Bài giảng Ngữ văn - Bài 24 Tiết 121 - Văn bản. Sang Thu Hữu Thỉnh

Câu 1: Ý nào sau đây nhận xét đúng về bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương?

A – thể thơ năm chữ, giọng điệu tha thiết, rạo rực nhiều hình ảnh thiên nhiên giàu sức gợi cảm.

B – Thể thơ bảy chữ, nhạc điệu trong sáng tha thiết, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, gợi cảm và những so sánh ẩn dụ sáng tạo.

C – Thể thơ tám chữ, giọng điệu trang trọng, tha thiết thành kính, nhiều hình ảnh ẩn dụ, gợi cảm lời thơ bình dị.

 

ppt34 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1253 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Ngữ văn - Bài 24 Tiết 121 - Văn bản. Sang Thu Hữu Thỉnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài giảng Ngữ văn 9 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thuý Giáo viên trường THCS Hồng Hà Sơn Tây – Hà Tây Tháng 3 năm 2008 Câu 1: ý nào sau đây nhận xét đúng về bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương? A – thể thơ năm chữ, giọng điệu tha thiết, rạo rực nhiều hình ảnh thiên nhiên giàu sức gợi cảm. B – Thể thơ bảy chữ, nhạc điệu trong sáng tha thiết, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, gợi cảm và những so sánh ẩn dụ sáng tạo. C – Thể thơ tám chữ, giọng điệu trang trọng, tha thiết thành kính, nhiều hình ảnh ẩn dụ, gợi cảm lời thơ bình dị. Kiểm tra bài cũ C Câu 2: Lựa chọn các từ: “thành kính, đau xót, tự hào, trầm lắng”để điền vào chỗ trống trong câu văn sau cho phù hợp: “Cảm hứng bao trùm bài thơ: Viếng lăng Bác là niềm xúc động thiêng liêng, , lòng biết ơn và , pha lẫn khi tác giả từ miền Nam ra viếng Bác; cảm hứng đó đã tạo nên giọng thơ trang nghiêm”. thành kính tự hào đau xót trầm lắng I – Tìm hiểu chung 1 – Tác giả - Sinh ngày 15/ 2 / 1942. Quê: Phú Vinh- Duy Phiên, Tam Dương – Vĩnh Phúc. Thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Tham gia ban chấp hành hội nhà văn Việt Nam khoá III, IV, V. Hiện nay là chủ tịch hội nhà văn Việt Nam. Phong cách thơ tha thiết, nhỏ nhẹ, sâu lắng, thường viết nhiều viết hay về con người, cuộc sống ở nông thôn đặc biệt về mùa thu. Ngữ văn - Bài 24 Tiết 121 - Văn bản. Bài thơ : “Sang thu”sáng tác1977 tại làng Khương Hạ Thanh Xuân – Hà Nội. Bài thơ in trong tập thơ : “Từ chiến hào tới thành phố”. 3 – Cấu trúc văn bản Thể thơ năm chữ - Là một bài thơ trữ tình. - Phương thức biểu đạt: Miêu tả kết hợp với biểu cảm. Ngữ văn – Bài 24- Tiết 121. Văn bản: Sang Thu – Hữu Thỉnh. I - Tìm hiểu chung. 1- Tác giả. 2 - Tác phẩm. 1- Khổ thơ đầu: Đọc giọng nhẹ, nhịp chậm, khoan thai, trầm lắng, thoáng suy tư “Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về” Ngữ văn – Bài 24- Tiết 121. Văn bản : Sang Thu – Hữu Thỉnh. I – Tìm hiểu chung. 1- Tác giả. 2 - Tác phẩm. II- Đọc – hiểu văn bản. Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Mùa Thu được cảm nhận: + Trong trạng thái đột ngột bất ngờ. + Từ nơi làng quê yên bình giản dị. + Từ cảm nhận tinh tế của tác giả. Ngữ văn – Bài 24- Tiết 121. văn bản : Sang Thu – Hữu Thỉnh. I – Tìm hiểu chung. 1- Tác giả. 2 - Tác phẩm. II- Đọc - hiểu Văn bản. 1- Khổ thơ đầu. Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về. Nghệ thuật nhân hoá, từ láy, từ biểu cảm cho thấy: + Mùa thu đang đến lặng lẽ mà rộn ràng. + Tâm trạng nhà thơ ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng xao xuyến. Nhà thơ có tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên thời tiết thu và cuộc sống nơi làng quê, yêu dân tộc Việt Nam. “Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu.” Sông Chim Mây Dấu hiệu mùa thu rõ rệt hơn: Vạn vật đang chuyển mình. Ngữ văn – Bài 24- Tiết 121. văn bản : Sang Thu Hữu Thỉnh. I – Tìm hiểu chung. 1- Tác giả. 2 - Tác phẩm. II- Đọc - hiểu Văn bản. 1- Khổ thơ đầu. 2- Khổ thơ giữa. Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Nghệ thuật nhân hoá, đối lập, từ láy gợi hình: Sự thay đổi của đất trời theo tốc độ chuyển động từ hạ sang thu có cái nhanh, có cái chậm nhưng nhẹ nhàng mà rõ rệt. Có đám mây mùa hạ ------------Vắt nửa mình sang thu Hình ảnh liên tưởng gợi hình, gợi cảm : Ranh giới giữa mùa hạ - mùa thu mơ hồ, nên thơ. Tâm hồn nhà thơ giàu xúc cảm, tha thiết với quê hương. 3 –Khổ thơ cuối Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Trên hàng cây đứng tuổi Cảnh vật thời tiết thay đổi, tất cả còn những dấu hiệu mùa hạ nhưng giảm dần mức độ cường độ … lặng lẽ vào thu. Sấm cũng bớt bất ngờ Hình ảnh ẩn dụ Sấm: Những vang động bất thường của ngoại cảnh. Hàng cây đứng tuổi : Những con người đã từng trải, những cuộc đời sang thu. Khi đã từng trải, con người trở nên vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. Nhà thơ : Người có quan điểm triết lí cuộc đời sâu sắc, có tấm lòng yêu thiên nhiên , đất nước qua sự cảm nhận tinh tế cảnh làng quê lúc sang thu. Nghệ thuật : - Từ láy gợi hình, giàu sức biểu cảm. - Phép liên tưởng, tưởng tượng độc đáo thú vị và sáng tạo, nghệ thuật nhân hoá, ẩn dụ , đối lập tự nhiên hợp lí. Nội dung : Những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt của đất, trời từ cuối hạ sang thu, qua những cảm nhận tinh tế sâu sắc của tác giả. -Tình yêu tha thiết, trân trọng vẻ đẹp quê hương và những suy nghĩ sâu lắng về con người, cuộc đời sang thu. Ngữ văn – Bài 24 - Tiết 121. văn bản : Sang Thu – Hữu Thỉnh. I – Tìm hiểu chung. 1- Tác giả. 2 - Tác phẩm. II- Đọc - hiểu Văn bản. 1- Khổ thơ đầu. 2- Khổ thơ giữa. 3 – Khổ thơ cuối. III- tổng kết. Luyện tập */ Bài 1: Em hãy cho biết dòng nào nêu đúng tâm tư tình cảm của tác giả trong bài Sang thu? A- Tình yêu tha thiết đối với mùa thu đất Việt. B – Tình yêu quê hương nơi gắn bó những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ ấu. C – Niềm tự hào về vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam. D – Những cảm nhận tinh tế về sự biến đổi cuả đất trời ở thời điểm cuối hạ sang thu. D D Bài 2 Dòng nào nêu đủ và đúng nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “ Sang thu” ? A – Ngôn ngữ trong sáng cô đọng. B – Lời thơ tinh tế, hình ảnh giàu sức biểu cảm. C – Hình ảnh chọn lọc, gợi tình cảm nhiều hơn tả thực. ý thơ hàm súc, chứa chan tình cảm. C Bỗng.. Phả... Nếu mùa xuân là mùa hội tụ của những bàn tay nghệ sĩ tài hoa thì mùa thu bước vào thơ ca cũng tự nhiên và gần gũi. Trước đây, Nguyễn Khuyến nổi tiếng với ba bài thơ thu: “Thu điếu, thu vịnh, thu ẩm”, sau này Xuân Diệu có “Đây mùa thu tới”.Nhỏ nhẹ, khiêm nhường, Hữu Thỉnh cũng góp vào mùa thu đất nước một góc quê hương sang thu qua bài thơ Sang thu. Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về. Đoạn thơ có cái hương vị ấm nồng của chớm thu ở miền quê nhỏ. Tín hiệu đầu tiên để tác giả nhận ra là hương ổi phả trong gió. Mùi hương quê nhà mộc mạc được gió đưa trong không gian cứ lan toả, thoang thoảng bay. Cảm giác bất chợt đến với nhà thơ “Bỗng nhận ra”. Một sự bất ngờ mà như đã đợi sẵn, đợi từ lâu rồi, để giờ đây có dịp buông ra ngay. Trong số chúng ta chắc chắn không ai chưa một lần nếm vị ổi giòn ngọt, chua chua nơi đầu lưỡi. Cái dư vị của hương ổi đó cứ vấn vít vương lại trong ta khi chợt đọc câu thơ của Hữu Thỉnh. Có hương ổi. Và gió. Và sương. những hạt sương thu mềm mại, ươn ướt giăng màn qua ngõ. Mùa thu lại về. Mùa thu mang theo hương quê và sương mờ ướt lạnh. Dường như có thêm sương nên thu dễ nhận hơn. “Sương chùng chình qua ngõ”, “chùng chình” hay là đợi chờ gì đây? Cứ dần dần như thế, Cứ nhẹ nhàng, mềm mại như thế, thu đến từ lúc nào không hay. “Hình như thu đã về”. Nhà thơ giật mình, hơi bối rối. Tự bao giờ nhỉ? Thu về? Từ hương ổi hay từ gió, hay từ sương? Hữu Thỉnh cũng hơi ngỡ ngàng trước thoáng đi bất chợt của mùa thu. Thu về, thu lại về trên quê hương trên những con đường bờ đê và trên cả những con sông, cánh chim trời. Cái bỡ ngỡ ban đầu vụt tan biến đi nhường chỗ cho sự rung cảm mãnh liệt trước mùa thu: “Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu” Con sông quê hương dềnh nước chờ mùa thu. Những cánh chim bay vội vã. Tất cả đều hối hả, xôn xao khi thu về. Không còn cái gay gắt của mùa hè nóng nực, chỉ còn lại một bầu không gian ẩm ướt và se lạnh. Một thoáng rối lòng để rồi nhường lại cho thu. Mùa thu vừa chớm rất nhẹ, rất dịu, rất êm, mơ hồ như cả đất trời đang rùng mình thay áo mới. Hữu Thỉnh không tả trời thu “xanh ngắt mấy từng cao” như Nguyễn Khuyến mà chỉ điểm vào bức tranh thu một chút mây vương lại của mùa hè vừa qua : “Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu” Mây trời vắt nửa mình sang thu. Lối diễn đạt của nhà thơ thật độc đáo. Hình như trong đám mây đó còn lại một vài làn nắng ấm của mùa hè nên mới “vắt nửa mình ”. Thu về làm cho bao cảnh vật đổi thay và đám mây cũng khác lạ. Với hai khổ thơ ngắn, nhà thơ đã dựng lại một bức tranh thu nồng đượm hơi ấm cuộc đời, hơi ấm quê hương nhà. Những hình ảnh sang thu thân quen, giản dị mà tươi tắn, sống động. Với những từ láy: “chùng chình, vội vã, dềnh dàng”, và một giọng thơ vừa có thoáng ngỡ ngàng, vừa vui sướng, Hữu Thỉnh đã đưa ta về một miền quê dân dã mà ấm áp tình người. Để rồi cùng tác giả cảm nhận tiết trời sang thu thật nhẹ nhàng mà rõ rệt: “Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi”. Bầu trời, nắng mưa lúc sang thu đã đổi khác. Nắng nhạt dần không còn chói chang dữ dội gay gắt. Mưa cũng bớt đi, sấm cũng ít hơn, nhỏ hơn không còn đùng đùng đoàng đoàng, đột ngột vang rền cùng với những tia chớp xanh sáng xé rách bầu trời trong những trận mưa bão tháng sáu, tháng bảy. Chính vì thế hàng cây không còn bị bất ngờ “giật mình” vì tiếng sấm nữa. Bằng nghệ thuật ẩn dụ, hai câu thơ cuối “Sấm cũng bớt bất ngờ- trên hàng cây đứng tuổi” mang ý nghĩa triết lí sâu sắc Sấm: Những âm vang biến động của ngoại cảnh cuộc đời – Hàng cây đứng tuổi: Là tuổi đời con người. Con người càng từng trải càng vững vàng hơn, bình tĩnh hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh cuộc đời. Trời đất sang thu hay chính đời người sang thu? Lời thơ không chỉ tả cảnh thu của thiên nhiên đất trời mà còn chứa chất suy nghiệm về con người và cuộc sống của tuổi đời khi sang thu… Sang Thu- khúc giao mùa nhẹ nhàng, thơ mộng bâng khuâng mà cũng thầm thì triết lí, đã nối tiếp hành trình thơ thu Dân tộc, góp một tiếng thơ đằm thắm về mùa thu quê hương, đem đến cho thế hệ trẻ tình yêu đất nước qua nét thu đẹp Việt Nam. - Học thuộc bài thơ “Sang thu – Hữu Thỉnh” Hãy kể tên bốn bài thơ khác viết về mùa thu mà em biết? So sánh rồi cho biết nét đặc sắc ở bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh. Chuẩn bị : Soạn bài “Nói với con- của Y Phương”. Hướng dẫn về nhà

File đính kèm:

  • pptSang thu(19).ppt