Bài giảng Phòng và trị bệnh không lây ở lợn

Bài 1: Phòng và trị bệnh táo bón ở lợn

1. Xác định nguyên nhân gây bệnh

- Do nhiễm khuẩn: một số bệnh truyền nhiễm như dịch tả mãn tính, tụ huyết trùng mãn tính hoặc do nhiễm trùng khác làm lợn sốt cao, nhu động ruột giảm gây táo bón.

- Do chế độ nuôi dưỡng và thức ăn chưa phù hợp, thành phần các chất như: đạm, tinh bột, rau xanh, nước uống không hợp lý

ppt81 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1363 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Phòng và trị bệnh không lây ở lợn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH KHÔNG LÂY Ở LỢN Bài 1: Phòng và trị bệnh táo bón ở lợn 1. Xác định nguyên nhân gây bệnh - Do nhiễm khuẩn: một số bệnh truyền nhiễm như dịch tả mãn tính, tụ huyết trùng mãn tính… hoặc do nhiễm trùng khác làm lợn sốt cao, nhu động ruột giảm gây táo bón. - Do chế độ nuôi dưỡng và thức ăn chưa phù hợp, thành phần các chất như: đạm, tinh bột, rau xanh, nước uống không hợp lý. 2. Xác định triệu chứng bệnh Lợn khó chịu, đứng nằm không yên, đi tiêu khó khăn, phải rặn nhiều, phân ra không thành khuôn mà chỉ lổn nhổn, rắn, đôi khi lẫn các màng trắng, lẫn máu trên bề mặt của phân. Lợn kém ăn, tăng trọng kém. 3. Phòng bệnh - Tiêm phòng đầy đủ các loại vaccin phòng bệnh truyền nhiễm thường xảy ra như bệnh: dịch tả lợn, phó thương hàn, đóng dấu, tụ huyết trùng, lở mồm long móng. - Cân bằng khẩu phần ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cho lợn, vệ sinh thức ăn nước uống, vệ sinh chuồng trại. 4. Điều trị bệnh - Tăng cường thức ăn xanh cho con vật. - Cho con vật uống đầy đủ nước sạch. - Thụt rửa trực tràng con vật bằng nước sạch ấm, nước muối loãng liều lượng 100 - 500ml/con. - Tiêm pilocarpin 1 - 5ml/con, cho uống magnesi sulfate ( MgSO4) liều 30 - 50g/con. Bài 2: Phòng và trị bệnh tiêu chảy ở lợn 1. Xác định nguyên nhân gây bệnh Do nhiễm vi sinh: virus (gồm virus gây bệnh viêm ruột; virus gây bệnh viêm dạ dày, ruột truyền nhiễm và virus gây bệnh dịch tả, giả dại…). Vi khuẩn (vi khuẩn gây viêm ruột hoại thư, vi khuẩn đường ruột…). Giun sán và cầu trùng, nấm mốc. Do thức ăn, nước uống như: thức ăn kém phẩm chất, thức ăn nhiễm bẩn, nước uống nhiễm bẩn, nhiễm các hóa chất độc hại hoặc thuốc bảo vệ thực vật. Khẩu phần thức ăn không cân đối như dư thừa đạm, béo, rau xanh, ... 2. Xác định triệu chứng bệnh -Lợn sốt (khi nhiễm khuẩn), giảm ăn hoặc bỏ ăn, nôn mửa, đi tiêu nhiều lần, phân loãng mùi tanh. -Con vật mất nước da thô, lông xù, còi cọc, chậm lớn, trường hợp nặng có thể chết. Hình 2.1. Lợn tiêu chảy. Hình 2.2. Lợn con chết do tiêu chảy Hình 2.3. Lợn tiêu chảy phân trắng 3. Phòng bệnh - Tiêm phòng đầy đủ các loại vaccin phòng các bệnh truyền nhiễm: dịch tả lợn, đóng dấu, tụ huyết trùng, lở mồm long móng, phó thương hàn… - Tẩy giun sán bằng Levamisol 7,5%, Mebendazol 10%. - Tiêm Fe-Dextran-B12 20% 1ml/con cho lợn con 3 ngày tuổi. - Tiêm B-Complex, vitamin A, D, E. - Cho con vật uống nước sạch. - Thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng đúng quy trình kỹ thuật, thức ăn đủ khẩu phần, giàu chất dinh dưỡng, không bị hôi thối, nhiễm nấm mốc… - Vệ sinh tiêu độc chuồng trại thường xuyên. 4. Điều trị bệnh - Chống mất nước, cân bằng chất điện giải bằng dung dịch sinh lý 0,9%. - Chống nhiễm trùng thứ phát bằng các thuốc kháng sinh, sulfamid như: Genta- costrim 1g/10kg thể trọng, Tetracyclin 1g/10 kg thể trọng, Enrotril-50 2 – 3ml/ 25 – 30kg. - Tiêm các thuốc giảm nhu động dạ dày, ruột như: Atropin sulfate 0,1% liều 2 – 4ml/100kg thể trọng. Bài 3: Phòng và trị bệnh viêm da do thiếu kẽm 1. Xác định nguyên nhân gây bệnh -Do thiếu nguyên tố kẽm trong khẩu phần ăn của lợn trong thời gian dài. Hoặc do thức ăn có chất kết tủa kẽm như acid phytic. -Do thức ăn dư các nguyên tố khoáng khác cạnh tranh vị trí hấp thu như canxi. 2. Xác định triệu chứng bệnh Lợn sốt nhẹ, bỏ ăn, trên da vùng lưng, cổ sau gáy xuất hiện những đám loét, nứt, bong biểu bì, rụng lông, mẩn ngứa, xuất huyết dưới da vùng lở loét, vết loét rỉ nước vàng, mùi tanh. Lợn thiếu kẽm bị bệnh paraketosis : đầu tiên là sự viêm nổi mẫn đỏ hai bên hông bụng có tính chất đối xứng, sau đó lan lên gáy, lưng. Các chổ viêm khô lại tạo lớp vẩy sừng, sau đó nứt nẻ da chảy dịch vàng dễ bị nhiễm trùng, lông rụng. Heo đực thiếu kẽm làm giảm tỷ lệ thụ tinh. Hình 3.1: Lợn bị viêm da do thiếu kẽm 3. Phòng bệnh Bổ sung kẽm ở dạng muối ZnSO4 thường xuyên trong khẩu phần ăn liều 5- 10 gam trong 100kg thức ăn. 4. Điều trị bệnh Rửa sạch vết loét trên da bằng dung dịch thuốc sát trùng như: thuốc tím 0,1% hoặc nước muối 5%. Loại bỏ chất bẩn, ngoại vật, tổ chức hoại tử không có khả năng hồi phục, bôi mỡ sulfate kẽm và bột kháng sinh vào vết loét để phòng nhiễm trùng. - Tiêm các thuốc kháng sinh sau: Ampicilin 500 liều 7 – 10mg/1kg trọng lượng cơ thể, Gentamycin 4% liều 2 – 4mg/1kg trọng lượng cơ thể, Kanamycin 10% 1ml/10kg trọng lượng cơ thể vào bắp thịt cho con vật ngày 2 lần mỗi lần cách nhau 6 – 8 giờ. - Tiêm các thuốc Vitamin B1, ADE, Vitamin C. Bài 4: Phòng và trị bệnh bọc mủ (áp xe) ở lợn 1. Xác định nguyên nhân gây bệnh - Do da nhiễm bẩn lâu ngày, các ống tiết tuyến mồ hôi, tuyến nhờn dưới da bị tắc, gây tích tụ các chất bài tiết, từ đó kích thích gây viêm. - Do da bị tổn thương cơ học vi khuẩn sinh mủ xâm nhập vào vết thương hình thành bọc mủ. - Do ngoại ký sinh trùng như ghẻ, rận cắn kích thích da, con vật có cảm giác ngứa, cọ sát vào các vật cứng làm tổn thương da, vi khuẩn sinh mủ xâm nhập vào vết thương hình thành bọc mủ. - Do tiêm thuốc sai vị trí hay sai đường cấp thuốc, sử dụng một số thuốc có khả năng hoại tử như CaCl2, các thuốc điều trị bệnh ký sinh trùng đường máu, các loại thuốc dạng dầu. 2. Xác định triệu chứng bệnh Giai đoạn đầu ổ bọc mủ xuất hiện có triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau có giới hạn rõ với các mô xung quanh. Sau thời gian mủ được hình thành khi ấn tay vào bọc mủ ở giữa mềm, xung quanh cứng. Nếu dùng kim tiêm chọc dò sẽ có mủ chảy ra ở gốc kim, bọc mủ có thể tự vỡ do con vật cọ vào tường hoặc vật cứng. Ổ bọc mủ thường thấy trên da lưng, cổ, sau gáy, bụng, vú, và ở chân, kích thước bọc mủ to nhỏ khác nhau, trong chứa mủ, sau thời gian bọc mủ vỡ tạo thành vùng loét Hình 4.3: Lợn bị bọc mủ chân 3. Phòng bệnh - Phòng tổn thương da cho lợn bằng cách kiểm tra chuồng nuôi phát hiện và loại bỏ những yếu tố dễ gây tổn thương. - Phân loại lợn cùng lứa tuổi cùng tầm vóc khi phân đàn. - Phun thuốc phòng bệnh ghẻ, rận cho lợn như amitraz, phoxim, pyrethroide, fibronil mỗi tháng một lần. - Thường xuyên tắm chải cho con vật. - Vệ sinh tiêu độc chuồng trại thường xuyên một tháng một lần. 4. Điều trị bệnh - Giai đoạn đầu của bệnh dùng kháng sinh kết hợp với novocain tiêm xung quanh ổ bọc mủ. Procain penicilin liều 10.000 - 20.000 UI /kg thể trọng, IM kết hợp với novocain 3%, liều từ 3-10ml/ bọc mủ, tiêm ngày lần. - Giai đoạn sau, khi ổ bọc mủ đã chín, thực hiện mổ bọc mủ, dùng dao mổ rạch một đường thẳng vuông góc với sống lưng, tạo miệng bọc mủ sau đó nặn sạch mủ và dịch viêm. -Rửa sạch ổ bọc mủ bằng dung dịch thuốc tím 0,1% hoặc nước muối 5%, sau đó cho bột sulfamide vào ổ bọc mủ để phòng nhiễm trùng. - Nếu bọc mủ tự vỡ tạo thành vùng loét thì dùng dung dịch thuốc tím 0,1% hoặc nước muối 5% để rửa sạch các dịch tiết, sau đó cho bột sulfamide vào vết loét để phòng nhiễm trùng. - Tiêm các thuốc kháng sinh sau: Ampicilin liều 10mg/kg thể trọng, Gentamycin 2-4mg/kg thể trọng, Licomycin 10% 1ml/10kg thể trọng, IM ngày 2 lần mỗi lần cách nhau 6 – 8 giờ, liên tục trong 3-5ngày. - Tiêm các thuốc B complex C 1ml/10kg thể trọng, IM ngày lần. - Dexamethason 1ml/10kg thể trọng, IM, ngày lần, liên tục trong 3-5ngày. Bài 5: Phòng và trị bệnh sót nhau ở lợn 1. Xác định nguyên nhân gây bệnh - Do khẩu phần ăn cho lợn nái mang thai thiếu chất dinh dưỡng như: đạm, khoáng, vitamin trong thời gian dài con vật gầy yếu khi đẻ không đủ sức đẩy nhau ra ngoài. - Do đẻ khó trong trường hợp thai to, nhiều thai lợn nái rặn đẻ kiệt sức sau khi thai ra ngoài rồi không đủ sức rặn đẩy nhau ra ngoài. - Do lợn mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh nội khoa mãn tính dẫn đến nái suy nhược cơ thể. - Do rối loạn nội tiết tố sinh dục. 2. Xác định triệu chứng bệnh Một phần nhau thai hoặc toàn bộ nhau thai lưu lại trong tử cung nên quan sát thấy đường sinh dục có cuống nhau hoặc một phần nhau thai. Con vật rặn nhiều, Trạng thái không yên tĩnh, có thể không cho con bú, mép âm hộ có dịch màu hồng chảy ra. Con vật mệt mỏi, ăn uống kém. - Lợn sốt cao: 41-42OC. - Giai đoạn sau dịch viêm chảy ra nhiểu, màu nâu xẫm, tanh hôi, lẫn những mảnh nhau bị phân hủy. Hình 5.1: Lợn bị sót nhau 3. Phòng bệnh - Chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái chửa kỳ cuối đúng quy trình kỹ thuật. - Điều trị kịp thời các bệnh làm giảm trương lực cơ trơn tử cung như: tổn thương vùng chậu, bệnh đẻ khó. 4. Điều trị bệnh - Thụt rửa tử cung cho con vật bằng thuốc tím 0,1% liều 2-4 lít/con. - Tiêm Oxytoxin liều 10 – 20UI /con tiêm bắp cho lợn một lần. - Tiêm kháng sinh đề phòng nhiễm trùng tử cung và toàn thân: Ampicilin 500 liều 7 - 10mg/1kg trọng lượng cơ thể, Licomycin 10% 1ml/10kg trọng lượng cơ thể vào bắp thịt cho con vật ngày 2 lần mỗi lần cách nhau 6 - 8 giờ. - Đặt hoặc bơm kháng sinh vào tử cung đề phòng viêm tử cung: Penicillin, Ampicillin, Tetracyclin. Hình 5.2: Thụt rửa tử cung lợn Bài 6: Phòng và trị bệnh cắn con và ăn con ở lợn Cắn và ăn con là bệnh sản khoa thường gặp ở lợn nái sinh sản, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Biểu hiện của bệnh là: lợn mẹ không cho con bú cắn con sau đó ăn con gây thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi. 1. Xác định nguyên nhân gây bệnh - Do khẩu phần ăn cho lợn nái chửa thiếu chất dinh dưỡng như: đạm, khoáng, vitamin trong thời gian dài, thiếu nước trong khi sinh - Do lợn mẹ quá hung dữ. - Trạng thái thần kinh mất ổn định khi sinh (quá đau, kích thích bởi ngoại môi) - Lợn mẹ không nhận dạng được lợn con, đẻ lâu không cho lợn con bú sữa 2. Xác định triệu chứng bệnh -Lợn mẹ nằm úp xuống nền chuồng không cho con bú, khi con đến gần cắn chết con sau đó ăn con. -Thời gian đầu chỉ ăn con chết sau ăn cả con sống. Hình 6.1: Lợn cắn con 3. Phòng bệnh - Chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái chửa đúng quy trình kỹ thuật, chú ý bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng nhất là đạm, khoáng, vitamin. - Cấp nước uống đầy đủ trong khi lợn sinh. Tổ chức đỡ đẻ cho lợn, cắt răng nanh cho lợn con, không cho lợn mẹ ăn nhau thai. - Cho lợn con bú sữa đầu sớm; cho lợn mẹ nhận dạng lợn con. - Điều trị kịp thời các bệnh sản khoa như: viêm vú, viêm tử cung, sót nhau. 4. Điều trị bệnh Nguyên tắc điều trị là tìm mọi cách làm ổn định thần kinh lợn nái - Kiên nhẫn tập cho lợn mẹ nhận dạng lợn con và cho lợn con bú sữa. - Tiêm hoặc cho uống thuốc an thần cho lợn mẹ: seduxen, chlorpromazin, Diazepam. - Có thể cầm cột lợn mẹ; từ từ cho cho lợn mẹ nhận dạng lợn con và cho bú. Bài 7: Phòng và trị bệnh đẻ khó ở lợn Đẻ khó là bệnh sản khoa thường gặp ở lợn nái sinh sản. Biểu hiện của bệnh là: lợn nái xuất hiện cơn rặn đẻ bình thường hoặc rặn đẻ quá yếu, thời gian đẻ kéo dài nhưng thai không ra, sau thời gian lợn mẹ kiệt sức chỉ nằm mà không rặn đẻ. Nếu không can thiệp kịp thời sẽ gây chết lợn mẹ và con. 1. Xác định nguyên nhân gây bệnh - Do hẹp xoang chậu gặp trong trường hợp phối giống cho lợn quá sớm khi chưa thành thục về thể vóc hoặc khớp xương bán động chậu không mở. - Đẻ khó trong trường hợp thai to, tư thế chiều hướng thai bất thường. - Đẻ khó do rối loạn sự phân tiết hormone mà chủ yếu là hormone tuyến yên (oxytocin, relacxin). - Nhu động tử cung kém (nhiều thai, đẻ nhiều lứa). 2. Xác định triệu chứng bệnh Lợn mẹ tha rác, cắn ổ, xuất hiện cơn rặn đẻ mạnh về cường độ, dài về thời gian. Thời gian đẻ kéo dài nhưng thai không ra được, kiểm tra đường sinh dục thì cổ tử cung mở hoàn toàn, thai to hoặc tư thế chiều hướng thai bất thường. Lợn mẹ rặn đẻ kéo dài sau kiệt sức chỉ nằm không rặn đẻ, nếu can thiệp không kịp thời sẽ nguy hiểm cho lợn mẹ và thai. 3. Phòng bệnh Chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý lợn nái sinh sản đúng quy trình kỹ thuật. 4. Điều trị bệnh Xác định nguyên nhân đẻ khó để điều trị - Trường hợp đẻ khó do cơn rặn của lợn mẹ yếu thì kích thích tăng nhu động tử cung bằng cách tiêm dưới da oxytocin 10-20 UI/con nái/ lần, có thể lập lại sau 30 phút. - Trường hợp đẻ khó do thai quá to, tư thế và chiều hướng thai bất thường thì đưa tay có thể kết hợp dụng cụ sản khoa vào đường sinh dục của lợn để điều chỉnh về tư thế và chiều hướng tương đối bình thường rồi kéo thai ra ngoài. - Cần thiết tiến hành mổ bắt thai (mời cán bộ thú y thực hiện). Hình 7.2: Dùng thủ thuật tay để kéo thai khi sinh khó Hình 7.3: Mổ bắt thai lợn Bài 8: Phòng và trị bệnh bại liệt ở lợn nái sinh sản Bại liệt ở lợn là bệnh sản khoa thường gặp ở lợn nái sinh sản. Biểu hiện của bệnh là: con vật đi lại khó khăn thường ở hai chân sau, trường hợp nặng biểu hiện ở cả bốn chân. Lợn thích nằm, mệt mỏi, ăn uống kém ảnh hưởng tới sức sản xuất. 1. Xác định nguyên nhân gây bệnh - Do thiếu khoáng trong khẩu phần ăn cho lợn nái chửa thời gian dài mà chủ yếu là canxi, phospho hoặc tỷ lệ canxi và phospho không thích hợp. - Thiếu vitamin D - Do rối loạn nội tiết của tuyến giáp trạng. - Do tổn thương dây thần kinh vùng hông khum, hoặc bệnh của khớp xương. 2. Xác định triệu chứng bệnh Lợn mẹ đi lại khó khăn một cách đột ngột, đầu tiên xuất hiện ở hai chân sau, thời gian sau xuất hiện ở cả chân trước. Con vật ngại đi lại, thích nằm, nếu điều trị không kịp thời lợn nằm liệt, ăn uống kém, cơ thể gầy sút nhanh. 3. Phòng bệnh - Chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý lợn nái sinh sản đúng quy trình kỹ thuật, chú ý bổ sung canxi và phospho trong khẩu phần ăn. - Chuồng nuôi phải đầy đủ ánh sáng, thoáng về mùa hè, ấm về mùa đông. - Tránh tác động cơ học làm tổn thương vùng xương sống lợn. 4. Điều trị bệnh - Bổ sung canxi, phospho ở dạng hữu cơ trong khẩu phần ăn cho lợn nái. - Tiêm các thuốc có canxi cho con vật như: CaCl2, Gluconat Canxi. - Tiêm vitamin ADE. - Nếu do tổn thương (cơ, khớp, xương, móng, thần kinh) thì điều trị theo hướng tổn thương Bài 9: Phòng và trị hội chứng M.M.A (Viêm tử cung- Viêm vú-Mất sữa) ở lợn Hội chứng M.M.A là bệnh sản khoa thường gặp ở lợn nái sinh sản. Biểu hiện của bệnh là: đường sinh dục có dịch viêm chảy ra màu trắng đục, mùi hôi thối, có thể kết hợp viêm vú và kém sữa, có thể để để lại hậu quả là con vật rối loạn chu kỳ sinh dục mất khả năng sinh sản. 1.Viêm tử cung 1.1. Xác định nguyên nhân gây bệnh - Do phối giống cho lợn bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo không đảm bảo vệ sinh hoặc thô bạo làm tổn thương niêm mạc tử cung gây viêm. - Do can thiệp lợn đẻ khó gây tổn thương đường sinh dục. - Do kế phát từ bệnh : sẩy thai truyền nhiễm, parvo virus, sót nhau. 1.2. Xác định triệu chứng bệnh - Lợn mẹ sốt , mệt mỏi, đường sinh dục có dịch viêm màu trắng đục chảy ra, mùi hôi thối khó chịu, chu kỳ động dục rối loạn. - Kém sữa, đôi khi không cho con bú. Hình 9.1: Viêm mủ tử cung ở lợn 1.3. Phòng bệnh - Chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý lợn nái sinh sản đúng quy trình. - Phối giống cho lợn phải thực hiện vệ sinh, sát trùng dụng cụ và phía sau cơ thể con vật. - Thụt rửa tử cung bằng dung dịch thuốc tím 0,1% liều 2-4 lít/con/lần /ngày, liên tục 03 ngày sau khi sinh. - Tiêm kháng sinh trước và sau khi sinh từ 1-3 ngày: ampicillin, tetracyclin 1.4. Điều trị bệnh - Thụt tử cung bằng dung dịch thuốc tím 0,1% liều 2-4 lít/con, ngày 1 lần, thụt rửa liên tục trong 3-5 ngày. - Đặt hoặc bơm kháng sinh vào tử cung sau khi thụt rửa: peniciilin, ampicillin, tetracyclin - Tiêm các thuốc Licomycin liều 4000 - 6000 UI/1kg trọng lượng cơ thể vào bắp thịt cho lợn 1 lần trong ngày, tiêm liên tục trong 3-5 ngày, hoặc tiêm spiramycin, sulfamide, enrofloxacin. 2. viêm vú 2.1. Xác định nguyên nhân gây bệnh - Do tác động cơ học làm tổn thương bầu vú vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào vết thương gây viêm. - Thường gặp trong trường hợp lợn con khi đỡ đẻ không được cắt răng nanh hoặc bầu vú của lợn mẹ quét xuống nền chuồng. - Kế phát từ bệnh sản khoa: viêm tử cung 2.2. Xác định triệu chứng bệnh Lợn mẹ sốt cao, ăn uống kém, bầu vú sưng, nóng, đỏ, lượng sữa giảm hoặc mất. Lợn mẹ không cho con bú, lợn con mỏi mệt, lông xù, da thô, nằm mỗi nơi một con, nếu điều trị không kịp thời lợn con sẽ còi cọc, hoặc chết do thiếu sữa. Hình 9.2: viêm vú lợn nái 2.3. Phòng bệnh - Chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý lợn nái sinh sản đúng quy trình kỹ thuật. - Đỡ đẻ và cắt răng nanh cho lợn con. - Tránh các tác động cơ học vào bầu vú lợn mẹ bằng cách tách con hoặc hạn chế cho lợn con bú và thường xuyên kiểm tra, phát hiện bệnh điều trị kịp thời. 2.4. Điều trị bệnh - Chườm nóng vú viêm. - Tiêm Penicilin liều 500 000 UI hòa trong 3-5ml Novocain 3% tiêm vào gốc vú viêm ngày hai lần mỗi lần cách nhau 6 - 8 giờ. - Tiêm Vitamin B1 liều 5 - 7ml và Cafein liều 5 - 7ml/con vào bắp thịt cho lợn. - Tiêm kháng sinh điều trị toàn thân: ampicillin, tetramycin, sulfamide. Hình 9.3: vị trí tiêm gốc vú lợn 3. Mất sữa 3.1. Xác định nguyên nhân gây bệnh - Do các bệnh của tuyến vú như: viêm vú, tắc ống tiết và thải sữa. - Do khẩu phần ăn thiếu dinh dưỡng trong thời gian dài. - Do kế phát từ những bệnh như: viêm mủ tử cung, sót nhau, sảy thai truyền nhiễm, dịch tả, tụ huyết trùng. - Do rối loạn nội tiết tố tiết sữa. 3.2. Xác định triệu chứng bệnh Lợn mẹ giảm lượng sữa hoặc mất hoàn toàn. Con vật nằm úp bụng xuống nền chuồng hông cho con bú, lợn con lông xù, da thô gầy yếu, nằm mỗi nơi một con đi lại chậm chạp và chết dần. Hình 9.4: lợn kém sữa 3.3. Phòng bệnh - Chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý lợn nái sinh sản đúng quy trình kỹ thuật. - Điều trị các bệnh tuyến vú, và các kế phát dẫn đến kém sữa. 3.4. Điều trị bệnh - Tiêm Oxytoxin liều 5 - 7ml/con vào bắp thịt một lần trong ngày. - Tiêm Vitamin B1 5 - 7ml/con và Cafein liều 7 - 10ml/con vào bắp thịt cho lợn trong ngày, tiêm liên tục trong 7 ngày. - Tiêm bổ sung vitamin và acid amin

File đính kèm:

  • pptPHÒNG VÀ TRỊ BỆNH KHÔNG LÂY Ở LỢN.ppt