Tiếng Việt cùng với lịch sử dân tộc Việt đã trải qua hàng ngàn năm tồn tại và phát triển. Tuy chữ Nôm chính thức xuất hiện từ thế kỉ XIII và vài cơ hội lịch sử dành cho tiếng Việt dưới triều nhà Hồ, nhà Tây Sơn nhưng tiếng mẹ đẻ của người Việt chưa bao giờ là quốc ngữ trong thời kì phong kiến. Suốt thời kì này, các vương triều Đại Việt do nhiều nguyên nhân lịch sử - xã hội đã dùng chữ Hán làm ngôn ngữ quốc gia trong đào tạo quan chức và quản lí hành chính. Dù vậy, chữ Nôm vẫn được dạy một cách tự phát và đã đóng một vai trò to lớn trong văn học sử Việt Nam.
8 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1548 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ôn tập tiếng việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Click to edit Master title style Click to edit Master text styles Second level Third level Fourth level Fifth level 9/5/2013 ‹#› Câu 1: Chức năng xã hội của Tiếng Việt thể hiện như thế nào qua các thời kì lịch sử? - Tiếng Việt cùng với lịch sử dân tộc Việt đã trải qua hàng ngàn năm tồn tại và phát triển. Tuy chữ Nôm chính thức xuất hiện từ thế kỉ XIII và vài cơ hội lịch sử dành cho tiếng Việt dưới triều nhà Hồ, nhà Tây Sơn nhưng tiếng mẹ đẻ của người Việt chưa bao giờ là quốc ngữ trong thời kì phong kiến. Suốt thời kì này, các vương triều Đại Việt do nhiều nguyên nhân lịch sử - xã hội đã dùng chữ Hán làm ngôn ngữ quốc gia trong đào tạo quan chức và quản lí hành chính. Dù vậy, chữ Nôm vẫn được dạy một cách tự phát và đã đóng một vai trò to lớn trong văn học sử Việt Nam. - Dưới thời Pháp thuộc, từ tháng 8 năm 1898, chính phủ thuộc địa kí nghị định buộc khoa thi hương ở trường Nam phải có bài thi tiếng Việt. Song tiết học tiếng Annamite chỉ được xem như một ngoại ngữ, giúp nhà trường thuộc Pháp đẩy lùi ảnh hưởng của Trung Hoa. Bên cạnh hệ thống giáo dục của Nhà nước thuộc địa, các phong trào truyền bá chữ Quốc ngữ đầu thế kỉ XX, cùng với nổ lực cách tân ngôn ngữ viết của trí thức yêu nước, của giới văn nghệ sĩ đã góp phần to lớn vào khả năng diễn đạt của tiếng Việt hiện đại. CHƯƠNG I - Trước CCGD 1986, tuy có dạy tiếng nhưng thiên về dạy văn hơn. Sách Ngữ pháp chủ yếu cung cấp kiến thức về hệ thống tiếng Việt và coi nhẹ rèn luyện kĩ năng.- Sau CCGD 1986, Tiếng Việt có tư cách là môn học độc lập ở cấp II.- 1990, Tiếng Việt mới là môn học chính thức ở THPT- Qua một thời gian thử nghiệm ở một số tỉnh thành, từ năm học 2002 - 2003, SGK Ngữ văn 6 bắt đầu được áp dụng trên cả nước. Đây là bộ sách Ngữ văn được biên soạn theo quan điểm tích hợp ba nội dung văn học, tiếng Việt và làm văn. Môn Ngữ văn hiện nay gồm ba phân môn: Văn học, Tiếng Việt và Làm văn. . Cách mạng tháng Tám thành công, tiếng Việt trở thành Quốc ngữ. Thế là sau hàng ngàn năm tồn tại và phát triển, lần đầu tiên tiếng Việt được dạy học và được dùng để dạy học từ lớp mẫu giáo đến giảng đường đại học của Nhà nước Việt Nam độc lập. Tuy vậy, để trở thành một phân môn của môn Ngữ văn như hiện nay, việc dạy học tiếng Việt đã trải qua một quá trình thể nghiệm và tìm kiếm lâu dài. Câu 2: So sánh nội dung Tiếng Việt ở Tiểu học với nội dung Tiếng Việt ở THCS. +) Giống nhau: Đều trang bị cho các em năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ ngày càng tốt hơn với các kĩ năng nge, nói, đọc, viết. +) Khác nhau: Nội dung Tiếng Việt ở Tiểu học Chia ra thành các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Chính tả, Tập làm văn, sách giáo khoa tổ chức rèn luyện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt cho học sinh thông qua các phân môn như: -Phân môn Tập đọc rèn cho học sinh các kĩ năng đọc, nghe và nói. -Phân môn Luyện từ và câu, cung cấp kiến thức về Tiếng Việt, rèn cả 4 kĩ năng đọc, viết, nghe, nói. -Phân môn Chính tả rèn kĩ năng viết và nghe. -Phân môn Tập viết chủ yếu rèn kĩ năng viết. -Phân môn Kể chuyện rèn kĩ năng nói và nghe. -Phân môn Tập làm văn rèn tất cả các kĩ năng nghe, nói, đọc và viết. Sách giáo khoa dạy cho học sinh nhiều kĩ năng phục vụ giao tiếp thông thường b) Nội dung Tiếng Việt ở THCS - Có phần đổi mới và nâng cao hơn so với nội dung ở Tiểu học Chia ra thành 3 phân môn: Từ ngữ, ngữ pháp và tập làm văn. +) Phần từ ngữ nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức cơ bản về hệ thống từ vựng Tiếng Việt như: cấu tạo từ, nghĩa của từ, các lớp từ xét về mặt ngữ nghĩa( đồng nghĩa, trái nghĩa, nhiều nghĩa), các biện pháp tu từ từ vựng và các lớp từ xét về mặt nguồn gốc( từ thuần việt, từ mượn) . +) Phần ngữ pháp nhằm trang bị cho học sinh hệ thống từ loại Tiếng Việt, quy tắc cấu tạo ngữ và các kiểu câu để tiến hành giao tiếp. Các em cũng bước đầu được làm quen với ngữ pháp văn bản để nắm được cách tổ chức các loại hình văn bản. +) Phần Tập làm văn cung cấp cho học sinh hiểu biết về các loại văn bản phổ thông như : miêu tả, kể chuyện, tường thuật, báo cáo, thư từ..Rèn luyện cho các em kĩ năng tạo lập văn bản. Chương II Câu 1:Lí luận dạy học tiếng là một khoa học độc lập hay là một phân ngành của ngôn ngữ học. Lí luận dạy học tiếng là một khoa học nghiên cứu ứng dụng độc lập với đối tượng nghiên cứu riêng, nhiệm vụ nghiên cứu riêng, có tiền đề lí luận và thực tiễn, có phương pháp nghiên cứu đặc thù của mình. Câu 2: Lí luận dạy tiếng nói chung và dạy học Tiếng Việt nói riêng có đối tượng nghiên cứu lấy quá trình dạy và học làm đối tượng nghiên cứu Quá trình này là một kết hợp thống nhất, hoàn hảo đến đâu tuỳ theo trình độ hiểu biết về phương pháp dạy học và năng lực tổ chức của giáo viên trên ba thành tố: nội dung dạy và học tiếng Việt, hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của học sinh Câu 3: Các thành tố của tiến trình dạy học tiếng Việt 1. Nội dung dạy và học tiếng Việt.Tuỳ theo mục đích, nhiệm vụ dạy học ở từng cấp học, lớp học, phương pháp dạy tiếng kiến nghị nội dung cần lựa chọn từ thành tựu nghiên cứu của Việt ngữ học để đưa vào sách giáo khoa. Đối với cấp phổ thông trung học, nội dung dạy và học tiếng Việt có thể bao gồm: Một số thuật ngữ ngôn ngữ học nhằm giúp học sinh có cái nhìn tổng quát về tiếng mẹ đẻ cũng như các ngoại ngữ mà các em đang học.- Tri thức tiếng Việt, bao gồm:* Tri thức về hệ thống tiếng Việt* Tri thức về hoạt động giao tiếp bằng tiếng Việt* Tri thức về các sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng tiếng Việt như lời thoại nói và viết, văn bản- Rèn luyện nhằm tiếp tục phát triển năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ cho học sinh trong giao tiếp, học tập, tư duy và biểu hiện tư duy 2.Hoạt động dạy của thầy.-Ngày trước Người thầy đóng vai trò đại diện cho nguồn tri thức, cho quan điểm tuyệt đối đúng... - Ngày nay, tình hình cung cấp thông tin thay đổi hẳn; theo đó, vai trò của người thầy cũng thay đổi. Chỉ cho người học hướng tiếp nhận nguồn thông tin phù hợp với mục đích, với nội dung dạy học; nêu quan điểm riêng của thầy như một sự khơi gợi, giúp học sinh suy nghĩ tiếp, v.v. là nhiệm vụ rất mới mẻ của người thầy hiện nay. - Tổ chức hoạt động học như thế nào? Vai trò, nhiệm vụ của thầy dạy thay đổi, hình thức tổ chức dạy học cũng phải thay đổi theo yêu cầu mới đó.- Tổ chức thực hành tiếng như thế nào? Tương tự như trên, việc tổ chức thực hành tiếng cần phải linh hoạt hơn, đa dạng hơn nhằm tạo hứng thú học tập, thúc đẩy hiệu quảt dạy học...- Tổ chức và thực hiện cách đánh giá như thế nào? Đây là vấn đề cực kì quan trọng, liên quan đến toàn bộ ngành giáo dục. 3. Hoạt động học của trò.- Vai trò mới của người học, với tư cách thụ hưởng tích cực của tiến trình dạy học?- Chuẩn bị tâm thế học tập?- Nhận thức lí thuyết từ tài liệu học tập dưới sự hướng dẫn của thầy và sự phản hồi các nghi vấn ( feedback ).- Từ thói quen vô thức đến sử dụng ngôn ngữ ý thức hoá và thói quen có tính kĩ xão.- Khả năng tự học và hoạt động ngoại khoá. III. Nhiệm vụ của Phương pháp dạy học tiếng Việt.- Đối tượng phục vụ của khoa học dạy tiếng là đội ngũ những người dạy học ngôn ngữ. Theo đó, PPDHTV có nhiệm vụ trả lời các thày cô giáo dạy tiếng Việt các câu hỏi sau:1- Dạy và học cái gì?- Đó là nội dung tiếng Việt được chọn lựa và biên soạn một cách hợp lí, có căn cứ, có mục đích rõ ràng.- Đó là căn cứ vào yêu cầu của thực tế kinh tế, văn hoá, xã hội; vào mục tiêu chung của giáo dục và đào tạo phổ thông; vào thành tựu của Việt ngữ học. Đặc biệt là nên quan tâm đến yêu cầu tính phổ thông và tính nhất quán của nội dung SGK để phù hợp với đặc điểm tâm lí và tính vừa sức của từng lứa tuổi phổ thông.- Nội dung SGK Tiếng Việt phải đáp ứng mục đích chính cuối cùng là học sinh học xong cấp phổ thông về căn bản phải đọc thông, viết thạo, đúng chuẩn chính tả, đúng ngữ pháp. * Hoạt động của trò được coi là thành tố trung tâm của tiến trình dạy học tiếng Việt vì mọi hoạt động dạy học, giáo dục đều hướng vào người học. Với tiến trình dạy học tiếng Việt, coi người học là thành tố trung tâm tức là coi trong việc rèn luyện khả năng sử dụng tốt và đúng tiếng Việt thông qua việc hình thành cho học sing kĩ năng nghe, nói, đọc, viết
File đính kèm:
- phuong phap tieng viet.pptx