Bài giảng Ngữ văn 9 Tiếng nói của văn nghệ

1.Tác giả:

Nguyễn Đình Thi

(1924 - 2003)

Ông quê ở Hà Nội, ông giữ nhiều chức vụ trong nhà nước cũng như các tổ chức văn hoá, hội nhà văn.

Ông được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996.

Hoạt động văn nghệ: đa dạng và nhiều thể loại: thơ, kịch, văn, lí luận phê bình

ppt22 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1872 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Ngữ văn 9 Tiếng nói của văn nghệ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài giảng Ngữ văn 9 Nguyễn Đình Thi Tiếng nói của văn nghệ I.Giới thiệu chung 1.Tác giả: Nguyễn Đình Thi (1924 - 2003) Ông quê ở Hà Nội, ông giữ nhiều chức vụ trong nhà nước cũng như các tổ chức văn hoá, hội nhà văn. Ông được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996. Hoạt động văn nghệ: đa dạng và nhiều thể loại: thơ, kịch, văn, lí luận phê bình. Giới thiệu chung 2.Tác phẩm: a.Xuất xứ: viết năm 1948 (đầu cuộc kháng chiến chống Pháp) Tiểu luận được trích trong cuốn: Mấy vấn đề văn học - xuất bản năm 1956. b.Thể loại: Nghị luận - Hệ thống luận điểm (tính khái quát lí luận, nội dung, cách thức…) *Nội dung: tác giả khẳng định sức mạnh lớn lao của văn nghệ trong đời sống. II.Tìm hiểu bài Bài nghị luận này phân tích nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ, khẳng định sức mạnh lớn lao của nó đối với đời sống con người. Hãy tóm tắt hệ thống luận điểm và nhận xét về bố cục của bài nghị luận. II.Tìm hiểu bài 1.Bố cục của tiểu luận: 3 phần bao gồm các luận điểm tương ứng. Luận điểm 1: Cùng với thực tại khách quan, nội dung của văn nghệ còn là nhận thức mới mẻ, là tất cả tư tưởng, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm văn nghệ lớn là một cách sống của tâm hồn, từ đó làm “thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ”. II.Tìm hiểu bài 1.Bố cục của tiểu luận: 3 phần bao gồm các luận điểm tương ứng. Luận điểm 2: Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối với cuộc sống con người, nhất là trong hoàn cảnh chiến đấu, sản xuất vô cùng gian khổ của dân tộc ta ở những năm đầu kháng chiến. Luận điểm 3: Văn nghệ có khả năng cảm hoá, sức mạnh lôi cuốn của nó thật kì diệu bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác động tới mỗi con người qua những rung cảm sâu xa tự trái tim. II.Tìm hiểu bài Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ là gì? II.Tìm hiểu bài 2.Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ Tác phẩm nghệ thuật lấy chất liệu ở thực tại đời sống khách quan. Khi sáng tạo một tác phẩm, nghệ sĩ gửi vào đó một cách nhìn, lời nhắn nhủ của riêng mình. Nội dung của tác phẩm văn nghệ quan trọng là tư tuởng, tấm lòng của nghệ sĩ gửi gắm trong đó. II.Tìm hiểu bài 2.Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ Tác phẩm văn nghệ không cất lên những những lí thuyết khô khan mà chứa đựng tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét…của nghệ sĩ. Nó mang đến cho ta bao rung động , ngỡ ngàng trước những điều tưởng như vô cùng quen thuộc Dẫn chứng: “Văn nghệ không thể sống xa lìa cuộc sống.” “Chỗ đứng của văn nghệ chính là chỗ giao nhau của tâm hồn con người với cuộc sống hành động..” II.Tìm hiểu bài Nội dung của văn nghệ là rung cảm và nhận thức của từng người tiếp nhận. Nó sẽ được mở rộng, phát huy vô tận qua từng thế hệ người đọc, người xem,.. Dẫn chứng: “Nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng. Không tư tưởng, con người có thể nào con là con người”. “Cái tư tưởng trong nghệ thuật là một tư tưởng náu mình yên lặng... Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần… Lần đọc thứ hai chậm hơn... Cho đến một câu thơ kia người đọc nghe thì thầm mãi trong lòng, mắt không rời trang giấy”. II.Tìm hiểu bài 2.Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ Tóm lại: Nội dung của văn nghệ khác với nội dung của các bộ môn khoa học khác như dân tộc học, xã hội học...Các bộ môn này nghiên cứu thực tại khác quan. Văn nghệ tập trung khám phá thể hiện chiều sâu tính cách số phận con người, thế giới bên trong của con người. Nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể và sinh động, là đời sống mang tính cụ thể và sinh động qua cách nhìn cá nhân của mỗi nghệ sĩ II.Tìm hiểu bài Tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ? II.Tìm hiểu bài 3.Con người cần tiếng nói của văn nghệ. Văn nghệ giúp chúng ta cuộc sống đầy đủ hơn, phong phú hơn với cuộc sống của chính mình: Dẫn chứng: Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong... Mắt ta nhìn, óc ta nghĩ”. “Những nghệ sĩ lớn đem tới được cho cả thời đại họ một cách sống của tâm hồn”. II.Tìm hiểu bài Trong những trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống, tiếng nói của văn nghệ còn là sợi dây ràng buộc họ với đời sống bên ngoài, với tất cả những sự sống, hoạt động, vui buồn gần gũi. Dẫn chứng: “ Những người ... bị tù chung thân ...” “Những người đàn bà nhà quê lam lũ ...” “Những câu ca dao ... đã gieo vào bóng tôi ...lay động tình cảm. Ánh đèn buổi chèo, nhân vật, lời nói câu hát làm cho những con người ấy ... được cười hả dạ hay rỏ giấu một giọt nước mắt”. “Văn nghệ làm tâm hồn họ thực được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sông”. II.Tìm hiểu bài 3.Con người cần tiếng nói của văn nghệ. Văn nghệ góp phần làm tươi mát những sinh hoạt khắc khổ thường ngày, giữ cho “đời cứ tươi”. Tác phẩm văn nghệ hay giúp cho con người vui lên, biết rung cảm và ước mơ trong cuộc đời còn lắm vất vả cực nhọc. *Dẫn chứng: “Nguyễn Du viết: Cỏ non... bông hoa”. “Hai câu thơ làm chúng ta... khi mua xuân tái sinh tươi trẻ -> ta thấy trong lòng có sự sống tươi trẻ”. “Một cuốn tiểu thuyết nếu chỉ làm cho trí tò mò của ta thoả ... Nhưng ta đọc dòng cuối cùng... Trước trang sách chưa muốn... nặng suy nghĩ, trong lòng vương vất những vui buồn không bao giờ quên được”. II.Tìm hiểu bài Tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng cách nào mà có khả năng kì diệu đến vậy? (Tư tưởng nội dung của văn nghệ được thể hiện bằng hình thức nào? Tác phẩm nghệ thuật tác động đến người đọc qua con đường nào và bằng cách gì? ) II.Tìm hiểu bài 4.Con đường văn nghệ đến với người đọc và khả năng kì diệu của nó. Sức mạnh riêng của văn nghệ bắt nguồn từ nội dung của nó và con đường mà nó đến với người đọc, người nghe. II.Tìm hiểu bài 4.Con đường văn nghệ đến với người đọc và khả năng kì diệu của nó. “Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm” –Tôn xtôi ->Tác phẩm văn nghệ chứa đựng tình yêu ghét, niềm vui buồn của chúng ta trong đời sống sinh động thường ngày. -> Tư tưởng nghệ thuật không khô khan, trừu tượng mà lắng sâu thấm vào những cảm xúc, nỗi niềm. II.Tìm hiểu bài 4.Con đường văn nghệ đến với người đọc và khả năng kì diệu của nó. “Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm” –Tôn xtôi Từ đó, tác phẩm văn nghệ lay động cảm xúc, đi và nhận thức, tâm hồn chúng ta qua con đường tình cảm… Đến với một tác phẩm văn nghệ chúng ta được sống cùng cuộc sống miêu tả đó, được yêu, ghét, vui, buồn… Cùng các nhân vật và nghệ sĩ. *Dẫn chứng: “Nghệ thuật không đứng... bước lên đường ấy” II.Tìm hiểu bài 4.Con đường văn nghệ đến với người đọc và khả năng kì diệu của nó. “Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm” –Tôn xtôi Khi tác động bằng nội dung, cách thức đặc biệt ấy, văn nghệ góp phần giúp mọi người tự nhận thức mình, tự xây dựng mình. Như vậy, văn nghệ thực hiện các chức năng của nó một cách tự nhiên, có hiệu quả lâu bền, sâu sắc. III. Tổng kết Nêu vài nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi qua bài tiểu luận này? III. Tổng kết Bố cục: chặt chẽ, hợp lí, cách dẫn dắt tự nhiên. Cách viết giàu hình ảnh, có nhiều dẫn chứng về thơ văn, về đời sống tế để khảng định thuyết phục các ý kiến, nhận định, tăng thêm sức hấp dẫn cho tác phẩm. Giọng văn toát lên lòng chân thành, niềm say sưa, đặc biệt nhiệt hứng dâng cao ở phần cuối. * Ghi nhớ: SGK IV. Luyện tập Nêu một tác phẩm văn nghệ mà em yêu thích và phân tích ý nghĩa, tác động của tác phẩm ấy đối với mình.( Thơ, văn xuôi.) ( Gợi ý: Đồng chí -Chính Hữu Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật Ánh trăng - Nguyễn Duy Làng – Kim Lân Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long )

File đính kèm:

  • pptTieng noi cua van nghe.ppt