Bài giảng Ngữ văn khối 12 - Người lái đò sông đà (trích) Nguyễn Tuân

- Tác giả và Kiểm tra kiến thức cũ

Bảng so sánh các vấn đề sáng tác của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng

Hướng dẫn đọc hiểu phần Tiểu dẫn

Bản đồ sông Đà

 

ppt9 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn khối 12 - Người lái đò sông đà (trích) Nguyễn Tuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ (Trích) Nguyễn Tuân- Tác giả và Kiểm tra kiến thức cũ- Bảng so sánh các vấn đề sáng tác của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng- Hướng dẫn đọc hiểu phần Tiểu dẫn- Bản đồ sông Đà- Những biểu hiện của tính chất hung bạo của sông Đà- Hoạt động nhóm- Tổng hợp kết quả hoạt động nhóm:Bảng so sánh về các vấn đề trong sáng tác của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945Người lái đò sông Đà(Trích)Nguyễn Tuân Thời gianCác vấn đềTrước Cách mạngSau Cách mạngĐề tàiQuá khứ, ma quỷ, ăn chơi trụy lạc- Nhân dân lao động- Thiên nhiên đất nướcNgôngChống đối phủ nhận thực tạiQuyết tâm kiếm tìm khẳng địnhThể loạiThơ, truyện, tùy bútTùy bút (kí)Cái đẹpQuái lạ, kinh khủng, tài hoa khác đờiCon người – chất vàng mười của đất nướcNgười lái đò sông Đà(Trích)Nguyễn TuânBản đồ sông ĐàNgười lái đò sông Đà(Trích)Nguyễn TuânNhững biểu hiện của tính chất hung bạo của sông Đà được nhà văn phát hiện và miêu tả:- Những cảnh “đá bờ sông dựng vách thành”, một khúc sông hẹp bị đá chẹn lại như cái yết hầu;- Mặt ghềnh Hát Loóng sóng nước dữ dội;- Quãng Tà Mường Vát có những cái hút nước chết người;- Những cảnh thác – đá với tiếng nước réo ghê rợn và những thạch trận đầy nguy hiểm. Hoạt động nhómNgười lái đò sông Đà(Trích)Nguyễn TuânYêu cầu chung: (Thời gian 5 – 7 phút)Phân tích, thảo luận để làm sáng tỏ sự công phu, uyên bác, sự sáng tạo ngôn ngữ tuyệt với của Nguyễn Tuân khi thể hiện tính chất hung bạo của sông Đà và giới thiệu cho cả lớp cùng cảm nhận sự đặc sắc trong cách thể hiện hình tượng con sông Đà hung bạo của Nguyễn Tuân.Yêu cầu riêng:Nhóm 1 (tổ 1): Những cảnh đá bờ sông dựng vách thành. Nhóm 2 (tổ 2): Mặt ghềnh Hát Loóng. Nhóm 3 (tổ 3): Những cái hút nước chết người.Nhóm 4 (tổ 4): Những cảnh thác – đá trên sông Đà.* Những cảnh “đá bờ sông dựng vách thành”: “Mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời”: nhà văn giúp người đọc hình dung được độ cao của vách đá hai bờ sông và sự âm u, lạnh lẽo của lòng sông. “Vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu”: lấy một bộ phận nhỏ hẹp ở cổ họng con người, Nguyễn Tuân đã diễn tả một cách hình ảnh sự nhỏ hẹp của dòng chảy. Dòng chảy hẹp + lưu lượng lớn = dòng chảy cực xiết. Nhà văn dùng các so sánh đầy hình ảnh: “đứng bên này nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách” và “có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ bên này sang bờ bên kia”- Dùng liên tưởng độc đáo đề giúp người ở thành phố, chưa bao giờ đến sông Đà cũng có thể hình dung ra độ cao của vách đá, sự lạnh lẽo, u tối của lòng sông.* Mặt ghềnh Hát Loóng: Nhân hóa dòng sông như một kẻ chuyên đi đòi nợ dữ dằn. Điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc kết hợp với các thanh trắc đã tạo nhịp điệu khẩn trương, âm hưởng dữ dội: “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió”- Câu văn phối hợp nhịp ngắn dài: “nước xô đá/ đá xô sóng/ sóng xô gió/ cuồn cuộn luồng sóng gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được qua quãng ấy”* Những cái hút nước chết người:- Những so sánh, liên tưởng độc đáo, phong phú đầy tính gợi hình, gợi thanh, gợi cảm:+ “những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông chuẩn bị làm móng cầu.”+ “Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc.”+ “những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào”.+ Ví những con thuyền phải qua những vùng xoáy nước thật nhanh như “ô tô sang số nhấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực”+ Tưởng tượng người quay phim ngồi thuyền thúng để bị hút xuống những hút nước và quay máy ngược lên.- Kể tả một cách hiện thực và đầy hình ảnh về những cái thuyền bị hút nước nó hút xuống: “thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới”.-> Nguyễn Tuân đã huy động kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau (giao thông, điện ảnh) để tả sức mạnh khủng khiếp của những hút nước sông Đà.* Những cảnh thác – đá sông Đà: Nhà văn sử dụng nhân hóa để biến dòng sông thành một sinh thể dữ dằn, gào thét trong những âm thanh phong phú, ghê sợ. Cái độc đáo của nhà văn ở đây là đã dùng âm thanh lửa cháy để tả âm thanh của thác nước.- Nhà văn vẫn sử dụng nhân hóa để biến mỗi hòn đá trên sông Đà thành những binh, những tướng dữ tợn, nham hiểm và hiếu chiến.

File đính kèm:

  • pptNGUOI LAI DO SONG DA.ppt