. Đọc – hiểu chú thích
1. Tìm hiểu vài nét sơ lược về tác giả, tác phẩm
a. Tác giả
Nguyễn Trãi (1380 – 1442)
Nhà văn, nhà thơ lớn.
- Người có vài trò lớn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Người là anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.
21 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1314 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Ngữ văn tiết 97: Văn bản- Nước đại Việt ta, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Tác giả của văn bản Hịch tướng sĩ là ai? 2. Văn bản Hịch tướng sĩ được ra đời vào thời gian nào? A. Nguyễn Trãi B. Lí Công Uẩn C. Trần Quốc Tuấn D. Tố Hữu A. Tháng 9 - 1258 D. Tháng 9 - 1284 B. Tháng 9 - 1285 C. Tháng 9 - 1288 3. Đọc thuộc lòng một vài câu văn trong văn bản Hịch tướng sĩ mà em yêu thích? Nói rõ lí do yêu thích? Kể một vài tác phẩm của Nguyễn Trãi mà em đã được học và đọc? 1. Tìm hiểu vài nét sơ lược về tác giả, tác phẩm a. Tác giả Em còn nhớ những điều gì về thân thế, sự nghiệp Nguyễn Trãi. Hãy nói rõ những hiểu biết cơ bản về ông ? Nguyễn Trãi (1380 – 1442) Nhà văn, nhà thơ lớn. - Người có vài trò lớn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. - Người là anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Hãy nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Bình Ngô đại cáo? Ra đời năm 1428 (sau chiến thắng quân xâm lược nhà Minh). 1. Tìm hiểu vài nét sơ lược về tác giả, tác phẩm a. Tác giả b. Tác phẩm 1. Tìm hiểu vài nét sơ lược về tác giả, tác phẩm 2. Đọc văn bản Với văn bản này, theo em chúng ta nên đọc với giọng điệu như thế nào cho phù hợp ? Đọc với giọng điệu trang trọng, hùng hồn, tự hào. Chú ý tính chất câu văn biền ngẫu cân xứng, nhịp nhàng. 1. Tìm hiểu vài nét sơ lược về tác giả, tác phẩm 2. Đọc văn bản 3. Giải nghĩa từ khó 1. Tìm hiểu cấu trúc văn bản Bình Ngô đại cáo có nghĩa là gì? - Tố cáo tội ác xấu xa, nhan hiểm của nhà Minh. - Tuyên cáo với nhân dân cả nước cuộc kháng chiến chống quân Minh 10 năm nhiều gian truân và đầy chiến công hiểm hách đã thắng lợi đem lại hoà bình và độc lập cho đất nước. Vì sao giặc Minh gọi là Bình Ngô? Ông tổ của nhà Minh là Chu Nguyên Chương, ông đã khởi nghiệp ở đất Ngô, tự xưng Ngô vương. Như vậy Ngô chính là quê cha, đất tổ của người khai sáng ra nhà Minh. Văn bản này được viết theo thể loại nào? + Thể loại: Cáo Em hiểu Cáo là một thể loại như thế nào? 1. Tìm hiểu cấu trúc văn bản - Nghị luận cổ, có tính hùng biện, lối văn biền ngẫu. - Vua chúa hay thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp. - Lời lẽ đanh thép, lí luận sắc bén, kết cấu mạch lạc. Bố cục của bài Bình Ngô đại cáo như bố cục của một bài cáo nói chung, đều có 4 phần: - Phần đầu nêu luận đề về chính nghĩa; - Phần hai lập bản cáo trạng tội ác giặc Minh; - Phần ba phản ánh quá trình cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ những ngày đầu gian khổ đến khi tổng phản công thắng lợi; - Phần cuối là lời tuyên bố kết thúc, khẳng định nền độc lập vững chắc, nêu lên bài học lịch sử. Vị trí của đoạn trích Nước Đại Việt ta? - Vị trí đoạn trích: Phần đầu. 1. Tìm hiểu cấu trúc văn bản Đoạn trích Nước Đại Vịêt ta có thể chia làm mấy phần? Nội dung của mỗi phần? + Bố cục đoạn trích: 3 phần - Hai câu đầu: Nguyên lí nhân nghĩa. - Tám câu tiếp: Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt. - Sáu câu còn lại: Sức mạnh của nguyên lí nhân nghĩa, của chân lí dân tộc. 1. Tìm hiểu cấu trúc văn bản 2. Tìm hiểu chi tiết văn bản a. Nguyên lí nhân nghĩa Hãy giải thích nghĩa của từ Nhân nghĩa? Nhân nghĩa: - Đạo lí, cách cư xử, cách ứng xử và tình thương giữa con người với nhau. Vậy theo em, nhân nghĩa ở đây có những nội dung nào ? - Có hai nội dung: yên dân và điếu phạt Nếu hiểu theo yên dân là giữ cuộc sống yên ổn cho nhân dân, điếu phạt là thương dân trừ bạo.Vậy ở đây dân là ai? Kẻ bạo ngược là ai? - Dân là nước Đại Việt. - Kẻ bạo ngược là quân xâm lược nhà Minh. 2. Tìm hiểu chi tiết văn bản a. Nguyên lí nhân nghĩa ở đây hành động điếu phạt có liên quan đến yên dân như thế nào ? - Trừ giặc Minh bạo ngược để giữ yên cuộc sống cho nhân dân. Như thế các hành động yên dân và điếu phạt đều liên quan đến dân. Từ đó, có thể hiểu nội dung tư tưởng nhân nghĩa được nêu trong bài Bình Ngô đại cáo như thế nào? Nhân nghĩa có nghĩa là lo cho dân, vì dân. So với tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo, em thấy trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi có nội dung nào kế thừa, nội dung nào mới? - Nội dung kế thừa: trong quan hệ giữa người với người. - Nội dung mới: gắn với yêu nước chống ngoại xâm và cả trong mối quan hệ giữa dân tộc với dân tộc. + Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là yên dân và trừ bạo. Muốn yên dân thì phải trừ bạo. Ngược lại, trừ bạo, đánh đuổi giặc Minh xâm lược, bảo vệ độc lập dân tộc là để cho dân được yên. Đó là lập trường chính nghĩa và cũng là mục đích của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. + Mối quan hệ khăng khít ấy là một nguyên lí, một nguyên lí đúng với mọi thời đại – nguyên lí nhân nghĩa. Hai câu đầu nêu nguyên lí nhân nghĩa. Vậy lí lẽ ấy của tác giả xuất phát từ đâu? - Văn chính luận của Nguyễn Trãi là có sự kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn. 2. Tìm hiểu chi tiết văn bản a. Nguyên lí nhân nghĩa b. Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc ở đây tác giả đã đưa ra những yếu tố nào để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc? + Văn hiến - Lãnh thổ - Phong tục - Lịch sử - Chủ quyền - Chân lí. Vì sao tác giả lại căn cứ vào những yếu tố này để khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc? - Vì đó là những yếu tố cơ bản, không thể thiếu để thiết lập một nền độc lập, chủ quyền của một quốc gia. - Quan niệm về Tổ quốc, sự thể hiện ý thức dân tộc của Nguyễn Trãi. Nhiều ý kiến cho rằng: ý thức dân tộc ở đoạn trích Nước Đại Việt ta là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở Sông núi nước Nam. Em có đồng ý như vậy không? Vì sao? + Sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc của Nước Đại Việt ta so với Sông núi nước Nam là: phát triển toàn diện và sâu sắc hơn -> quan niệm hoàn chỉnh của Nguyễn Trãi về quốc gia, dân tộc. Văn hiến có nghĩa là gì ? Tại sao Nguyễn Trãi lại đưa văn hiến lên vị trí hàng đầu so với các yếu tố khác? Văn hiến: là truyền thống lâu đời và tốt đẹp. + Vì văn hiến là yếu tố cơ bản nhất, là hạt nhân để xác định tư cách tồn tại độc lập của một dân tộc. 2. Tìm hiểu chi tiết văn bản a. Nguyên lí nhân nghĩa b. Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc + Đưa yếu tố văn hiến lên hàng đầu và việc nhấn mạnh thêm nền văn hiến nước ta ở sự có mặt luôn của những người tài giỏi: “Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, Song hào kiệt đời nào cũng có.’’, cũng là một cách đập thẳng vào luận điệu coi thường dân ta, gọi dân ta là man dị, mọi rợ của bọn phong kiến phương Bắc. + Ngày nay, hội nhập là xu thế phát triển chung của mọi thời đại nhưng chúng ta vẫn phải giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Có thể nói, tư tưởng của Nguyễn Trãi dường như đi trước của thời đại. 2. Tìm hiểu chi tiết văn bản a. Nguyên lí nhân nghĩa b. Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc - Đọc thầm lại đoạn hai và nhận xét về cách viết của Nguyễn Trãi trong đoạn này, đồng thời nêu tác dụng của cách viết ấy? + Sử dụng những từ ngữ thể hiện tính chất hiển nhiên, vốn có lâu đời: “ từ trước’’, “ đã lâu’’, “vốn xưng’’, “đã chia’’, “cũng khác’’. + Liệt kê, so sánh đối lập: so sánh ta với Trung Quốc, đặt các triều đại ta ngang hàng với các triều đại Trung Quốc về: trình độ chính trị, tổ chức chế độ, quản lí quốc gia. + Các câu văn biền ngẫu dài, ngắn khác nhau. Tác dụng: - Tăng tính thuyết phục. - Tạo sự uyển chuyển nhịp nhàng cho lời văn. - Khẳng định tư cách độc lập của nước ta. Những cách viết ấy đã tạo nên một giọng văn như thế nào? Giọng văn ấy góp phần thể hịên điều gì ? Giọng văn hào sảng => thể hiện một cách sâu sắc niềm tự hào dân tộc. 2. Tìm hiểu chi tiết văn bản a. Nguyên lí nhân nghĩa b. Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc c. Sức mạnh của nhân nghĩa, của độc lập dân tộc Để chứng minh sức mạnh của nhân nghĩa, của độc lập dân tộc, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào ? Dẫn chứng: - Lưu Cung – Triệu Tiết – Toa Đô - Ô Mã - Hàm Tử => Đó là những dẫn chứng tiêu biểu về sự thất bại thảm hại của giặc và chiến thắng oanh liệt của ta. Nhận xét về cách trình bày các dẫn chứng? Tác dụng của chúng? + Dẫn chứng được trình bày theo trình tự thời gian một cách linh hoạt. + Làm nổi bật các chiến công của ta và thất bại của địch. + Tự hào về truyền thống đấu tranh vẻ vang của dân tộc ta. Cách chuyển đoạn văn bằng từ ngữ chuyển tiếp “vậy nên’’ cho ta thấy giữa phần trên và phần dưới có mối quan hệ ý nghĩa như thế nào? + Mối quan hệ ý nghĩa giữa phần ba và hai phần trên có mối quan hệ nhân quả. Qua sự chuyển đoạn ấy, em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả? => Cách lập luận chặt chẽ. 1. Tìm hiểu cấu trúc văn bản 2. Tìm hiểu chi tiết văn bản Bình Ngô đại cáo được coi như là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai trong lịch sử dân tộc ta. Có thể nói nội dung cốt lõi, tinh thần và cả lời văn của văn bản tuyên ngôn đó được gói gọn trong đoạn trích Nước đại Việt ta. Vì sao có thể nói như vậy? + Nội dung: Giống như một bản tuyên ngôn. + Nghệ thuật: Lời lẽ, giọng điệu, cách lập luận giống như một bản tuyên ngôn. Hãy hoàn thành sơ đồ khái quát trình tự lập luận của đoạn trích Nước Đại Việt ta? (1) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (2) Hãy nối khái niệm ở cột bên phải tương ứng với nội dung ở cột bên trái? - Đọc thuộc lòng đoạn trích Nước Đaị Việt ta. - Phát biểu cảm nhận của em về đoạn trích trên - Soạn bài: Hành động nói. Người thiết kế: Hồ thị kim hoa Giáo viên trường THCS Bình Thịnh
File đính kèm:
- Bai 24 Binh Ngo dai cao.ppt