Bài giảng ngữ văn - Tiết 44: Văn bản: Đồng chí (tiếp theo )

/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:

 - Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ.

 1. Kiến thức:

 - Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta.

 - Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm và cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng.

 

docx6 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 1189 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng ngữ văn - Tiết 44: Văn bản: Đồng chí (tiếp theo ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 44 Văn bản: ĐỒNG CHÍ (tiếp theo ) ( Chính Hữu) Ngày soạn: 20/3/2013 Ngày giảng A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ. 1. Kiến thức: - Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta. - Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm và cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện năng lực cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm thơ giàu cảm hứng hiện thực mà không thiếu sức bay bổng. 3. Thái độ: Cảm nhận được giá trị của tình đồng chí cao đẹp trong bài thơ. B/ Chuẩn bị: - Giáo viên: Bảng phụ và tài liệu liên quan. - Học sinh: Đọc bài mới, trả lời câu hỏi SGK. C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học: 1.Ổn định tổ chức:( 1 phút) – 2. Bài cũ: - Đọc đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn”. Nêu giá trị của đoạn trích? H: Phân tích hình ảnh ông Ngư trong đoạn trích? 3. Bài mới Nội dung bài học Hoạt động của thầy HĐ của trò Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS. Phương pháp: Thuyết trình. Thời gian: 2 phút. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản. Mục tiêu: HS nắm được tình đồng đội, tình đồng chí.. Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, phân tích, cắt nghĩa, trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu Thời gian: 18 phút. 2. Biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí: - Cảm thông sâu xa tâm tư, nỗi lòng của nhau “Ruộng nương ... ra lính”. - Cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính “Sốt run ... mồ hôi” (thiếu thốn nhưng vẫn lạc quan). - Những câu thơ sóng đôi, đối ứng nhau “Anh với tôi ... chân không giày”. - “Thương nhau ... bàn tay”: Tình cảm gắn bó sâu nặng giữa những người lính và gián tiếp thể hiện sức mạnh của tình cảm ấy. 3. Vẻ đẹp của tình đồng đội, đồng chí: - Ba hình ảnh gắn kết nhau: người lính, khẩu súng, vầng trăng. - “Đầu súng trăng treo” mang ý nghĩa biểu tượng, được gợi ra bởi những liên tưởng phong phú. Có thể xem là biểu tượng cho thơ ca kháng chiến (kết hợp chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn. - Hình ảnh người lính: xuất thân từ nông dân. Họ trải qua gian lao tột cùng nhưng vẫn sáng lên nụ cười. (tả thật, không tô vẽ, không cường điệu; có sức gợi cảm cao). - Cho HS đọc đoạn 2. Nêu nội dung đoạn 2? H: Tìm những chi tiết, hình ảnh biểu hiện tình đồng chí, đồng đội làm nên sức mạnh tinh thần của những người lính cách mạng. Phân tích ý nghĩa, giá trị của những chi tiết, hình ảnh ấy. H: Nhận xét về đặc điểm trong cấu trúc các câu thơ và hình ảnh trong đoạn 2? H: Phân tích hình ảnh “Thương nhau ... tay”? - Gọi HS đọc đoạn 3. Nêu nội dung đoạn này? H: Em có suy nghĩ gì về người lính và cuộc chiến đấu của họ? - Sức mạnh của tình đồng đội giúp họ vượt lên khắc nghiệt của thời tiết, sưởi ấm lòng họ. H: Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” gợi cho em cảm nghĩ gì? - Ngoài hình ảnh, 4 chữ này còn có nhịp điệu như nhịp lắc của một cái gì lơ lửng, chông chênh trong sự bát ngát ... chứ không phải buộc chặt. Vầng trăng ở bầu trời cao xuống thấp dần, có lúc treo lơ lửng trên đầu mũi súng; vầng trăng như 1 người bạn H: Qua bài thơ, em có cảm nhận gì về hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ thời kháng chiến chống Pháp? - Hình ảnh người lính: xuất thân từ nông dân, sẵn sàng bỏ lại những gì quí giá nhất để ra đi vì nghĩa lớn, có dáng dấp “trượng phu” nhưng vẫn nặng lòng với làng quê. Họ trải qua gian lao tột cùng nhưng vẫn sáng lên nụ cười (tả thật, không tô vẽ, không cường điệu; có sức gợi cảm cao). H: Vì sao tác giả đặt tên cho bài thơ là “Đồng chí” (thảo luận). HS trả lời -HS trả lời -HS trả lời -HS đọc và trả lời -HS trả lời -HS trả lời HStrả lời HS thảo luận. Hoạt động 3: Tổng kết Mục tiêu: khái quát được giá trị về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Phương pháp: Khái quát hóa. Thời gian: 5 phút. III/ Tổng kết. 1. Nghệ thuật: - Sử dụng ngôn ngữ bình dị, thấm đượn chất dân gian, thể hiện tình cảm chân tình. - Bút pháp tả thực kết hợp với lãng mạng 1 cách hài hào, tạo nên hình ảnh thơ đẹp mang ý nghĩa biểu tượng. 2. Nội dung: - Cơ sở tạo nên tình đồng chí cao đẹp. + Cùng chung cảnh ngộ. + Cùng chung lí tưởng. - Những biểu hiện của mối tình đồng chí trong chiến đấu. + Chung 1 nỗi nhớ về quê hương. + Sát cánh bên nhau bất chất những gian khổ, thiếu thốn. * Ghi nhớ ( SGK/131) GV Tổng kết: Cảm nhận về giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ. H: Giá trị nghệ thuật của bài? H: Tư tưởng chủ đạo của bài thơ? H: Ý nghĩa của văn bản? - Bài thơ ca ngợi tình đồng chí cao đẹp giữa những người chiến sĩ trong thời kì đầu chống thực dân pháp gian khổ. - 2 HS đọc ghi nhớ ( SGK/ 131) HS trả lời -HS trả lời HStrả lời HS đọc Hoạt động 4: Liên hệ thực tế, thực hành luyện tập. Mục tiêu: HS vận dụng được những kiến thức vào thực tiễn. Phương pháp: So sánh, đối chiếu. Thời gian: 5 phút. IV/Luyện tập: - GV trích đọc bài viết của tác giả. Luyện tập: - Đọc thuộc lòng bài thơ. - GV trích đọc bài viết của tác giả. - Hướng dẫn về nhà làm bài tập 2: Viết 1 đoạn trình bày cảm nhận của em về đoạn cuối bài thơ “ Đồng chí” ( “ Đêm naytrăng treo”). - HS đọc - HS viết Hoạt động 5: Củng cố và hướng dẫn HS học bài ở nhà. Thời gian: 2 phút. Nhận xét về nghệ thuật bài thơ? - Về nhà học thuộc long bài thơ. - Trình bày cảm nhận về một chi tiết nghệ thuật tâm đắc nhất. - Chuẩn bị bài mới: Tiết 45,46 “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. D/ Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docxTiết 44 ĐỒNG CHÍ T2.docx
Giáo án liên quan