Bài giảng Ngữ văn khối 12 - Đề cương ôn tập môn Ngữ văn 12 - Học kì I

Câu I. (2,0 điểm): Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam và tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài.

VĂN HỌC VIỆT NAM

 - Khái quát VHVN từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX.

 - Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh.

- Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.

 - Tây Tiến – Quang Dũng.

- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc Phạm Văn Đồng.

- Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1 – 12 – 2003 – Cô phi An nan.

- Việt Bắc (trích) - Tố Hữu

 - Đất Nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm.

 - Sóng – Xuân Quỳnh.

- Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo.

 - Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân.

 - Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường.

HKII

 - Vợ nhặt – Kim Lân.

 - Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài.

 - Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành.

- Những đứa con trong gia đình (trích) - Nguyễn Thi.

 - Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu.

- Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ.

- Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trích) Trần Đình Hượu.

 

doc142 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 424 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Ngữ văn khối 12 - Đề cương ôn tập môn Ngữ văn 12 - Học kì I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 12 - HỌC KÌ I Tham khảo: CẤU TRÚC ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT 2009 (theo cv/2553/bgd &đt) Câu I. (2,0 điểm): Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam và tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài. VĂN HỌC VIỆT NAM - Khái quát VHVN từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX. - Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh. - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. - Tây Tiến – Quang Dũng. - Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc Phạm Văn Đồng. - Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1 – 12 – 2003 – Cô phi An nan. - Việt Bắc (trích) - Tố Hữu - Đất Nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm. - Sóng – Xuân Quỳnh. - Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo. - Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân. - Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường. HKII - Vợ nhặt – Kim Lân. - Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài. - Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành. - Những đứa con trong gia đình (trích) - Nguyễn Thi. - Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu. - Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ. - Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trích) Trần Đình Hượu. VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI - Thuốc - Lỗ Tấn - Số phận con người (trích) – Sô-lô-khốp - Ông già và biển cả (trích) – Hê-minh-uê. Câu II. (3,0 điểm): Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn (không quá 400 từ). - Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. - Nghị luận về một hiện tượng đời sống. Câu III. (5,0 điểm): Vận dụng khả năng đọc - hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học. Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó. - Khái quát VHVN từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX - Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh -Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. - Tây Tiến – Quang Dũng. - Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Phạm Văn Đồng. - Việt Bắc (trích) - Tố Hữu. - Đất Nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm. - Sóng – Xuân Quỳnh - Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo . - Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân. - Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường. HKII - Vợ nhặt – Kim Lân. - Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài. - Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành. - Những đứa con trong gia đình (trích) - Nguyễn Thi. - Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu. - Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ. (Nguồn từ “CV 2553 Hướng dẫn ôn thi TN THPT của Bộ giáo dục & Đào tạo, năm học 2008 - 2009”) KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX A. Kiến thức cơ bản: I – KHÁI QUÁT VHVN TỪ CMT8/1945 ĐẾN 1975: 1/. Trình bày vài nét về hoàn cảnh lịch sử XH, văn hoá của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975? - Nền văn học của chế độ mới, vận động và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản. Chính đường lối văn nghệ của Đảng là nhân tố có tính chất quyết định để tạo nên một nền văn học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, về tổ chưc và về quan niệm nhà văn kiểu mới: nhà văn – chiến sĩ. - Từ năm 1945 đến năm 1975, đất nước ta diễn ra nhiều biến cố, sự kiện lớn lao (Cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ). - Điều kiện giao lưu văn hóa với nước ngoài không thuận lợi, còn giới hạn trong một số nước – Liên Xô, Trung Quốc. 2/. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975: a. Giai đoạn 9 năm kháng chiến chống Pháp (1945 -1954): - Chủ đề bao trùm nền văn học trong những ngày đầu đất nước giành được độc lập là ca ngợi Tổ quốc và quần chúng cách mạng, kêu gọi tinh thần đoàn kết toàn dân, cổ vũ phong trào Nam tiến (“Huế tháng Tám, Vui bất tuyệt” - Tố Hữu ; “Hội nghị non sông”, “Ngọn quốc kì” - Xuân Diệu). - Từ cuối năm 1946, văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp, hướng tới đại chúng, phản ánh sức mạnh của quần chúng nhân dân; thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm lạc quan cách mạng; tình yêu quê hương đất nước. Một số tác phẩm tiêu biểu: + Truyện, kí: “Đôi mắt” (Nam Cao), “Xung kích” (Nguyễn Đình Thi), “Truyện Tây Bắc” (Tô Hoài). + Thơ: “Cảnh khuya”, “Cảnh rừng Việt Bắc” (Hồ Chí Minh), “Tây Tiến” (Quang Dũng), “Bên kia sông Đuống” (Hoàng Cầm), “Đất nước” (Nguyễn Đình Thi), “Việt Bắc” (Tố Hữu). + Kịch: “Bắc Sơn”, “Những người ở lại” (Nguyễn Huy Tưởng), “Chị Hòa” (Học Phi). + Lí luận, nghiên cứu, phê bình văn học đạt được một số thành tựu (“Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hóa Việt Nam”- Trường Chinh, “Nhận đường” – Nguyễn Đình Thi). b. Giai đoạn đầu xây dựng hoà bình, CNXH (1955-1964): - Văn xuôi với nhiều đề tài, bao quát được nhiều vấn đề và phạm vi của hiện thực đời sống: + Kháng chiến chống Pháp: “Đất nước đứng lên” (Nguyên Ngọc), “Trước giờ nổ súng” (Lê Khâm). + Cuộc sống trước cách mạng tháng Tám 1945: “Vợ nhặt” (Kim Lân), “Cửa biển” (Nguyên Hồng). + Xây dựng cuộc sống mới: Tuỳ bút “Sông Đà” (Nguyễn Tuân), “Mùa lạc” (Nguyễn Khải). - Thơ phát triển mạnh với cảm hứng đẹp đẽ về CNXH, nỗi nhớ miền Nam: các tập thơ “Gió lộng” (Tố Hữu), “Trời mỗi ngày lại sáng” (Huy Cận), “Ánh sáng và phù sa” (Chế Lan Viên). - Kịch: “Một đảng viên” (Học Phi), “Ngọn lửa” (Nguyễn Vũ), “Nổi gió” (Đào Hồng Cẩm) c. Giai đoạn chống Mỹ cứu nước (1965-1975): - Chủ đề bao trùm là ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng: + Văn xuôi: “Những đứa con trong gia đình” (Nguyễn Thi), “Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành), “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng), “Mảnh trăng cuối rừng” (Nguyễn Minh Châu), “ Hòn Đất” (Anh Đức), “Dấu chân người lính” (Nguyễn Minh Châu) + Thơ : “Ra trận”, “Máu và Hoa” (Tố Hữu), “Hoa ngày thường, chim báo bão” (Chế Lan Viên), “Mặt đường khát vọng” (Nguyễn Khoa Điềm), “Gió Lào cát trắng” (Xuân Quỳnh). + Kịch : “Quê hương Việt Nam” (Xuân Trình), “Đại đội trưởng của tôi” (Đào Hồng Cẩm) + Nhiều công trình nghiên cứu, phê bình văn học có giá trị của Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Xuân Diệu - Văn học ở đô thị miềm Nam thể hiện khát vọng tự do và phê phán những mặt trái của xã hội, là tiếng nói đáng trân trọng (Vũ Hạnh, Trần Quang Long, Vũ Bằng) 3/. Những đặc điểm cơ bản của VHVN từ 1945 đến 1975: a. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước: - Văn học phục vụ kháng chiến. - Hiện thực cách mạng và nội dung yêu nước, yêu CNXH là đặc điểm nổi bật của văn học giai đoạn 1945-1975. b. Nền văn học hướng về đại chúng: - Đại chúng vừa là đối tượng phản ánh và đối tượng phục vụ, vừa là nguồn cung cấp, bổ sung lực lượng cho sáng tác văn học. - Văn học1945-1975 quan tâm tới đời sống, vẻ đẹp tâm hồn (khả năng cách mạng và phẩm chất anh hùng) của nhân dân lao động. - Nội dung và hình thức tác phẩm bình dị, trong sáng, dễ hiểuphù hợp với đại chúng nhân dân. c. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn: Tập trung phản ánh những vấn đề trọng đại, có ý nghĩa sống còn của đất nước. II/ KHÁI QUÁT VHVN TỪ 1975 ĐẾN HẾT TK XX. 1/. Trình bày hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá của văn học Việt Nam từ 1975 đến hết TK XX: - Kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước bước sang thời kì độc lập tự do và thống nhất đất nước. Tuy nhiên, do hậu quả của chiến tranh, đất nước ta gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là về kinh tế. - Từ năm 1986, dưới sự lãnh đạo của Đảng, kinh tế nước ta từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, văn hóa có điều kiện tiếp xúc rộng rãi với văn hóa thế giới. => Văn học phải đổi mới phù hợp với sự phát triển của đất nước. 2/. Những chuyển biến và một số thành quả bước đầu của văn học Việt Nam từ 1975 đến hết TK XX: - Giai đọan đầu (1975-1985) – chặng đường văn học chuyển tiếp, tìm kiếm con đường đổi mới với thơ của Chế Lan Viên, Xuân Quỳnh, Nguyễn Duy,; Trường ca “Những người đi tới biển” (Thanh Thảo), “Đường tới thành phố” (Hữu Thỉnh) ; Văn xuôi khởi sắc với các tác phẩm của Nguyễn Trọng Oánh, Thái Bá Lợi, Nguyễn Mạnh Tuấn, Lê Lựu - Từ năm 1986 trở đi là chặng đường văn học đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc và khá toàn diện ở các thể lọai: + Phóng sự điều tra của Phùng gia Lộc, Trần Huy Quang; + Truyện ngắn: “Chiếc thuyền ngoài xa”, “Cỏ lau” - Nguyễn Minh Châu; “Tướng về hưu” - Nguyễn Huy Thiệp; + Tiểu thuyết: “Mảnh đất lắm người nhiều ma” - Nguyễn Khắc Trường; “Nỗi buồn chiến tranh”- Bảo Ninh + Kí: “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” - Hoàng Phủ Ngọc Tường; “Cát bụi chân ai” - Tô Hoài + Kịch: “Nhân danh công lí” - Doãn Hoàng Giang; “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” - Lưu Quang Vũ + Một số sáng tác có giá trị của các tác giả người Việt sống ở nước ngoài. B. Các dạng câu hỏi và bài tập: - Nêu ngắn ngọn những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu của VHVN giai đoạn từ 1975 đến hết TK XX? - Những đặc điểm cơ bản của VHVN? - Phân tích những thành tựu và hạn chế nổi bật của VHVN giai đoạn 1945 – 1975? NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH Kiến thức cơ bản: 1/. Trình bày ngắn gọn tiểu sử HCM? - Sinh ngày 19- 05-1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước. - Quê: Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An. - Thân phụ: Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – nhà nho yêu nước. - Quá trình hoạt động cách mạng: + 1911: Người ra đi tìm đường cứu nước. + 1920: Tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp. + Từ 1923 -> 1941: hoạt động ở Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan. + 1930: Chủ tịch hội nghị thống nhất các tổ chức cách mạng trong nước tại Hương Cảng – thành lập Đảng cộng sản VN. + 1941: Về nước lãnh đạo cách mạng. + 1942: Sang Trung Quốc và bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam 14 tháng. + Sau đó, Người về nước lãnh đạo Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng 8, thành lập nước VNDCCH, được bầu làm Chủ tịch nước, lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ. + 2/9/1969, Người qua đời. => Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà yêu nước và cách mạng vĩ đại của dân tộc. Bên cạnh sự nghiệp cách mạng vĩ đại, người còn để lại một di sản văn học quí giá. Hồ Chí Minh là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. 2/. Trình bày quan điểm sáng tác của HCM? - HCM coi văn nghệ là vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Quan điểm này thể hiện rõ ở hai câu thơ: + “Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong” (Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi”). + “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy” (Thư gửi các họa sĩ nhân triễn lãm hội họa 1951). - HCM luôn coi trọng tính chân thực và tính dân tộc của văn chương. Tính chân thực được coi là một giá trị của văn chương nghệ thuật. Người nhắc nhở người chiến sĩ “nên chú ý phát huy cốt cách dân tộc” và đề cao sự sáng tạo, “chớ gò bó họ vào khuôn, làm mất vẻ sáng tạo”. - Khi cầm bút, HCM luôn xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm. Người luôn đặt câu hỏi: “Viết cho ai?” (đối tượng), “Viết để làm gì?” (mục đích), sau đó mới quyết định “Viết cái gì?” (nội dung) và “Viết như thế nào?” (hình thức). Người vận dụng phương châm này tùy trường hợp cụ thể. Vì thế, tác phẩm của Người luôn có tư tưởng sâu sắc, nội dung thiết thực và hình thức nghệ thuật sinh động, đa dạng 3/. Trình bày ngắn gọn di sản văn học của HCM? HCM đã để lại một sự nghiệp văn chương lớn lao về tầm vóc, đa dạng về thể loại và đặc sắc về phong cách, được viết bằng các ngôn ngữ như tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Việt, trên các lĩnh vực a. Văn chính luận: - Tác phẩm tiêu biểu: “Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Tuyên ngôn độc lập”, “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, “Không có gì quý hơn độc lập tự do” - Mục đích: Viết ra với mục đích đấu tranh chính trị, tiến công trực diện kẻ thù, thức tỉnh và giác ngộ quần chúng, thể hiện nhiệm vụ cách mạng của dân tộc qua các chặng đường lịch sử. - Nội dung: Lên ánh những chính sách tàn bạo và tội ác của thực dân Pháp đối với những nước thuộc địa, kêu gọi những người nô lệ bị áp bức liên hiệp lại, đoàn kết đấu tranh. - Nghệ thuật: Văn phong hùng hồn, tha thiết, cấu trúc chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực. b. Truyện và kí: - Tác phẩm tiêu biểu: “Vi hành”, “Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu”, “Lời than vãn của bà Trưng Trắc”, - Nội dung: Tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo, xảo trá của bọn thực dân và phong kiến tay sai đối với nhân dân lao động các nước thuộc địa, đồng thời đề cao những tấm gương yêu nước và cách mạng. - Nghệ thuật: Tài nghệ châm biếm sắc sảo, vốn văn hóa sâu rộng, trí tưởng tượng phong phú, lối hành văn hiện đại. c. Thơ ca: - Tác phẩm tiêu biểu: “Nhật kí trong tù”, thơ làm ở Việt Bắc (1941-1945) và trong kháng chiến chống Pháp (“Nguyên tiêu”, “Báo tiệp”, “Cảnh khuya”). - Nội dung: Thể hiện tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng: tâm hồn luôn khao khát tự do, nhạy cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên, trí tuệ linh hoạt, nghị lực phi thường, phong thái ung dung, chứa chan tình cảm yêu nước và tinh thần nhân đạo. - Nghệ thuật: Kết hợp hài hòa giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại. 4/. Trình bày phong cách nghệ thuật của HCM? Phong cách nghệ thuật của HCM phong phú, đa dạng, độc đáo, hấp dẫn, kết hợp nhuần nhuyễn giữa chính trị và văn học, tư tưởng nghệ thuật, truyền thống và hiện đại: 1. Văn chính luận: Bộc lộ tư duy sắc sảo, giàu tri thức văn hóa, gắn lí luận với thực tiễn, giàu tính luận chiến, vận dụng hiệu quả nhiều phương thức biểu hiện. 2. Truyện – kí: Bút pháp chủ động sáng tạo, có khi là lối kể chuyện chân thật, tạo không khí gần gũi, có khi là giọng điệu sắc sảo, châm biếm thâm thúy và tinh tế, giàu chất trí tuệ và chất hiện đại. 3. Thơ ca: lời lẽ mộc mạc, giản dị, dể nhớ. Nhiều bài cổ thi hàm súc uyên thâm, đạt chuẩn mực cao về nghệ thuật – thơ hiện đại vận dụng nhiều thể loại và phục vụ có hiệu quả cho nhiệm vụ CM. Các dạng câu hỏi và bài tập: Sự nhất quán trong quan điểm sáng tác và sự nghiệp văn học của HCM: Quan điểm sáng tác giúp em hiểu sâu sắc thơ văn của HCM như thế nào? . TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP – HCM Kiến thức cơ bản: 1. Hoàn cảnh sáng tác: - 19/8/1945 chính quyền ở Hà Nội về tay nhân dân, ngày 26/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Cách Mạng ở Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang người soạn thảo bản “Tuyên ngôn độc lập”. - 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ Tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính Phủ lâm thời nuớc Việt Nam dân chủ cộng hoà, đọc bản“Tuyên ngôn độc lập” trước hàng chục vạn đồng bào. 2. Mục đích: - Khẳng định quyền tự do độc lập của dân tộc Việt Nam. - Bác bỏ luận điệu sai trái của Pháp trước dư luận quốc tế. - Tranh thủ sự đồng tình của thế giới đối với sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. 3. Đối tượng: - Văn kiện lịch sử này không chỉ hướng đến đồng bài trong nước mà còn để nói với thế giới đặc biệt là bọn đế quốc, thực dân đang chuẩn bị chiếm lại nước ta, nấp sau quân Đồng minh vào tước khí giới quân đội Nhật: tiến vào từ phía Bắc là quân đội Quốc dân đảng Trung Quốc, đằng sau là đế quốc Mỹ; tiến vào từ phái Nam là quân đội Anh, đằng sau là lính viễn chinh Pháp. - Lúc này thực dân Pháp tuyên bố: Đông Dương là đất “bảo hộ” của người Pháp bị Nhật xâm chiếm, nay Nhật đã đầu hàng, vậy Đông Dương đương nhiên vẫn thuộc về Pháp. 4. Giá trị LS & giá trị VH bản “Tuyên ngôn độc lập” : - Giá trị lịch sử: + Khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc VN. + Bác bỏ luận điệu xảo trá của TDP trước dư luận quốc tế. Tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới đối với sự nghiệp chính nghĩa của dân tộc VN. - Giá trị văn học: “Tuyên ngôn độc lập” vừa là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn (tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân phong kiến hàng ngàn năm ở nước ta, mở ra kỉ nguyên độc lập tự do cho dân tộc). Đồng thời tác phẩm vừa có giá trị văn học (Nó được xem là áng văn chính luận mẫu mực). 5. Ý nghĩa văn bản: TNĐL là một văn kiện lịch sử vô giá tuyên bố trước quốc dân, đồng bào và thế giới về quyền tự do, độc lập của dân tộc VN và khẳng định quyết tâm bảo vệ nền độc lập tự do ấy. Kết tinh lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập tự do. TNĐL là một áng văn chính luận mẫu mực. 6. Phân tích văn bản: Hướng dẫn chung: a. Mở bài: - Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh -> nhấn mạnh các sáng tác thuộc thể văn chính luận, trong đó có Tuyên ngôn độc lập. - Giới thiệu khái quát về tác phẩm: là một trong những áng thiên cổ hùng văn của dân tộc; đã mở ra 1 kỉ nguyên mới cho dân tộc ta - kỉ nguyên độc lập, tự do, nhân dân làm chủ đất nước, quyết định vận mệnh của mình. b. Th©n bµi: b.1 PhÇn mét: Nguyªn lÝ chung (c¬ së ph¸p lÝ vµ chÝnh nghÜa) cña b¶n tuyªn ng«n. Cơ sở pháp lý và chính nghĩa của bản Tuyên ngôn Độc lập là khẳng định quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của con người. Đó là những quyền không ai có thể xâm phạm được; người ta sinh ra phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi. - Hồ Chủ Tịch đã trích dẫn 2 câu nổi tiếng trong 2 bản Tuyên ngôn của Mĩ và Pháp: + Trước hết là để khẳng định Nhân quyền và Dân quyền là tư tưởng lớn, cao đẹp của thời đại. + Sau nữa là “suy rộng ra” nhằm nêu cao một lý tưởng về quyền bình đẳng, quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do của các dân tộc trên thế giới. -> ®Ò cao nh÷ng gi¸ trÞ hiÓn nhiªn cña t­ t­ëng nh©n lo¹i vµ t¹o tiÒn ®Ò cho lËp luËn sÏ nªu ë mÖnh ®Ò tiÕp theo. - ý nghÜa cña viÖc trÝch dÉn: + Có tính chiến thuật sắc bén, khéo léo, khóa miệng đối phương. + Khẳng định tư thế đầy tự hào của dân tộc (đặt 3 cuộc CM, 3 nền độc lập, 3 bản TN ngang hàng nhau.) -> c¸ch vËn dông khÐo lÐo vµ ®Çy s¸ng t¹o. - Cách mở bài rất đặc sắc: từ công nhận Nhân quyền và Dân quyền là tư tưởng thời đại đi đến khẳng định Độc lập, Tự do, Hạnh phúc là khát vọng của các dân tộc. Câu văn “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được” là sự khẳng định một cách hùng hồn chân lí thời đại: Độc lập, Tự do, Hạnh phúc, Bình đẳng của con người, của các dân tộc cần được tôn trọng và bảo vệ. -> ®©y lµ ®ãng gãp riªng cña t¸c gi¶ vµ cña d©n téc ta vµo mét trong nh÷ng trµo l­u t­ëng cao ®Ñp võa mang tÇm vãc quèc tÕ, võa mang ý nghÜa nh©n ®¹o cao c¶. - Cách mở bài rất hay, hùng hồn trang nghiêm. Người không chỉ nói với nhân dân Việt Nam ta, mà còn tuyên bố với thế giới. Trong hoàn cảnh lịch sử thời bấy giờ, thế chiến 2 vừa kết thúc, Người trích dẫn như vậy là để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của dư luận tiến bộ thế giới, nhất là các nước trong phe Đồng minh, đồng thời ngăn chặn âm mưu tái chiếm Đông Dương làm thuộc địa của Đờ Gôn và bọn thực dân Pháp hiếu chiến, đầy tham vọng. * Tóm lại: Với lời lẽ sắc bén, đanh thép, Người đã xác lập cơ sở pháp lý của bản TN, nêu cao chính nghĩa của ta. Đặt ra vấn đề cốt yếu là độc lập dân tộc. b.2 PhÇn hai: C¬ së thùc tiÔn cña b¶n Tuyªn ng«n. * Bản cáo trạng tội ác thực dân Pháp. - Vạch trần bộ mặt xảo quyệt của thực dân Pháp “lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta”. - Năm tội ác về chính trị: 1- tước đoạt tự do dân chủ, 2- luật pháp dã man, chia để trị, 3- chém giết những chiến sĩ yêu nước của ta, 4- ràng buộc dư luận và thi hành chính sách ngu dân, 5- đầu độc bằng rượu cồn, thuốc phiện. - Năm tội ác lớn về kinh tế: 1- bóc lột tước đoạt, 2- độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng, 3- sưu thuế nặng nề, vô lý đã bần cùng nhân dân ta, 4- đè nén khống chế các nhà tư sản ta, bóc lột tàn nhẫn công nhân ta, 5- gây ra thảm họa làm cho hơn 2 triệu đồng bào ta bị chết đói năm 1945. => sö dông ph­¬ng ph¸p liÖt kª; c©u v¨n ng¾n dµi, ®éng tõ m¹nh, ®iÖp tõ, ®iÖp có ph¸p, ng«n ng÷ s¾c s¶o; h×nh ¶nh gîi c¶m, giäng v¨n hïng hån. - Trong vòng 5 năm (1940 – 1945) thực dân Pháp đã hèn hạ và nhục nhã “bán nước ta 2 lần cho Nhật”. - Thẳng tay khủng bố Việt Minh; “thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng”. => Lời kết án đầy phÉn nộ, sôi sục căm thù: + Vạch trần thái độ nhục nhã của Pháp (quì gối, đầu hàng , bỏ chạy..). + Đanh thép tố cáo tội ác tày trời (từ đó,...từ đó..). Đó là lời khai tử dứt khoát cái sứ mệnh bịp bợm của thực dân Pháp đối với nước ta ngót gần một thế kỉ. * Quá trình đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta: - Từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Nhân dân ta đã nổi dậy giành chính quyền khi Nhật hàng Đồng minh. - Nhân dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân và chế độ quân chủ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. - Chế độ thực dân Pháp trên đất nước ta vĩnh viễn chấm dứt và xoá bỏ: (thoát ly hẳn, xóa bỏ hết.....) mọi đặc quyền, đặc lợi của chóng đối với đất nước ta. - Trên nguyên tắc dân tộc bình đẳng mà tin rằng các nước Đồng minh “quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam”: “Một dân tộc đã gan góc...được tự do. Dân tộc đó phải được độc lập”. => Phần thứ hai là những bằng chứng lịch sử không ai chối cãi được, đó là cơ sở thực tế và lịch sử của bản Tuyên ngôn độc lập được Hồ Chí Minh lập luận một cách chặt chẽ với những lí lẽ đanh thép, hùng hồn: Đó là lối biện luận chặt chẽ, logic, từ ngữ sắc sảo, cấu trúc đặc biệt, nhịp điệu dồn dập, lời văn biền ngẫu, cách hành văn theo hệ thống móc xich... b.3. PhÇn cßn l¹i: Lời tuyên bố với thế giới - Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập (từ khát vọng đến sự thật lịch sử hiển nhiên). - Nhân dân đã quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy (được làm nên bằng xương máu và lòng yêu nước). => Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá của dân tộc ta, thể hiện phong cách chính luận của Hồ Chí Minh. c. Kết bài: - TN là sự kế thừa và phát triển những áng “thiên cổ hùng văn” trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. - Làm nên những giá trị to lớn là cái tài, cái tâm của người cầm bút. - TN là bản anh hùng ca của thời đại HCM. Các dạng câu hỏi và bài tập: Câu 1: Giải thích vì sao bản “Tuyên ngôn Độc lập” của Việt Nam lại mở đầu bằng việc trích dẫn hai bản “Tuyên ngôn Độc lập” của Mĩ và “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của Cách mạng Pháp - Đó là căn cứ pháp lí cho bản tuyên ngôn của Việt Nam. “Tuyên ngôn Độc lập” của Mĩ và “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của Pháp là những bản Tuyên ngôn tiến bộ, được thế giới thừa nhận. - Tranh thủ sự ủng hộ của Mĩ và phe đồng minh. - Buộc tội Pháp đã lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái đến cướp nước ta, làm trái với tinh thần tiến bộ của chính bản “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của Cách mạng Pháp. Câu 2: Văn phong chính luận của Hồ Chí Minh được thể hiện như thế nào qua bản “Tuyên ngôn độc lập”? - Lập luận chặt chẽ: Mọi cố gắng trong lập luận của tác giả bản “Tuyên ngôn Độc lập” chủ yếu dựa trên lập trường quyền lợi tối cao của một dân tộc nói chung và của dân tộc ta nói riêng. - Lí lẽ đanh thép: Sức mạnh của lí lẽ được sử dụng trong bản tuyên ngôn xuất phát từ tình yêu công lí, thái đồ tôn trọng sự thật, và trên hết, dựa vào lẽ phải và chính nghĩa của dân tộc ta. - Bằng chứng đầy sức thuyết phục: Những bằng chứng xác thực, hùng hồn, không thể chối cãi cho thấy một sự quan tâm sâu sắc đến vận mệnh của dân tộc ta, hạnh phúc của nhân dân ta. Người lấy các dẫn chứng: chính trị, kinh tế, sự kiện lịch sử để tố cáo và buộc tội thực dân Pháp đối với nhân dân ta. - Ngôn ngữ hùng hồn: Cách sử dụng từ ngữ chan chứa tình cảm ngay từ câu đầu tiên của bản tuyên ngôn: “Hỡi đồng bào cả nước” (đồng bào - những người chung một bọc, anh em ruột thịt), và nhiều đoạn văn khác, luôn có cách xưng hô bộc lộ tình cảm tha thiết, gần gũi: đất nước ta, nhân dân ta, nước nhà của ta, dân tộc ta, những người yêu nước thương nòi của ta, nòi giống ta, các nhà tư sản ta, công nhân ta,... Câu 3: Phong cách nghệ thuật trong văn chính luận của Hồ Chí Minh thể hiện qua Tuyên ngôn độc lập? - Văn phong của HCM trong bản Tuyên ngôn độc lập rất đanh thép, hùng hồn, đầy sức thuyết phục. - Cách lậpluận chặt chẽ: dẫn trích mở đÇu bằng lời văn trong hai bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ (1776) và Tuyên ngôn Nhân quyền Dân quyền của Pháp (1791) làm cơ sở pháp lí. Dùng thủ pháp tranh luận theo lối: “gậy ông đập lưng ông”, lập luận theo lôgíc tam đoạn luận. - Bằng chứng hùng hồn, không ai chối cãi được. (trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị văn hoá). - Ngòi bút chính luận vừa hùng biện vừa trữ tình, dẫn chứng tiêu biểu, xác đáng, cách dùng từ, đặt câu hết sức linh hoạt. - Tuyên ngôn độc lập vừa có giá trị lịch sử lớn lao, vừa xứng đáng là tác phẩm văn chương đích thực, có thể xem là áng thiên cổ hùng văn của thời đại mới. Câu 4: Vì sao B¶n Tuyªn ng«n ®éc lËp cña Hå ChÝ Minh ®­îc coi lµ ¸ng v¨n chÝnh luËn mÉu mùc? * Nội dung tư tưởng: - Là một ỏng văn yờu nước lớn của thời đại. Tỏc phẩm đó khẳng định mạnh mẽ quyền độc lập tự do của con người, nờu cao truyền thống yờu nước, truyền thống nhõn đạo của dõn tộc VN. Tư tưởng ấy phù hợp với tư tưởng, tuyên ngôn của các cuộc cách mạng lớn trên thế giới (Pháp và Mĩ) đồng thời góp phần làm phong phú thêm lý tưởng của cách mạng thế giới. - Bác đã đứng trên quyền lợi của dân tộc, của đất nước để tiếp cận chân lý của thời đại qua lập luận suy r

File đính kèm:

  • docĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 12 NH 11-12 hồng.doc