô hồi vô hạn. Nhịp thơ trong suốt bài là nhịp của sóng, nhưng rõ nhất, dào dạt, náo nức và mãnh liệt nhất chính là ở đoạn thơ này. Trước XQ, có lẽ chưa có người phụ nữ nào nói về tình yêu bằng những lời cháy bỏng, nồng nàn, tha thiết như thế. Những khát khao yêu đương của người con gái trong thơ đc bộc lộ mãnh liệt nhưng cũng thật giản dị: sống chỉ khao khát tới bờ cũng như em chỉ luôn khao khát có anh. Tình yêu của người con gái ở đây vừa thiết tha, mãnh liệt vừa trong sang, giản dị, thuỷ chung, tình yêu hết mình và quên mình. Đó là điều mới mẻ cả trong đời và trong thơ thời ấy. c. Khổ 7: Niềm tin mãnh liệt Ở ngoài kia đại dương Trăm nghìn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn đời cách trở -Khao khát sự tin tưởng như con sóng ở ngoài đại dương dù cho nó có xa bờ bao nhiêu thì điểm đến cuối cùng của nó vẫn là bờ. Cũng như trong tình yêu điểm đến là hôn nhân và nếu đó là 1 tình yêu chân chính. Đó là 1 niềm tin tưởng tuyệt đối. Trước khi con sóng vào bờ, nó phải vượt qua những khó khăn vô tận, những chướng ngại trên mặt biển. Tình yêu muốn đi đến kết quả cũng phải vượt qua những trở ngại, thử thách. Tới được bờ con sóng rất mạnh mẽ. Tình yêu vượt qua những thử thách thì tình yêu mới mãnh liệt và càng bền vững. *Tóm lại:Hình tượng sóng xuyên suốt 5 khổ thơ và đó là 1 hình tượng nghệ thuật ẩn dụ nhưng hiện tượng sóng này có lúc nó phân thân: Có lúc sóng là sóng Có lúc sóng là em è Bài thơ trước hết là tình cảm, là suy nghĩ của Xuân Quỳnh-> Nhịp thơ ngắn nhưng âm điệu nhẹ nhàng tha thiết giúp nhà thơ bày tỏ rất chân thành những trăn trở, thao thức và có những khát vọng mãnh liệt trong tình yêu. 4.Sóng và khao khát tình yêu cao cả, bất tử(khổ 8-9) Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua ****** Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa -Tuy dẫu: Giả thuyết, vẫn:Khẳng định->Cuộc đời tuy có dài, không gian có rộng nhưng nếu có tình yêu mãnh liệt sẽ giúp cho con người vượt qua mọi giới hạn “cuộc đời tuy dài thế!” -Vì lúc ấy nhà thơ mới 25 tuổi. Cả cuộc đời o phía trước nên thấy “dài thế”. Tuy vậy, tác giả cũng nhìn thấy cái hữu hạn ngắn ngủi của cuộc đời và tình yêu của mỗi người so với thiên nhiên và thời gian vô tận. Sóng chỉ tồn tại khi nó tronh long biển cả. Tình yêu chỉ vĩnh hằng khi có sự hoà nhập giữa cái riêng và cái chung đó là ý nghĩa cao đẹp của tình yêu. -Câu hỏi tu từ “làm sao” cùng số từ “ngàn năm” thể hiện sự day dứt và khát vọng về một tình yêu cao cả, bất tử và tìm cách thực hiện chính là mong muốn được tan ra, được hoá thân, được hoà nhập thành trăm ngàn con sóng nhỏ giữa biển lớn tình yêu của nhân dân và nhân loại. Khát vọng ấy thật cao đẹp, bay bổng, tuyệt vời nhưng làm sao thực hiện được trong hiện thực cuộc đời muôn nỗi éo le, phức tạp. khó nhất là làm sao tìm cách biến ước mơ thành hiện thực. Hay mãi mãi khao khát cũng chỉ là khao khát trong mơ, trong thơ mà thôi. Để ngàn năm còn vỗ -Sóng vỗ bờ là 1 chân lý tất yếu không gì thay đổi. Trên đại dương mênh mông, có biết bao trắc trở nhưng trăm ngàn con sóng vẫn tới bờ. Thế mà, cuộc đời tuy dài nhưng không phải vô tận, cũng như biển khơi mênh mông nhưng không phải vô cùng. XQ rất nhạy cảm về sự trôi chảy của thời gian, ý thức về thời gian luôn gắn với nỗi âu lo. Dù vậy nhân vật trữ tình đã có một cách ứng xử tích cực: âu lo nhưng không thất vọng, mà khao khát nắm lấy hạnh phúc trong hiện tại, sống hết mình, sống mãnh liệt với tình yêu, để vượt qua và chiến thắng sự hữu hạn của thời gian và đời người. -Khát vọng sống hết mình với tình yêu được XQ thể hiện 1 cách giản dị ước muốn được tan ra, thành trăm con sóng nhỏ, để có thể hoà vào biển lớn của tình yêu, biển lớn của hạnh phúc vĩnh hằng. Ước muốn ấy vừa dịu dàng đôn hậu vừa mãnh liệt thiết tha. Bài thơ khép lại nhưng hai cặp hình tượng sóng - bờ, em - anh vẫn đan cài vào nhau, ngời sáng một vẻ đẹp thơ mộng vĩnh hằng. III. Toång keát: 1. Nghệ thuật: Theå thô nguõ ngoân, nhòp thô nhö nhòp soùng, gioïng thô hoàn nhieân, ñaày nöõ tính. Sử dụng nhiều từ tương phản, các biện pháp ẩn dụ, nhân hoá, so sánh… làm nổi bật tâm trạng nhân vật “em”. -Xaây dựng hình ảnh “soùng” vaø “em” xen keõ ñể bổ sung yù nghĩa cho nhau. III. CHỦ ĐỀ: Hình töôïng soùng giuùp ta caûm nhaän veû ñeïp cuûa moät taâm hoàn phuï nöõ: + Maïnh daïn baøy toû khaùt voïng tình yeâu. + Taâm hoàn trong saùng, thieát tha. + Tình yeâu chung thuûy, maõnh lieät. Thông qua hình tượng “sóng”, bài thơ thể hiện tình yêu vĩnh hằng, cao đẹp là khát vọng muôn đời của tuổi trẻ nói chung và người phụ nữ nói riêng. ? Em hãy rút ra kết luận của bài thơ? - Sóng là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Quỳnh ở thời kì đầu sáng tác. - Bài thơ thể hiện tình cảm chân thành tha thiết của người phụ nữ. III. Kết luận: Luyện tập củng cố: Câu 1: Xuân Quỳnh luôn khao khát tình thương yêu trong từng câu từng chữ. Có một phần vì những năm tuổi thơ của nhà thơ: a. Mồ côi cha mẹ, phải sống nương nhờ những người hàng xóm tốt bụng. b. Ở lại quê hương khi cha mẹ lên đường vào chiến trường. c. Mồ côi mẹ từ nhỏ, cha lại ở xa, hầu như chỉ sống với bà. Câu 1: Xuân Quỳnh luôn khao khát tình thương yêu trong từng câu từng chữ. Có một phần vì những năm tuổi thơ của nhà thơ: a. Mồ côi cha mẹ, phải sống nương nhờ những người hàng xóm tốt bụng. b. Ở lại quê hương khi cha mẹ lên đường vào chiến trường. c. Mồ côi mẹ từ nhỏ, cha lại ở xa, hầu như chỉ sống với bà. Câu 2: Đề tài của bài thơ sóng là gì? a. Tình yêu b. Chiến đấu c. Lao động d. Lí tưởng Câu 2: Đề tài bài sóng là gì? a. Tình yêu b. Chiến đấu c. Lao động d. Lí tưởng Câu 3: Nội dung chính của bài sóng là? a. Lời thổ lộ tình yêu thiết tha say đắm. b. Lời triết lí suy tư về tình yêu và hạnh phúc. c. Lời ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên bất tận d. Lời tự bạch của một tâm hồn người phụ nữ đang yêu. Câu 3: Nội dung chính của bài sóng là? a. Lời thổ lộ tình yêu thiết tha say đắm. b. Lời triết lí suy tư về tình yêu và hạnh phúc. c. Lời ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên bất tận d. Lời tự bạch của một tâm hồn người phụ nữ đang yêu.
File đính kèm:
- bai giang.ppt