a.Văn bản 1:
BIÊN BẢN SINH HOẠT CHI ĐỘI.
Tuần: 6
b. Văn bản 2:
BIÊN BẢN TRẢ LẠI
GIẤY TỜ, TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
CHO CHỦ SỞ HỮU, NGƯỜI QUẢN LÍ HOẶC NGƯỜI SỬ DỤNG HỢP PHÁP.
18 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1165 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn: Tiết 145- Văn bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người thực hiện: Lê Thị Hồng Xuân Bài cũ: Trong chương trình học kì 2 em đã được học những thể loại văn nghị luận nào? Có mấy bước làm một bài văn nghị luận? Nêu rõ các bước đó? I.Đặc điểm của biờn bản : 1.Ví dụ: a.Văn bản 1: Biên bản sinh hoạt chi đội. Tuần: 6 b. Văn bản 2: Biên bản trả lại Giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho chủ sở hữu, người quản lí hoặc người sử dụng hợp pháp. Viết biên bản để làm gì? Viết biên bản chủ yếu được dùng làm chứng cứ minh chứng các sự kiện thực tế làm cơ sở cho các nhận định, kết luận và các quyết định xử lý. Mục đích mỗi biên bản trên ghi lại những việc gì? 2. Nhận xét: Biên bản cần phải đạt được những yêu cầu gì về nội dung và hình thức? . Em hãy kể tên một số biên bản thường gặp trong thực thế? => Có hai loại biên bản thường gặp: - Biên bản hội nghị. - Biên bản sự vụ. Theo em có bao nhiêu loại biên bản thường gặp? Dựa vào một số loại biên bản thường gặp trên, theo em biên bản nào là biên bản hội nghị, biên bản nào là biên bản sự vụ? *Chú ý: -Biên bản phải viết đúng mẫu quy định. -Khi trình bày biên bản không trang trí các hoạ tiết, tranh ảnh minh hoạ ngoài nội dung của biên bản. -Khi viết biên bản phải dùng từ ngữ theo nghĩa tường minh, không sử dụng từ nhiều nghĩa, từ có nghĩa mập mờ, từ tối nghĩa. Em hãy cho biết điểm giống và khác của biên bản hội nghị và biên bản sự vụ? Giống: Cách trình bày các mục và một số mục cơ bản. - Khác: Về nội dung cụ thể . *Biên bản hội nghị gồm: Biên bản đại hội, hội nghị, các cuộc sinh hoạt lớp… *Biên bản sự vụ gồm: Biên bản ghi nhận các sự kiện pháp lí, đã và đang xảy ra làm căn cứ quyết định xử lí. -Biên bản bàn giao, tiếp nhận công tác. -Biên bản ghi nhận giao dịch, bổ sung hoặc thanh lí hợp đồng. -Biên bản xác nhận chủ thể không thực hiện một nghĩa vụ pháp lí bắt buộc II- Cách viết biên bản: 1.Ví dụ: ( văn bản 1, văn bản 2 –phần I/sgk-123,124) 2.Nhận xét: Phần mở đầu của biên bản gồm những mục gì? Tên của biên bản được viết như thế nào? Phần nội dung biên bản gồm những mục gì? Em hãy nhận xét cách ghi những nội dung này trong biên bản? Phần kết thúc biên bản có những mục nào? Mục ký tên dưới biên bản nói lên điều gì? 1.Các mục không thể thiếu trong biên bản: - Quốc hiệu, tiêu ngữ đối với biên bản hành chính, sự vụ. - Tên biên bản . - Thời gian, địa điểm, người tham dự. - Diễn biến và kết quả sự việc. - Họ tên và chữ ký của những người có liên quan. 2.Cách trình bày biên bản: -Quốc hiệu: Viết giữa dòng, cân đối trên trang giấy với 2 bên lề. -Tiêu ngữ "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc": Mỗi từ cách nhau dấu gạch ngang và viết hoa chữ cái đầu. -Tên biên bản : Viết in hoa và cách quốc hiệu, tiêu ngữ từ 1 – 2 dòng, cân đối. -Các mục trên trong biên bản: trình bày khoa học, các tiêu mục cần thẳng hàng. -Các kết quả : Trình bày bằng số liệu chính xác, khách quan. -Họ tên, chữ kí: + Kí. + Ghi rõ họ và tên ở dưới cân đối về hai phía. Chú ý Qua việc tìm hiểu cách viết biên bản trên em rút ra được điều gì cần ghi nhớ? III. Luyện tập: 1. Bài 1: Lựa chọn những tình huống cần viết biên bản: -Những tình huống cần viết biên bản là: a, c, d. 2. Bài 2: Ghi lại phần mở đầu, các mục lớn trong nội dung , phần kết thúc của biên bản cuộc họp giới thiệu đội viên ưu tú của chi đội cho Đoàn. Yêu cầu: Học sinh tự viết phần mở đầu và phần kết thúc của biên bản dựa vào mẫu biên bản vừa mới học. Theo em bức tranh nào thể hiện tình huống phải viết biên bản? Chú công an đang làm gì? Lập biên bản về việc vi phạm giao thông. -Lớp trưởng: Thưa cô, lớp mình muốn tổ chức đi thăm quan thì thủ tục phải làm gì ạ? -Cô giáo: Các em phải làm đơn đề nghị trình thầy hiệu trưởng. Tai nạn giao thông. Lại bị lập biên bản rồi! 1.Viết một Biên bản hoàn chỉnh về buổi sinh hoạt lớp tuần qua? 2. Chuẩn bị cho bài: “Luyện tập viết biên bản”? 3.Tiết sau học văn bản: “Rô-Bin-Xơn ngoài đảo hoang”. + Đọc và tóm tắt văn bản? +Tìm hiểu tác giả và tác phẩm? +Soạn bài theo câu hỏi của sgk/129-130? Về nhà Trân trọng cảm ơn các quí thầy cô và các em đã chú ý lắng nghe. Chúc thầy cô và các em vui, khoẻ, học tập và công tác tốt!
File đính kèm:
- Bien Ban(1).ppt