Bài giảng Ôn tập ngữ văn 7

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà, 
Cỏ cây chen lá đá chen hoa. 
Lom khom dưới núi tiều vài chú, 
Lác đác bên sông rợ  mấy nhà. 
Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc, 
Thương nhà mỏi miệng cái da da. 
Dừng chân đứng lại trời non nước, 
Một mảnh tình riêng ta với ta.

 

ppt20 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1249 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ôn tập ngữ văn 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 – BUỔI 1 A. VĂN BẢN: QUA ĐÈO NGANG Bước tới đèo Ngang bóng xế tà,  Cỏ cây chen lá đá chen hoa.  Lom khom dưới núi tiều vài chú,  Lác đác bên sông rợ  mấy nhà.  Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc,  Thương nhà mỏi miệng cái da da.  Dừng chân đứng lại trời non nước,  Một mảnh tình riêng ta với ta. B.BÀI TẬP: I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1. Điền thêm các từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện những nội dung nhận xét sau đây: Tác giả của bài thơ trên là………………… …….. một nữ sĩ tài danh hiếm có của văn học trung đại Việt Nam. Bài thơ được làm theo thể thơ…………………………… Bà Huyện Thanh Quan Thất ngôn bát cú đường luật 2. Bức tranh thiên nhiên trong 2 câu thơ đầu mang vẻ đẹp như thế nào? A. lạnh lẽo, heo hút B.Rộng lớn, kỳ vĩ. C. Thơ mộng, hài hòa. D. Thân thuộc, bình dị. C 3. Nghệ thuật nổi bật trong câu 3 và câu 4 là gì ? A. Đối B. Đảo ngữ. C. Sử dụng các từ láy giàu giá trị biểu cảm D. Tất cả các ý trên. D Lom khom dưới núi tiều vài chú,  Lác đác bên sông chợ  mấy nhà.  4. Nhận định: “ Bài thơ đã sử dụng biện pháp tả cảnh ngụ tình để gửi nỗi niềm tâm sự của tác giả.” ĐÚNG SAI Bước tới đèo Ngang bóng xế tà,  Cỏ cây chen lá đá chen hoa.  Lom khom dưới núi tiều vài chú,  Lác đác bên sông rợ  mấy nhà.  Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc,  Thương nhà mỏi miệng cái da da.  Dừng chân đứng lại trời non nước,  Một mảnh tình riêng ta với ta. ĐÚNG 5. Cảm nhận của em về nỗi niềm tâm sự mà tác giả gửi gắm trong bài thơ Tâm trạng của nữ thi sĩ trước hết được gửi gắm một cách kín đáo qua bức tranh thiên nhiên Đèo Ngang lúc chiều tà với nỗi cô đơn, trống vắng, nỗi niềm hoài cổ, nhớ tiếc quá khứ. Tâm trạng ấy bộc lộ trức tiếp hơn trong hai câu kết: Dừng chân, đứng lại, trời, non, nước/ Một mảnh tình riêng, ta với ta. Một lần nữa câu thơ khắc sâu hơn sự đối lập giữa không gian vũ trụ rộng lớn, trường cửu với cái nhỏ bé, hữu hạn của kiếp người. Câu thơ cuối 7 chữ nhưng chữ nào cũng chạm vào tận cùng nỗi đơn côi, lẻ loi của con người. II. TIẾNG VIỆT 1. phân loại những từ ghép sau đây thành 2 nhóm: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ. Đèo Ngang, cỏ cây; chú tiểu; con cuốc; nước non; mảnh tình. Từ ghép đẳng lập: Nước non, cỏ cây Từ ghép chính phụ: Đèo Ngang, chú tiểu, con cuốc; mảnh tình 2. Trong các từ dưới đây từ nào không phải là từ láy A. Long khom; B. Lác đác; C. Quốc quốc. C 3. Tìm đại từ có trong bài thơ trên và phân loại đại từ ấy ? Bước tới đèo Ngang bóng xế tà,  Cỏ cây chen lá đá chen hoa.  Lom khom dưới núi tiều vài chú,  Lác đác bên sông rợ  mấy nhà.  Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc,  Thương nhà mỏi miệng cái da da.  Dừng chân đứng lại trời non nước,  Một mảnh tình riêng ta với ta . ta ta “Ta” là đại từ xưng hô 4. Chọn từ đúng để điều vào chỗ trống trong câu: a, Anh ta là người có tính cách…………. vì hễ có ai làm chuyện gì không vừa ý, anh ta lại để trong bụng và tìm cơ hội bắt lỗi họ. A. Nhỏ nhắn. B. Nhỏ nhen C. Nhỏ nhẹ D. Nhỏi nhoi. B BÀI TẬP 4 PHẦN b b, Ráng chiều buông xuống như nhuộm khắp không gian một nỗi buồn…………… A. Man mát B. Lan man C. Man mác. D. Mê man. C 5. Với mỗi từ sau đây, hãy thêm tiếng để tạo thành từ ghép và từ láy 6. Tìm từ Hán – Việt phù hợ để thay thế cho những từ được in đậm trong những câu sau và giải thích tại sao lại sử dụng từ Hán – Việt trong những trường hợp đó a, Thông tin từ Hoàng gia Anh cho biết: hoảng tử Uy-ly-am sẽ lấy vợ vào mùa xuân năm tới. b, Mị Châu, con gái của vua An Dương Vương , là một cô gái mày ngài mắt phượng, sắc đẹp tuyệt trần. c, Ngày 10/12/2010, bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ đã từ trần, hưởng thọ 107 tuổi. Linh cữu của mẹ được đưa về chôn tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Điện Bàn Kết hôn Thiếu nữ An táng mai táng Từ đồng nghĩa là gì? Có mấy loại từ đồng nghĩa Từ đồng nghĩa là những từ có ý nghĩa giống nhau. Có 2 loại từ đồng nghĩa: Từ đồng nghĩa hoàn toàn: có thể thay thế cho nhau được, không có sắc thái biểu cảm. Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: là những từ có nghĩa giống nhau nhưng khác nhau về sắc thái biểu cảm. VD: bài tập 6 Tập làm văn: “ Hãy đóng vai “ chú Hà Nội” để kể câu chuyện về cú bé Lượm trong bài thơ Lượm của Tố Hữu. Lưu ý: 1. Về nội dung: người viết cần nắm vững được bố cục, chủ đề của bài thơ và tình cảm, hành động của các nhân vật được kể. Tưởng tượng mình là nhân vật trong câu chuyện và kể kại theo một trình tự hợp lý. Trong bài viết cần vận dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm, kết hợp tả người với tả cảnh và tả tâm trạng để câu chuyện được kể trở nên sinh động, chân thực và có ý nghĩa. Hãy tả lại cảnh bình minh trên biển

File đính kèm:

  • pptON HE LOP 7 LEN LOP 8.ppt
Giáo án liên quan