Các tác phẩm chính.
Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của dân tộc. Ông để lại cho đời hai tập thơ lớn:
- Tập thơ chữ Hán Bạch Vân am thi tập (khoảng 700 bài).
- Tập thơ chữ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi (khoảng trên 170 bài).
24 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 354 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Ngữ văn khối 12 - Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra bài cũ.? Đọc thuộc bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi và cho biết ý nghĩa văn bản của bài thơ. Nguyễn Bỉnh KhiêmNHÀN
I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả.Nguyễn Bỉnh Khiêm(1491- 1585), quê ngoại thành Hải Phòng, đỗ Trạng nguyên 1535, làm quan dưới triều nhà Mạc. Là một người thông minh, uyên bác, chính trực, coi thường danh lợi, “chí để nhàn dật”.2. Tác phẩm. a. Các tác phẩm chính. Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của dân tộc. Ông để lại cho đời hai tập thơ lớn: - Tập thơ chữ Hán Bạch Vân am thi tập (khoảng 700 bài). - Tập thơ chữ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi (khoảng trên 170 bài). Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm mang đậm chất triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn, đồng thời phê phán những điều xấu xa trong xã hội.2. Tác phẩm b. Bài thơ Nhàn. Là bài thơ Nôm trong Bạch Vân quốc ngữ thi. Nhan đề do người đời sau đặt nhưng cũng có sự tri âm với tác giả. Chữ nhàn trong bài nhằm chỉ một quan niệm, một cách xử thế.II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN1. Cảm nhận chung về bài thơ. Bài thơ là lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc khẳng định quan điểm sống nhàn là hòa hợp với thiên nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi.2. Hai câu đầu.Một mai, một cuốc, một cần câu,Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.□ Nhàn thể hiện ở trạng thái nào của tác giả? □ Trạng thái ấy được thể hiện ở những từ ngữ, hình ảnh nào?=> Sự ung dung trong phong thái thảnh thơi, vô sự trong lòng, vui với thú điền viên.=> Một mai, một cuốc, một cần câu; thơ thẩn.□ Hai câu thơ thể hiện quan niệm về cách sống của tác giả như thế nào? => Hai câu thơ thể hiện quan niệm về cách sống nhàn tản, sống không vất vả, cực nhọc.□ Cách dùng nhịp điệu và số từ có gì đáng chú ý? Nhịp 2/2/1/2 ở câu đầu diễn tả trạng thái ung dung trong những việc lao động hằng ngày(đào đất, xắn đất, câu cá,) Ba tiếng “một” trong câu thơ để thấy nhu cầu cuộc sống của tác giả chẳng có gì cao sang mà thật khiêm tốn, bình dị. □ Hai tiếng “thơ thẩn” cùng với “dầu ai vui thú nào” gợi ra ý nghĩa gì?=> Hai tiếng “thơ thẩn” gợi ra trạng thái thảnh thơi của con người, một tâm hồn không bon chen, chạy đua với danh lợi, “dầu ai vui thú nào” khẳng định lối sống của nhà thơ. Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao. Thu ăn măng trúc, đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao. 3. Bốn câu thơ tiếp. => Nhàn là nhận dại về mình, nhường khôn cho người, xa lánh chốn danh lợi bon chen, tìm về “nơi vắng vẻ”, sống hòa nhập với thiên nhiên để “di dưỡng tinh thần” □ Ở hai câu thực, theo quan điểm của tác giả nhàn là gì ? Làm người có dại mới nên khôn Chớ dại ngây si(1) chớ có khôn Khôn được ích mình, đừng rẻ dại(2) Dại thì giữ phận, chớ tranh khôn Khôn mà hiểm độc là khôn dại Dại vốn hiền lành ấy dại khôn Chớ cậy rằng khôn khinh kẻ dại Gặp thời, dại cũng hoá nên khôn(3). (Thơ Nôm – bài 94)(1) Dại ngây si : dại quá độ.(2) Rẻ dại : khinh rẻ người dại.(3) Đây là bài thơ độc vận với chỉ một chữ "khôn". □ Ở hai câu luận, theo quan điểm của tác giả nhàn là gì ?=> Nhàn là sống theo lẽ tự nhiên, hưởng những thức có sẵn theo mùa ở nơi thôn dã mà không phải mưu cầu, tranh đoạt. 4. Hai câu cuối. Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.□ Ở hai câu kết, theo quan điểm của tác giả nhàn là gì ?□ Dụng ý của việc mượn điển tích xưa là gì ?=> Nhàn có cơ sở từ quan niệm nhìn cuộc đời là giấc mộng, phú quý tựa chiêm bao.=> Mượn điển tích xưa song tính chất bi quan của điển tích mờ đi mà nổi lên ý nghĩa coi thường phú quý. □ Giá trị nội dung của hai câu kết ? =>Một lần nữa Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tìm lối sống cho riêng mình.□ Từ đó, em cảm nhận được điều gì ở tác giả ?* Trí tuệ uyên thâm, tâm hồn thanh cao của nhà thơ thể hiện qua lối sống đạm bạc, nhàn tản, vui với thú điền viên thôn dã.5. Nghệ thuật□ Em có nhận xét gì về nghệ thuật của bài thơ ?Sử dụng phép đối, điển cố.Ngôn từ mộc mạc, tự nhiên mà ý vị, giàu chất triết lí.5. Nghệ thuật□ Hướng dẫn học sinh chứng minh. Điển cố câu 7 và 8. Đối: Câu 3-4, 5-6.6. Ý nghĩa văn bản.□ Thông qua việc phân tích, tìm hiểu văn bản. Hãy cho biết ý nghĩa của văn bản ?=> Vẻ đẹp nhân cách của tác giả: thái độ coi thường danh lợi, luôn giữ cốt cách thanh cao trong mọi cảnh ngộ đời sống.v. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.Học thuộc lòng bài thơ và nắm được các luận điểm chính của bài thơ.Em đánh giá như thế nào về lối sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm?Từ lối sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm em nhớ gì tới những lời dạy bảo của bác Hồ lúc sinh thời? VI. DẶN DÒXem trước bài Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du và làm các bước sau:+ Tìm hiểu nội dung theo từng cặp câu của thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật.+ Nhận xét, đánh giá về nghệ thuật của bài thơ.+ Tìm hiểu về ý nghĩa văn bản.- Làm bài tập ở phần hướng dẫn tự học.
File đính kèm:
- NHAN Nguyen Binh Khiem.ppt