Bài giảng Ôn tập làm văn

Có bạn đưa ra dàn ý cho đề văn như sau

 

Mở bài:

Đánh giá câu tục ngữ hoàn toàn đúng, ai cũng làm theo

Thân bài:

-Giới thiệu và nêu tư tưởng chung của câu tục ngữ

-Khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc

-Giải thích câu tục ngữ, ý nghĩa của câu tục ngữ đối với ngày hôm nay

Kết bài: Cảm nghĩ của em về câu tục ngữ

 

Em có đồng ý với dàn bài của bạn không? Vì sao? Nếu không em hãy cùng cả nhóm lập dàn ý cho đề văn trên.

 

 

ppt5 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1377 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ôn tập làm văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Có bạn đưa ra dàn ý cho đề văn như sau Mở bài: Đánh giá câu tục ngữ hoàn toàn đúng, ai cũng làm theo Thân bài: -Giới thiệu và nêu tư tưởng chung của câu tục ngữ -Khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc -Giải thích câu tục ngữ, ý nghĩa của câu tục ngữ đối với ngày hôm nay Kết bài: Cảm nghĩ của em về câu tục ngữ Em có đồng ý với dàn bài của bạn không? Vì sao? Nếu không em hãy cùng cả nhóm lập dàn ý cho đề văn trên. Dàn ý đại cương Mở bài: -Giới thiệu và nêu tư tưởng chung của câu tục ngữ” uống nước nhớ nguồn” là thể hiện lòng biết ơn. Thân bài: -Giải thích nội dung câu tục ngữ (nghĩa đen, nghĩa bóng) -Đánh giá nội dung câu tục ngữ Kết bài: -Khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc -ý nghĩa của câu tục ngữ đối với ngày hôm nay Dàn ý bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng,đạo lí Mở bài: -Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn. Thân bài: -Giải thích , chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng, đạo lí -Nhận định,đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung. Kết bài: Kết luận ,tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động Mở bài: Đi từ chung đến riêng: Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có nhiều câu tục ngữ sâu sắc thể hiện truyền thống đạo lí của người Việt. Một trong những câu tục ngữ đó là câu “ uống nước nhớ nguồn” Câu tục ngữ này nói nên lòng biết ơn đối với những ai đã làm lên thành quả lao động cho con người hưởng thụ . Đi từ thực tế đến đạo lí: Đất nước Việt Nam có nhiều đền ,chùa và lễ hội . Một trong những đối tượng thờ cúng, suy tôn đó là các anh hùng, các vị tổ tiên có công với dân, với làng, với nước. Truyền thống đó được phản ánh vào một câu tục ngữ rất hay và cô đọng : “ uống nước nhớ nguồn” Thân bài: *Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng Uống nước : Hưởng thụ thành quả vật chất ,tinh thần Nguồn: nguồn gốc, cọi nguồn của tất cả những thành quả bao gồm con người, lịch sử , truyền thống Nhớ nguồn:Thành quả không tự nhiên mà có , nên người được hưởng thụ phải hiểu biết, tri ân, giữ gìn và phát huy *Nhận định đánh giá: Câu tục ngữ nêu nên đạo lí làm người Câu tục ngữ khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc Câu tục ngữ khẳng định một nguyên tắc đối nhân xử thế. -Câu tục ngữ nhắc nhở trách nhiệm của mọi người đối với dân tộc Kết bài: Đi từ nhận thức tới hành động: Câu tục ngữ đã nhắc nhở mọi người ghi nhớ đạo lí của dân tộc,đạo lí của người hưởng thụ. Hãy sống và làm việc theo truyền thống tốt đẹp đó. Kết bài có tính chất tổng kết: Câu tục ngữ ngắn gọnmà hàm ý sâu xa, nói về nghĩa vụ của những ai đang hưởng thụ các thành quả. Ghi nhớ + Muốn làm tốt bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, ngoài các yêu cầu chung đối với một bài văn, cần chú ý vận dụng các phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích tổng hợp. + Dàn bài chung: Mở bài: Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn. Thân bài: -Giải thích,chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng, đạo lí -Nhận định,đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung. Kết bài: Kết luận ,tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động + Bài làm cần lựa chọn góc độ rêng để giải thích, đánh giá và đưa ra được ý kiến của người viết. Bài tập nhanh: Điền vào chỗ trống những nội dung thích hợp để có hoàn chỉnh các bước làm một bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng,đạo lí Bước1:…………………………………. Bước2:…………………………………. Bước3:…………………………………. Bước4:…………………………………. Bài tập nhanh: Điền vào chỗ trống những nội dung thích hợp để có hoàn chỉnh các bước làm một bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng,đạo lí Bước1: Tìm hiểu đề, tìm ý Bước2: Lập dàn ý Bước3: Dựng đoạn, viết bài Bước4: Đọc lại bài viết và sửa chữa Bài tập 1 SGK –T 55 Tìm hiểu đề, tìm ý: Kiểu bài: nghị luận về một vấn đề tư tưởng,đạo lí Nội dung: Cách hiểu, đánh giá của cá nhân về đạo lí, tư tưởng tự học,từ đó rút ra bài học Tìm ý: Học là gì? Tinh thần tự học là gì? Tại sao phải tự học? Tự học như thế nào? ý nghĩa của việc tự học 2. Dàn bài: Mở bài: Giới thiêu đạo lí, tư tưởng tự học. Thân bài: + Giải thích: Học là hoạt động thu nhận kiến thức và hình thành kĩ năng… Mọi sự học luôn luôn là tự học + Đánh giá: Ai học thì người đó có kiến thức. Không có chuyện ai học hộ ai…Tự học là phải vượt qua mọi khó khăn, trở ngại, để tự học có hiệu quả.Tự học có hiệu quả thì phải có phương pháp phù hợp,luôn khiêm tốn học hỏi bạn bè và mọi người… Kết bài:Cần nêu cao tinh thần tự học, ý nghĩa của việc tự học với bản thân Bài tập 2: Sắp xếp lại thứ tự các ý sau để có phần thân bài cho đề văn sau: Ca dao có câu Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn Theo em, câu ca dao trên có ý nghĩa như thế nào? 1. Giải thích ý nghĩa câu ca dao 2. câu ca dao gửi một lời khuyên đến con người về lòng yêu thương đùm bọc… 3.làm gì để thực hiên lời khuyên đó 4.khẳng định lời khuyên đó đúng với mọi thời đại, mọi dân tộc Ví dụ minh hoạ 5. Bầu bí là loại cây khác nhau về hình dáng, màu sắc... nhưng lại cùng là loại thân mềm .. 6. với quê hương, đất nước. 7. trong gia đình ,quan hệ xóm làng, bạn bè 8. Tuy khác giống nhưng lại chung điều kiện sống, chung số phận Bài 2. Ca dao có câu Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn Theo em, câu ca dao trên có ý nghĩa như thế nào? 1. Giải thích ý nghĩa câu ca dao 5. Bầu bí là loại cây khác nhau về hình dáng, màu sắc... nhưng lại cùng là loại thân mềm .. 8. Tuy khác giống nhưng lại chung điều kiện sống, chung số phận. 2. câu ca dao gứi một lời khuyên đến con người về lòng yêu thương đùm bọc… 4. khẳng định lời khuyên đó đúng với mọi thời đại, mọi dân tộc Ví dụ minh hoạ 3.Cần làm gì để thực hiên lời khuyên đó 7. trong gia đình , quan hệ xóm làng, bạn bè 6.với quê hương, đất nước. Bài tập củng cố: Bài 1. Trong các đề bài sau, đề nào không thuộc bài nghị luận một vấn đề tưởng, đạo lí Bàn về đạo lí Uống nước nhớ nguồn Lòng biết ơn thầy cô giáo. Bàn về tranh giành và nhường nhịn. Bài 2. ý nào sau đây không phù hợp với đề bài “ bàn về câu nói Có chí thì nên” Chí là chí hướng, quyết tâm, sức mạnh tinh thần của con người. Người có chí hướnglà người biết vươn lên trong mọi hoàn cảnh. Người có chí là người luôn gặp may mắn trong cuộc sống Bài tập củng cố: Bài 1. Trong các đề bài sau, đề nào không thuộc bài nghị luận một vấn đề tưởng, đạo lí A. Bàn về đạo lí Uống nước nhớ nguồn B. Lòng biết ơn thầy cô giáo. C. Bàn về tranh giành và nhường nhịn. Bài 2. ý nào sau đây không phù hợp với đề bài “ bàn về câu nói Có chí thì nên” A. Chí là chí hướng, quyết tâm, sức mạnh tinh thần của con người. B. Người có chí là người luôn gặp may mắn trong cuộc sống C. Người có chí hướnglà người biết vươn lên trong mọi hoàn cảnh.

File đính kèm:

  • pptvan 9(17).ppt
Giáo án liên quan