- Chính Hữu sinh năm1926
- Tên thật: Trần Đình Đắc
- Quê: Huyện Can Lộc tỉnh
Hà Tĩnh
- Từ người lính Trung đoàn thủ
đô trở thành nhà thơ quân đội
- Thơ ông chủ yếu viết về người lính và hai cuộc kháng chiến, đặc biệt là những tình cảm cao đẹp của người lính như tình đồng chí, đồng đội tình quê hương sự gắn bó giữa tiền tuyến và hậu phương.
19 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1508 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn 9-Tiết 47: Văn bản: Đồng chí Chính Hữu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên Trần Thị Thoa Trường THCS Thống Nhất Ngữ văn 9-Tiết 47: Văn bản: Đồng chí Chính Hữu I. Đọc-hiểu chú thích 1.Tác giả - Chính Hữu sinh năm1926 - Tên thật: Trần Đình Đắc - Quê: Huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh Từ người lính Trung đoàn thủ đô trở thành nhà thơ quân đội - Thơ ông chủ yếu viết về người lính và hai cuộc kháng chiến, đặc biệt là những tình cảm cao đẹp của người lính như tình đồng chí, đồng đội tình quê hương sự gắn bó giữa tiền tuyến và hậu phương. - Tác phẩm chính: Tập thơ “Đầu súng trăng treo” (1966) - Bài thơ “Đồng chí” sáng tác năm 1948 tại nơi ông phải nằm điều trị bệnh - Là bài thơ đầu tiên trong tập “Đầu súng trăng treo”, là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của văn học thời kì kháng chiến chống Pháp. 2.Tác phẩm 3.Chú thích khác - Đồng chí: Người có cùng chí hướng lý tưởng. - Đôi tri kỉ: đôi bạn thân thiết, hiểu bạn như hiểu mình. II. Đọc- Hiểu văn bản. 1.Đọc: - Đọc với nhịp hơi chậm để diễn tả những tình cảm, cảm xúc được lắng lại dồn nén. - Ba dòng cuối đọc với nhịp chậm hơn và giọng hơi lên cao để khắc hoạ được hình ảnh vừa cụ thể vừa giàu ý nghĩa biểu tượng. 2. Tìm hiểu chung. Thảo luận nhóm Nhóm 1: Bài thơ được làm theo thể thơ gì? Nêu hiểu biết của em về thể thơ đó? Nhóm 2: Bài thơ viết về đề tài gì? Tình đồng đội. Tình anh em. Tình bạn bè. Nhóm 3. Mạch cảm xúc trong bài thơ được triển khai như thế nào? Nêu bố cục của bài thơ? Ngữ văn 9-Tiết 47: Văn bản: Đồng chí Chính Hữu I. Đọc-hiểu chú thích Hướng dẫn đọc Ngữ văn 9-Tiết 47: Văn bản: Đồng chí Chính Hữu I. Đọc-hiểu chú thích 2. Tìm hiểu chung. 1.Đọc: II. Đọc- Hiểu văn bản. Thể thơ: - Thơ tự do: - Các câu thơ với số tiếng khác nhau chủ yếu là vần chân, nhịp thơ không cố định, theo dòng mạch cảm xúc. b. Đề tài: Tình đồng chí, đồng đội. c. Mạch cảm xúc , bố cục. - Cả bài thơ tâp trung thể hiện vẻ đep và sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội nhưng ở mỗi dòng sức nặng của tư tưởng cảm xúc được dẫn dắt để dồn tụ vào những dòng thơ gây ấn tượng sâu đậm (các dòng 7, 17, 20) Bố cục: 3 phần: 7 câu đầu: Những cơ sở của tình đồng chí 10 câu tiếp: Những biểu hiện của tình đồng chí. 3 câu cuối: Hình ảnh người lính. Cùng sát cánh bên nhau theo tiếng gọi của cuộc kháng chiến 3. Tìm hiểu nội dung a. 7 câu đầu: Những cơ sở hình thành tình đồng chí . Ngữ văn 9-Tiết 47: Văn bản: Đồng chí Chính Hữu I. Đọc-hiểu chú thích 1.Đọc: 2. Tìm hiểu chung. II. Đọc-hiểu văn bản a. Những cơ sở hình thành tình đồng chí . - Cảnh ngộ xuất thân: nước mặn đồng chua đất cày lên sỏi đá Nông dân lao động nghèo Quen nhau Súng bên súng Xa lạ Cùng chung nhiêm vụ, sát cánh bên nhau trong chiến đấu Chung ý nghĩ, lý tưởng Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ - Hình ảnh cụ thể, giản dị, gợi cảm - Gần gũi, chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui - mối tình của những người bạn chí cốt. đầu sát bên đầu - Đồng chí! Tạo một nốt nhấn, nó vang lên như một sự phát hiện mới - Câu thơ đánh dấu một mốc mới trong mạch cảm xúc và bao hàm những ý nghĩa sâu xa. Sáu câu thơ đầu là tình đồng đội tri kỷ, đến đây được nâng lên thành tình đồng chí thiêng liêng. Đồng chí nghĩa là không chỉ có sự gắn bó thân tình mà còn là chung chí hướng cao cả. Hai tiếng đồng chí vừa giản dị ,thân mật vừa thiêng liêng. Một dòng thơ đầy sức nặng suy nghĩ. Ngữ văn 9-Tiết 47: Văn bản: Đồng chí Chính Hữu II. Đọc-hiểu văn bản I. Đọc-hiểu chú thích 1.Đọc: 2. Tìm hiểu chung. 3. Tìm hiểu nội dung a. Những cơ sở hình thành tình đồng chí . Sự khẳng định về một tình cảm rất đỗi thiêng liêng Bản lề gắn kết giữa đoạn đầu và đoạn thứ hai của bài thơ. Ngữ văn 9-Tiết 47: Văn bản: Đồng chí Chính Hữu Câu hỏi trắc nghiệm: Từ “đồng chí” được tách thành một câu thơ riêng . Điều đó có ý nghĩa gì? A. Là sự phát hiện, lời khẳng định tình cảm của những người lính trong 6 câu thơ đầu. B. Nâng cao ý thơ của đoạn trước và mở ra ý thơ của đoạn sau. C. Tạo nên sự độc đáo trong giọng điệu cho bài thơ. D. Cả A, B, C đều đúng. b. 10 câu tiếp: Những biểu hiện của tình đồng chí. Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không , mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính Sự cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau: nỗi nhớ quê hương. Nhân hoá: Giếng nước gốc đa đang ngày đêm dõi theo anh trai cày ra trận - Nỗi nhớ 2 chiều: I. Đọc-hiểu chú thích 1.Đọc: 2. Tìm hiểu chung. 3. Tìm hiểu nội dung a. Những cơ sở hình thành tình đồng chí . II. Đọc-hiểu văn bản b. Những biểu hiện của tình đồng chí. Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không , mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính Người lính nhớ quê hương Quê hương nhớ người lính Ngữ văn 9-Tiết 47: Văn bản: Đồng chí Chính Hữu Ngữ văn 9-Tiết 47: Văn bản: Đồng chí Chính Hữu II. Đọc-hiểu văn bản I. Đọc-hiểu chú thích 1.Đọc: 2. Tìm hiểu chung. 3. Tìm hiểu nội dung a. Những cơ sở hình thành tình đồng chí . b. Những biểu hiện của tình đồng chí. Mặc kệ- Nói lên sự dứt khoát, mạnh mẽ, ý chí quyết tâm ra đi vì nghĩa lớn. Gợi ra chất vui, hóm hỉnh, lạc quan của người lính trẻ Vẻ đẹp tâm hồn của người lính cách mạng áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Nghệ thuật liệt kê. Câu thơ đối xứng, sóng đôi (từng cặp hoặc từng câu) áo anh- quần tôi Rách vai - vài mảnh vá - chân không giày - Chi tiết chân thật, không tô vẽ cường điệu Chia sẻ những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính Ngữ văn 9-Tiết 47: Văn bản: Đồng chí Chính Hữu II. Đọc-hiểu văn bản I. Đọc-hiểu chú thích 1.Đọc: 2. Tìm hiểu chung. 3. Tìm hiểu nội dung a. Những cơ sở hình thành tình đồng chí . b. Những biểu hiện của tình đồng chí. Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi Cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính “Biết” - nếm trải, cùng chung chịu gian nan thử thách. Cùng trải qua những cơn sốt rét hành hạ, tàn phá cơ thể người lính sống ở rừng. Miệng cười buốt giá Nụ cười bừng sáng lên trong gió rét, gian lao, khó khăn. Nụ cười của tình đồng chí, tình yêu thương vô bờ. Tinh thần lạc quan Ngữ văn 9-Tiết 47: Văn bản: Đồng chí Chính Hữu II. Đọc-hiểu văn bản I. Đọc-hiểu chú thích 1.Đọc: 2. Tìm hiểu chung. 3. Tìm hiểu nội dung a. Những cơ sở hình thành tình đồng chí . b. Những biểu hiện của tình đồng chí. Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. -Tình cảm gắn bó sâu nặng giữa những người lính. -Bàn tay nói lời im lặng của sự đoàn kết gắn bó, cảm thông và cả sự hứa hẹn lập công. -Hình ảnh ấm áp, truyền cho nhau tình thương và sức mạnh tinh thần để vượt qua mọi gian khổ.Tình đồng chí sưởi ấm tấm lòng họ Ngữ văn 9-Tiết 47: Văn bản: Đồng chí Chính Hữu II. Đọc-hiểu văn bản I. Đọc-hiểu chú thích 1.Đọc: 2. Tìm hiểu chung. 3. Tìm hiểu nội dung a. Những cơ sở hình thành tình đồng chí . b. Những biểu hiện của tình đồng chí. Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo. 3 hình ảnh: - người lính - khẩu súng - vầng trăng c. Ba câu cuối - Biểu tượng của tình đồng chí. - Thời gian: đêm khuya - Không gian: rừng hoang sương muối (lạnh tái tê) - Tình huống: những người lính phục kích, chờ giặc, đứng bên nhau Gợi sự khốc liệt của chiến tranh Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp họ vượt lên tất cả những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ thiếu thốn. Tình đồng chí sưởi ấm lòng họ giữa cảnh rừng hoang mùa đông, sương muối giá rét. Ngữ văn 9-Tiết 47: Văn bản: Đồng chí Chính Hữu II. Đọc-hiểu văn bản I. Đọc-hiểu chú thích 1.Đọc: 2. Tìm hiểu chung. 3. Tìm hiểu nội dung a. Những cơ sở hình thành tình đồng chí . b. Những biểu hiện của tình đồng chí. c. Ba câu cuối - Biểu tượng của tình đồng chí. Đầu súng trăng treo Súng tượng trưng cho hành động chiến đấu, chiến tranh khốc liệt Trăng cái đẹp yên ả, thanh bình, trong sáng. thực tại chiến sĩ Súng Trăng gần xa mơ mộng chất chiến đấu chất trữ tình thi sĩ bảo vệ “Đầu súng trăng treo” ngoài hình ảnh 4 chữ này còn có nhịp điệu như nhịp lắc của một cái gì lơ lửng, chông chênh, trong sự bát ngát. Nó nói lên một cái gì lơ lửng ở rất xa chứ không phải là buôc chặt, suốt đêm vầng trăng ở bầu trời cao xuống thấp dần và có lúc như treo lơ lửng trên đầu mũi súng. Những đêm phục kích chờ giặc, vầng trăng đối với chúng tôi như một người bạn; rừng hoang sương muối là một khung cảnh thật” - Chính Hữu - Ngữ văn 9-Tiết 47: Văn bản: Đồng chí Chính Hữu II. Đọc-hiểu văn bản I. Đọc-hiểu chú thích 1.Đọc: 2. Tìm hiểu chung. 3. Tìm hiểu nội dung a. Những cơ sở hình thành tình đồng chí . b. Những biểu hiện của tình đồng chí. c. Ba câu cuối - Biểu tượng của tình đồng chí. d. Hình ảnh người lính cách mạng trong kháng chiến chống Pháp. Xuất thân: nông dân Sẵn sàng bỏ lại những gì quí giá , thân thiết nơi làng quê để ra đi vì nghĩa lớn. Vượt qua những gian khổ thiếu thốn tột cùng: sốt rét rừng, trang phục phong phanh giữa muà đông giá lạnh mà vẫn sáng lên nụ cười lạc quan. Đẹp nhất ở họ là tình đồng chí đồng đội sâu sắc, thắm thiết. Kết tinh hình ảnh người lính và tình đồng chí ở họ là bức tranh đặc sắc trong đoạn cuối bài thơ. Ngữ văn 9-Tiết 47: Văn bản: Đồng chí Chính Hữu II. Đọc-hiểu văn bản I. Đọc-hiểu chú thích 1.Đọc: 2. Tìm hiểu chung. 3. Tìm hiểu nội dung Tổng kết a. Nội dung. Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu được thể hiên thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đep tinh thần của người lính cách mạng. b. Nghệ thuật. - Thể thơ tự do. - Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm. - Bài thơ là một trong những thành công sớm nhất của thơ ca viết về bộ đội góp phần mở ra phương hướng khai thai thác chất thơ, vẻ đẹp của người lính trong cái bình dị, bình thường chân thật (không phô trương, lãng mạn thi vị hoá) Đồng chí là cùng chung chí hướng, lý tưởng. Đây cũng là cách xưng hô của những người cùng trong một đoàn thể cách mạng. Vì vậy tình đồng chí là bản chất cách mạng của tình đồng đội và thể hiện sâu sắc tình đồng đội. Trắc nghiệm: Dòng nào sau đây giải thích chính xác nhan đề của bài thơ “Đồng chí”? “Đồng chí” là sự kết tinh của đồng đội, tình tri âm tri kỉ. “Đồng chí” là cách gọi nhau của những người cùng đoàn thể. “Đồng chí” là bản chất của tình đồng đội giữa những người lính. Một vài kỷ niệm nhỏ về bài thơ “Đồng chí” Vào cuối năm 1947, tôi tham gia chiến dịch Việt Bắc….Phải nói là chiến dịch vô cùng gian khổ. Bản thân tôi cũng chỉ phong phanh trên người một bộ áo cánh, đầu không mũ, chân không giày. Đêm ngủ nhiều khi phải rải lá khô để nằm, không có chăn màn ,ăn uống rất kham khổ vì đang trên đường hành quân truy kích địch. Bài thơ “Đồng chí”được làm sau bài thơ “Ngày về”. Tôi thấy lúc này làm thơ cao xa quá là vô trách nhiệm với những người cùng chiến đấu hi sinh với mình. Trong bài thơ “Đồng chí” tôi muốn nhấn mạnh đến tình đồng đội. Suốt cả cuôc chiến đấu chỉ có một chỗ dựa dường như là duy nhất để tồn tại, để chiến đấu là tình đồng chí, tình đồng đội…Bài thơ là lời tâm sự viết ra để tặng đồng đội, tặng người bạn nông dân của mình….Tất cả những hình ảnh gian khổ của đời lính như thiếu ăn thiếu mặc, sốt rét bệnh tật…tôi và bạn đều cùng trải qua. Trong những hoàn cảnh đó, chúng tôi là một, gắn bó trong tình đồng đội… Đi phục kích chờ giặc trong đêm trước mắt tôi chỉ có ba nhân vật: khẩu súng ,vầng trăng và người bạn chiến đấu. Ba nhân vật quyện với nhau tạo ra hình ảnh : “Đầu súng trăng treo”…Rừng mùa đông ở Việt Bắc rất lạnh, nhất là vào những đêm có sương muối. Sương muối làm buốt tê da như những mũi kim châm và đến lúc nào đó bàn chân tê cứng đến mất cảm giác. Tất cả những gian khổ của đời lính trong giai đoạn này thật khó kể hết nhưng chúng tôi vẫn vượt lên được nhờ sự gắn bó, tiếp sức của tình đồng đội trong quân ngũ. Cho đến hôm nay, mỗi khi nghĩ đến tình đồng đội năm xưa, lòng tôi vẫn còn xúc động bồi hồi. (Nhà văn nói về tác phẩm-NXB Văn học, Hà Nội 1994) Dặn dò: Về nhà: Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn cuối bài thơ “Đồng chí” III. Luyện tập. Trong bài thơ “Đồng chí”, sức mạnh nào đã giúp cho những người lính có thể vượt qua những gian lao, thiếu thốn trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp? A. Lý tưởng chiến đấu. B. Tình thương yêu gắn bó. C. Sự đồng cam cộng khổ. D. Cả A ,B,C.
File đính kèm:
- dong chi(26).ppt