1/ Vị trí: Nằm ở phần I:Gặp gỡ và đính ước, sau đoạn tả chị em Thúy Kiều.
2/Nội dung: Tả cảnh xuân, cảnh lễ hội và cảnh du xuân của hai chị em Thúy Kiều.
3/Bố cục:
a/Bốn dòng thơ đầu: Khung cảnh ngày xuân.
b/Tám dòng thơ tiếp: Khung cảnh lễ hội.
c/Sáu dòng thơ còn lại: Cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về.
4/Trình tự miêu tả:
Theo thời gian, không gian, sự việc.
10 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 519 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn khối 12 - Tiết 28: Văn học: Cảnh ngày xuân trích “truyện kiều”- Nguyễn Du, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 28: Văn học Cảnh ngày xuân Trích “Truyện Kiều”- Nguyễn Du I.Tìm hiểu khái quát đoạn trích:1/ Vị trí: Nằm ở phần I:Gặp gỡ và đính ước, sau đoạn tả chị em Thúy Kiều.2/Nội dung: Tả cảnh xuân, cảnh lễ hội và cảnh du xuân của hai chị em Thúy Kiều.3/Bố cục: a/Bốn dòng thơ đầu: Khung cảnh ngày xuân. b/Tám dòng thơ tiếp: Khung cảnh lễ hội. c/Sáu dòng thơ còn lại: Cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về. 4/Trình tự miêu tả:Theo thời gian, không gian, sự việc. II. Tìm hiểu chi tiết đoạn trích:1/Khung cảnh ngày xuân: Ngày xuân con én đưa thoi, Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi. Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa . Câu hỏi:1.Cảnh mùa xuân được giới thiệu vào thời điểm nào?Cảnh ngày xuân được đặc tả qua chi tiết, hình ảnh nào ?2.So sánh cảnh ngày xuân trong câu thơ cổ Trung Quốc: Phương thảo liên thiên bích Lê chi sổ điểm hoa Dịch: Cỏ thơm liền với trời xanh Trên cành lê có mấy bông hoa.Với hai câu thơ của Nguyễn Du:Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. 2/ Khung cảnh lễ hội: Thanh minh trong tiết tháng ba, Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh. Gần xa nô nức yến anh , Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân. Dập dìu tài tử giai nhân, Ngựa xe như nước áo quần như nêm. Ngổn ngang gò đống kéo lên, Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay .Câu hỏi:1)Hãy hình dung và miêu tả cảnh lễ hội bằng lời văn của em. 2) Cảnh lễ hội được tái hiện qua những hình ảnh, âm thanh, màu sắc nào?3)Những từ láy, từ ghép được sử dụng trong đoạn đem lại giá trị nghệ thuật gì?4)Qua những hình ảnh ấy em cảm nhận được không khí lễ hội như thế nào ?5)Vì sao nói tác giả đã dựng lên một bức tranh đậm màu sắc văn hóa lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc ? Tà tà bóng ngả về tây, Chị em thơ thẩn dan tay ra về. Bước dần theo ngọn tiểu khê, Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh. Nao nao dòng nước uốn quanh, Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.Câu hỏi:1) Cảnh cuối lễ hội được gợi tả qua những chi tiết về thời gian và không gian điển hình nào?2) Những chi tiết miêu tả ấy gợi lên một khung cảnh như thế nào? 3)Các từ láy “thơ thẩn, nao nao” gợi tả tâm trạng gì của chị em Thúy Kiều ? Qua đó thấy được vẻ đẹp nào trong tâm hồn của hai cô thiếu nữ.1) Qua đoạn trích “Cảnh ngày xuân” em cảm nhận được những vẻ đẹp nào của cuộc sống đang diễn ra?2) Đoạn thơ em hiểu được những gì về tác giả Nguyễn Du?3) Có ý kiến cho rằng “Cảnh ngày xuân” là một bức tranh đậm màu sắc hội họa. Em có đồng ý không ? Vì sao? III. Tổng kết1. Nội dung: Tái hiện bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp trong sáng, náo nức tưng bừng. Khắc họa niềm thiết tha yêu cuộc sống ,khát khao niềm vui hạnh phúc của chị em Thúy Kiều.2. Nghệ thuật: Từ ngữ chọn lọc, giàu giá trị gợi tả Bút pháp miêu tả tài hoa giàu chất tạo hình Sử dụng bút pháp cổ điển tả cảnh ngụ tình Trình tự miêu tả điêu luyện đa dạng, tả ít mà gợi nhiều
File đính kèm:
- ngu van(29).ppt