Bài giảng Ngữ văn 9 Bài 15 Tiết 72: Chiếc lược ngà

• Những ngày ông Sáu về thăm nhà.

• Gặp nhau sau tám năm xa cách, bé Thu không nhận ra cha, khi nhận ra cha thì ông Sáu phải ra đi.

• Ngày chia tay, ông Sáu lên đường.

• Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn hết tình yêu vào việc làm chiếc lược ngà tặng con, nhưng chưa kịp trao món quà ấy thì ông đã hi sinh.

 

 

ppt15 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1679 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn 9 Bài 15 Tiết 72: Chiếc lược ngà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chiếc lược ngà Giáo viên: Lương Thị như quỳnh đơn vị: Trường Thcs bàng la Nguyễn quang sáng Ngữ văn 9 Bài 15 Tiết 72 Những ngày ông Sáu về thăm nhà. Gặp nhau sau tám năm xa cách, bé Thu không nhận ra cha, khi nhận ra cha thì ông Sáu phải ra đi. Ngày chia tay, ông Sáu lên đường. ở khu căn cứ, ông Sáu dồn hết tình yêu vào việc làm chiếc lược ngà tặng con, nhưng chưa kịp trao món quà ấy thì ông đã hi sinh. Bài tập: Chọn đúng (Đ) sai (S) trước tình huống truyện thể hiện tình cảm sâu sắc của cha con ông Sáu trong đoạn trích Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng. Những ngày ông Sáu về thăm nhà. Gặp nhau sau tám năm xa cách, bé Thu không nhận ra cha, khi nhận ra cha thì ông Sáu phải ra đi. Ngày chia tay, ông Sáu lên đường. ở khu căn cứ, ông Sáu dồn hết tình yêu vào việc làm chiếc lược ngà tặng con, nhưng chưa kịp trao món quà ấy thì ông đã hi sinh. Bài tập: Chọn đúng (Đ) sai (S) trước tình huống truyện thể hiện tình cảm sâu sắc của cha con ông Sáu trong đoạn trích Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng. Đ Đ S S - …đứng góc nhà, tựa cửa nhìn, vẻ mặt… buồn rầu,… đôi mắt…, cái nhìn không ngơ ngác, không lạ lùng, vẻ nghĩ ngợi sâu xa. …kêu thét lên…, vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như sóc, chạy thót lên, dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba Nó vừa ôm lấy cổ ba vừa nói trong tiếng khóc: (…). Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa. - Không! Con bé hét lên, hai tay xiết chặt lấy cổ… nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, đôi vai nhỏ bé của nó run run. -> giữ cha ở lại, không muốn xa cha => bộc lộ tình yêu thương cha sâu sắc, thắm thiết, mãnh liệt. -> lặng lẽ, chú ý quan sát, suy nghĩ. -> gọi cha, nhận cha, hành động mạnh mẽ, hối hả, cuống quýt -> hành động như muốn bù đắp cho cách cư xử không phải với cha, cho những đau khổ mà cha phải chịu đựng. Chiếc lược ngà Giáo viên: Lương thị như quỳnh Đơn vị: trường THCS Bàng la Sung sướng cảm động hạnh phúc, nghẹn ngào khi con gái yêu đột ngột thay đổi thái độ, gọi ba, ôm chặt lấy ba, vừa khóc, vừa nói không cho ba đi. Hai ngày sau, ông Sáu tìm mọi cách để làm thân, vỗ về, mong con gái nhận ba, gọi mình một tiếng “ ba” mà không thành khiến ông buồn, khổ tâm. Không nén được bực, giận, đánh mắng con. Trong buổi chia tay, đành đau khổ, bất lực, chào con ra đi. Đầu tiên là sự ngạc nhiên, hụt hẫng, khi thấy con gái bỏ chạy. Gợi ý: Phát hiện, đánh giá những chi tiết biểu hiện tình cảm của ông Sáu dành cho con? Nhận xét về cách miêu tả, cách kể chuyện? Hoạt động nhóm Có ý kiến cho rằng: “ Đoạn văn cuối trong văn bản Chiếc lược ngà thể hiện xúc động tình yêu thương sâu nặng của người cha dành cho con”. Hãy phân tích để làm rõ nhận xét trên? Nhớ con, ân hận sao mình lại đánh con. Nỗi khổ tâm đó cứ giày vò anh. anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe… mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà. … cưa khúc ngà thành một khúc nhỏ…, anh cưa từng chiếc răng lược cẩn trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc,… anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “ Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Nhớ con, anh lấy cây lược ra ngắm nghía, rồi mài cây lược lên tóc cho thêm bóng, thêm mượt Có cây lược anh càng mong được gặp con anh Sáu hi sinh…Trong giờ phút cuối không còn đủ sức trăng trối lại điều gì…anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu… -> Khát khao, hi vọng gặp con -> tự làm lược, dồn hết tâm sức, tình yêu thương, nỗi mong nhớ con vào đó -> vui mừng khôn xiết -> Hạnh phúc; vơi bớt nỗi khổ tâm => Tình yêu thương con sâu nặng, thiêng liêng, bất diệt. Giá trị nghệ thuật của văn bản Chiếc lược ngà: Khắc hoạ diễn biến tâm lí nhân vật sinh động, tinh tế. Lựa chọn ngôi kể, người kể thích hợp, xen cảm xúc, bình luận tự nhiên. Xây dựng cốt truyện chặt chẽ, tình huống bất ngờ, hợp lí. Ngôn ngữ giản dị, giàu chất Nam Bộ Giá trị nội dung, tư tưởng của văn bản Chiếc lược ngà: Truyện diễn tả Cảm động tình cảm Thắm thiết Sâu nặng của cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Khẳng định, ca ngợi tình cảm cha con thiêng liêng như một giá trị nhân bản sâu sắc và càng cao đẹp trong những cảnh ngộ khó khăn. Bài tập 1: Thái độ và hành động của bé Thu đối với ba rất trái ngược trong những ngày đầu tiên khi ông Sáu về thăm nhà và lúc ông sắp ra đi, nhưng vẫn nhất quán trong tính cách của nhân vật. Em hãy giải thích điều đó Gợi ý: Thái độ và hành động của bé Thu: - Những ngày đầu khi ông Sáu về thăm nhà. - Lúc ông sắp ra đi. Bài tập 1: Thái độ và hành động của bé Thu đối với ba rất trái ngược trong những ngày đầu tiên khi ông Sáu về thăm nhà và lúc ông sắp ra đi, nhưng vẫn nhất quán trong tính cách của nhân vật. Em hãy giải thích điều đó Đáp án: Thái độ và hành động của bé Thu: - Những ngày đầu khi ông Sáu về thăm nhà: lạnh nhạt ương bướng, quyết không nhận ông Sáu là ba. - Lúc ông sắp ra đi: nhận cha, bộc lộ tình yêu thương cha mãnh liệt. => Bé Thu hồn nhiên, có cá tính, tình cảm yêu ghét rõ ràng, yêu cha sâu sắc. Em chỉ nhận cha khi biết chắc ông Sáu là cha của mình. Bài tập 2: Em hãy viết lại đoạn truyện kể về cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai cha con ông Sáu theo lời hồi tưởng của một nhân vật khác (ông Sáu hoặc bé Thu) Gợi ý: - Đảm bảo các nhân vật và sự việc chính. - Chọn ngôi kể thứ nhất, người kể chuyện (ông Sáu hoặc bé Thu). - Chú ý kể rõ nội tâm nhân vật. Hướng dẫn học bài ở nhà Học bài nắm giá trị nghệ thuật và nội dung tư tưởng của văn bản Chiếc lược ngà. Tóm tắt văn bản, hoàn thành bài tập. Ôn tập truyện hiện đại Việt Nam theo bảng sau. Tên tác phẩm Tên tác giả Năm sáng tác Nội dung Nghệ thuật STT Thể loại

File đính kèm:

  • pptTiet 72 Chiec luoc nga.ppt
Giáo án liên quan