Bài giảng Ông giuốc - Đanh mặc lễ phục

Mô-li-e (1622-1673) sinh ở Pari. Cha ông là một

người buôn dạ giàu có, sau làm hầu cận nhà vua.

Ông từ chối ý định kế tục chức vị hầu cận nhà

vua và bước vào nghệ thuật sân khấu. Mô-li-e là

nhà hài kịch lớn và là người sáng lập ra hài kịch

cổ điển Pháp.

 

ppt19 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1426 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ông giuốc - Đanh mặc lễ phục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm Mô-li-e (1622-1673) sinh ở Pari. Cha ông là một người buôn dạ giàu có, sau làm hầu cận nhà vua. Ông từ chối ý định kế tục chức vị hầu cận nhà vua và bước vào nghệ thuật sân khấu. Mô-li-e là nhà hài kịch lớn và là người sáng lập ra hài kịch cổ điển Pháp. 1. Tác giả Chõn dung nhà văn Mụlie Trưởng giả học làm sang là một vở hài kịch có 5 hồi có xen những màn ca vũ nên gọi là vũ khúc hài kịch. Văn bản được học và là lớp kịch kết thúc hồi II. II. Đọc - hiểu văn bản Diễn biến của hành động kịch Lớp kịch gồm hai cảnh Cảnh trong vở trưởng giả học làm sang Những dấu hiệu nào cho thấy càng về sau kịch càng sôi động hơn? Số lượng nhân vật tham gia ở cảnh sau đông hơn cảnh trước, ngoài những lời thoại mà ông Giuôc-đanh không chỉ dành cho cả 5 tay thợ phụ, ta còn hình dung cảnh ông Giuôc-đanh cởi quần áo cũ, mặc lễ phục mới. Kịch sôi động hẳn lên còn nhờ âm nhạc và cảnh tượng đám thợ phụ vui mừng nhảy múa. Cuộc đối thoại giữa hai người xoay quanh một số sự việc như bộ lễ phục, đôi bít tất, bộ tóc giả và lông đính mũ, nhưng chủ yếu là xoay quanh bộ lễ phục. Em có suy nghĩ gì về chi tiết bông hoa may ngược? Thái độ của các nhân vật như thế nào? Đoạn này tính kịch khá cao. Bác phó may đang ở thế bị động (bị chê trách) nay lại chuyển sang thế chủ động tấn công lại bằng hai đề nghị liên tiếp để thay đổi, may hoa xuôi trở lại, và thế là ông Giuôc-đanh cứ lùi mãi, từ chối may hoa bình thường lại. Sau đó ông đánh bài lảng, chuyển sang chuyện khác, như vậy, ông đã nhường thế chủ động cho bác bác phó may. “Thợ may ăn giẻ, thợ vẽ ăn hồ”, ông Giuôc-đanh phát hiện ra bác phó may ăn bớt vải của mình. Ông chuyển sang thế chủ động, trách bác phó may. Bác phó may chống đỡ yếu ớt n hưng bác lại rất cao tay, gỡ thế bí bằng cách mời ông Giuôc-đanh thử lễ phục. Ông đã thành công vì đã đánh trúng tâm lí muốn mặc lễ phục, học đòi làm sang. Mô-li-e chuyển từ cảnh trước sang cảnh sau của kịch một cách rất tự nhiên và khéo léo. Khi ông Giuôc-đanh mặc xong bộ lễ phục là được tay thợ phụ tôn xưng là “ông lớn” ngay, khiến ông tưởng rằng hễ mặc lễ phục là nghiễm nhiên trở thành quý phái. Em có nhận xét gì về tính cách của bác phó may và tay thợ phụ? Tay thợ phụ đã làm gì để đánh vào tâm lí ông Giuôc-đanh? Khác với bác phó may “vụng chèo khéo chống”, ăn bớt vải, tay thợ phụ ranh mãnh dùng mánh khóe nịnh hót để moi tiền, điểm huyệt đúng thói học đòi làm sang của ông Giuôc-đanh. Thấy ông mắc mưu tay thợ phụ dấn thêm mấy bước, cứ tôn lên mãi, hết “ông lớn”, “cụ lớn” rồi “đức ông” Đoạn cuối, khi ông nhắc nhở đám thợ phụ “nói như thế là phải chăng”, ông đã ý thức được nguy cơ cho túi tiền của mình. Ông sợ rằng ông sẽ còn mất thêm tiền cho những câu nịnh hót của đám thợ phụ, mặc dù đó là những điều ông rất thích. Tính cách trưởng giả học đòi làm sang ở ông vẫn còn mãnh liệt lắm. Ông sẵn sàng cho hết cả tiền để được “làm sang” 3. Nhân vật hài kịch bất hủ Ông Giuôc-đanh là một trong những nhân vật hài kịch bất hủ của Mô-li-e. Em đã bị gây cười bởi những điều gì từ ông ta trong đoạn trích nhỏ này? Khán giả cười ông Giuôc-đanh ngu dốt chẳng biết gì, chỉ vì thói học đòi làm sang mà bị bác phó may và tay thợ phụ để kiếm chác. Người ta thấy ông ngớ ngẩn tưởng rằng phải mặc áo hoa ngược mới là sang trọng. Người ta cười khi thấy ông cứ moi mãi tiền ra để mua lấy mấy cái danh hão. Thật nực cười! Nhân vật ông Giuôc-đanh mặc lễ phục trên sân khấu khiến em liên tưởng đến câu chuyện nào của An-đec-xen? Nhân vật ông Giuôc-đanh mặc bộ lễ phục khiến ta liên tưởng đến truyện Bộ quần áo mới của hoàng đế (An-đec-xen). Người đọc, người xem kịch có thể cười vỡ bụng khi đọc hoặc tận mắt nhìn thấy ông bị bốn tay thợ phụ lột quần áo ra, mặc cho lễ phục lố lăng theo nhịp điệu, màu sắc dớ dẩn (không phải màu đen sang trọng) lại may ngược hoa, vậy mà vẫn vênh vang… Tổng kết Nhận xét về đoạn kịch đã được học? Nhân vật ông Giuôc-đanh đại diện cho loại người nào trong xã hội? Thái độ phê phán của nhà văn đối với những loại người này? Khung cảnh những vở kịch Mụlie Mụlie và vua Lui XIV

File đính kèm:

  • pptNgu van bai Ong GiuocDanh mac le phuc.ppt
Giáo án liên quan