Bài giảng ngữ văn 8 tiết 66: Ông đồ

Chọn giọng đọc phù hợp với các khổ thơ tương ứng của bài thơ:

Nhịp điệu nhanh, hối hả:

Chậm chạp, nặng nề:

Trầm lắng, ngậm ngùi:

 

ppt12 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1471 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng ngữ văn 8 tiết 66: Ông đồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người thực hiện : Hoàng Thị Tiêng Ngữ văn 8 Tiết 66: Vũ Đình Liên I.Đọc – hiểu chú thích: 1. Đọc-hiểu từ Chọn giọng đọc phù hợp với các khổ thơ tương ứng của bài thơ: Nhịp điệu nhanh, hối hả: Chậm chạp, nặng nề: Trầm lắng, ngậm ngùi: Khổ thơ 1 và 2 Khổ thơ 3 và 4 Khổ thơ 5 b. Tác phẩm: Hoàn cảnh ra đời: Đây là bài thơ tiêu biểu nhất được in trên báo tinh hoa 1936, tác phẩm được coi là kiệt tác của ông. Thể thơ: Ngũ ngôn. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp với tự sự, miêu tả. 1. Đọc- hiểu từ 2. Tác giả - tác phẩm: Bố cục: gồm 3 phần: Phần 1: Hai khổ thơ đầu: Hình ảnh ông đồ thời đắc ý. Phần 2: Hai khổ thơ tiếp theo: Hình ảnh ông đồ thời tàn. Phần 3: Khổ thơ cuối: Tâm tư, tình cảm của tác giả. a. Tác giả: - Vũ Đình Liên (1913-1996) là 1 trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào thơ mới. - Hai nguồn thi cảm chính trong thơ ông là lòng thương người và niềm hoài cổ. -Những từ ngữ biểu hiện thời gian, xác định sự việc. II. Đọc –hiểu văn bản. 1.Ông đồ thời đắc ý Mỗi năm Lại thấy Bày Bên phố đông người qua. hoa đào nở ông đồ già mực tàu giấy đỏ ->Sự xuất hiện của ông đồ đã trở thành thường lệ, quen thuộc đối với mọi người mỗi khi tết đến xuân về để góp mặt vào cái đông vui , náo nhiệt của phố phường.  Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài “Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay”. - Từ ngữ chỉ số nhiều =>ông đồ thật “đắt hàng”. - Phép tu từ so sánh cho thấy chữ ông đồ viết thật đẹp, sắc sảo, mềm mại như những sinh vật sống biết bay nhảy, múa lượn. - Ông đồ trở thành nhân vật trung tâm trước sự ngưỡng mộ của mọi người khi nền văn hoá Nho học được trọng vọng, một nét đẹp văn hoá cổ truyền đang được tôn vinh.  2. Ông đồ thời tàn Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm; Mực đọng trong nghiên sầu… Người thuê viết Giấy đỏ Mực nghiên - Phép lặp từ, câu hỏi tu từ diễn tả một cảm giác giật mình, ngơ ngác, bàng hoàng trước sự vắng dần người thuê viết chữ của ông đồ ->Cảnh tượng vắng vẻ đến thê lương. - Biện pháp nhân hoá diễn tả nỗi cô đơn, hiu hắt, buồn tủi của ông đồ trước sự lãng quên của mọi người. Ông đồ vẫn ngồi đấy, Qua đường không ai hay, Lá vàng rơi trên giấy; Ngoài giời mưa bụi bay. -Câu thơ mượn cảnh ngụ tình: hình ảnh ông đồ trở nên nhạt nhoà, bị bỏ rơi với tâm trạng buồn chán thất vọng dường như sụp đổ => Một cảnh thê lương tiều tuỵ, buồn thương cho những gì là giá trị văn hoá tinh thần nay đã đi vào quên lãng. - Ông đồ trở nên cô đơn trơ trọi, âm thầm lạc lõng, trong sự thờ ơ của mọi người, ông cố níu kéo, bám lấy cuộc đời, muốn góp sự hiện diện của mình vào cuộc sống nhưng hoàn toàn bị lãng quên.  Ông đồ thời tàn Ông đồ thời đắc ý -Sự xuất hiện của ông đồ trở thành thường lệ, quen thuộc đối với mọi người mỗi khi tết đến xuân về. Ông đồ trở thành nhân vật trung tâm trước sự ngưỡng mộ của mọi người khi nền văn hoá Nho học được trọng vọng, một nét đẹp văn hoá cổ truyền đang được tôn vinh ->Những tháng ngày huy hoàng. -Ông đồ cô đơn trơ trọi, âm thầm lạc lõng trong sự thờ ơ của mọi người,ông hoàn toàn bị lẵng quên. -Cảnh thê lương tiều tuỵ, buồn thương cho những gì là giá trị văn hoá tinh thần nay đã đi vào quên lãng. ->Những tháng ngày tàn tạ. -Nghệ thuật tương phản dựng lên hai cảnh đời trái ngược nhau của ông đồ với những bước thăng trầm của nền văn hoá Nho học nước nhà. 3.Tấm lòng nhà thơ. -Kết cấu đầu cuối tương ứng, câu hỏi tu từ vang lên như một lời tự vấn, thương tiếc khắc khoải của nhà thơ trước sự vắng bóng ông đồ . - Nỗi thương cảm bâng khuâng nuối tiếc không chỉ một đời người mà cả một lớp người - một phong tục đẹp đã đi vào quên lãng đó chính là cái nhìn nhân hậu đối với quá khứ của nhà thơ. Năm nay đào lại nở, Không thấy ông đồ xưa. Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ?  * Tổng kết: Nghệ thuật: -Thể thơ năm chữ, giọng điệu trầm lắng, ngôn ngữ bình dị, từ ngữ giàu hình ảnh tinh tế, gợi cảm. -Biện pháp nghệ thuật: So sánh, nhân hoá, tương phản đối lập, câu hỏi tu từ. Nội dung: Bài thơ thể hiện nỗi niềm hoài cổ cảm thương một lớp người bị lãng quên trước sự lụi tàn của nền văn hoá Nho học. Qua đó toát lên niềm cảm thương chân thành với một lớp người tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa của nhà thơ.  III/ Luyện tập: Bài 1: Qua bài thơ nhà thơ muốn nhắn nhủ tới người đọc điều gì? A. Đừng quên đi những gì là quá khứ. B. Phải biết quý trọng và giữ gìn những nét đẹp văn hoá của dân tộc. C. Chỉ nên nhớ những gì của hiện tại. Bài 2: Câu hỏi thảo luận Có ý kiến cho rằng: Hai nguồn thi cảm chính trong bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên là lòng thương người và tình hoài cổ. Em có nhất trí với ý kiến ấy không? Tại sao? D. Cả A và B. Hướng dẫn học bài : Học thuộc lòng bài thơ Phát biểu cảm nghĩ về hình ảnh ông đồ Soạn bài mới: Đọc phần chú thích, trả lời các câu hỏi trong phần đọc hiểu văn bản của bài thơ “ Tức cảnh Pác bó”

File đính kèm:

  • pptTiet 66 Ong do.ppt