Bài giảng Ngữ văn 8 Tiết 40: Nói giảm nói tránh

Đọc các VD sau:

• – Vì vây, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột.

( Hồ Chí Minh, Di chúc)

b. - Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!

Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời.

( Tố Hữu, Bác ơi)

c. - Lượng con ông Độ đây mà. Rõ tội nghiệp, về đến nhà thì bố mẹ chẳng còn.

(Hồ Phương, Thư nhà)

 

ppt21 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1775 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Ngữ văn 8 Tiết 40: Nói giảm nói tránh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thế nào là nói quá ? Cho biết tác dụng của nói quá ? Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô,tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng tăng sức biểu cảm. Kiểm tra bài cũ: Nhận xét nào nói đúng nhất tác dụng của phép nói quá trong hai câu thơ sau : Bác ơi tim Bác mênh mông qúa , ôm cả non sông mọi kiếp người ! ( Tố Hữu ) . A. Nhấn mạnh sự tài trí tuyệt vời của Bác Hồ . B. Nhấn mạnh sự dũng cảm của Bác Hồ .. C. Nhấn mạnh tình yêu thương bao la của Bác Hồ . D. Nhấn mạnh sự hiểu biết rộng của Bác Hồ . Tiết 40: Nói giảm nói tránh I. Nói giảm nói tránh là gì? 1. Chọn ngữ liệu: (SGK- Trang 107) Đọc các VD sau: – Vì vây, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột. ( Hồ Chí Minh, Di chúc) b. - Bác đã đi rồi sao, Bác ơi! Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời. ( Tố Hữu, Bác ơi) c. - Lượng con ông Độ đây mà... Rõ tội nghiệp, về đến nhà thì bố mẹ chẳng còn. (Hồ Phương, Thư nhà) Tiết 40: Nói giảm nói tránh Những từ in đậm ở 3 ví dụ trên đều nói về điều gì? 2. Phân tích ngữ liệu và rút ra kết luận * Phân tích ngữ liệu: Những từ in đậm trong 3 ví dụ trên đều nói về cái chết: a. đi gặp các cụ Các Mác, Lê-nin và các vị đàn anh khác b. đi c.chẳng còn Các cách nói trên được tác giả sử dụng loại từ vựng gì? - Các cách nói trên được tác giả sử dụng từ đồng nghĩa Tiết 40: Nói giảm nói tránh Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển. Em hãy tìm những từ đồng nghĩa với từ chết? Tại sao lại dùng các cách nói ấy? Cách nói ấy giúp diễn đạt tế nhị, uyển chuyển hơn, tránh được cảm giác đau buồn Vậy em hiểu nói giảm nói tránh là gì? 2. Kết luận: Em hãy lấy ví dụ có sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh? Tiết 40: Nói giảm nói tránh Bài tập1: sgk Trang108. Điền các từ ngữ nói giảm nói tránh sau đây vào chỗ trống ... : Đi nghỉ, khiếm thị, chia tay nhau, đi bước nữa . Khuya rồi, mời bà ... Cha mẹ em... từ ngày em còn rất bé, em về ở với bà ngoại. Đây là lớp học cho trẻ em... Mẹ đã... rồi, nên chú ý giữ gìn sức khỏe. Cha nó mất, mẹ nó..., nên chú nó rất thương nó. Đáp án: a. đi nghỉ d. có tuổi b. chia tay nhau e. đi bước nữa. c. khiếm thị Tiết 40: Nói giảm nói tránh VD 1: Họ đã về chầu thượng đế ( Cô bé bán diêm, An-đéc-xen) I. Nói giảm nói tránh là gì? II. Tác dụng của nói giảm nói tránh . 1. Chọn ngữ liệu. Tại sao tác giả không dùng từ chết mà lại dùng cụm từ “chầu thượng đế”? Dùng cụm từ “chầu thượng đế”: giảm bớt nỗi đau về cái chết, làm nhẹ nỗi đau buồn thương tâm về một sinh linh bé nhỏ. Tiết 40: Nói giảm nói tránh VD 2: a. Khu vệ sinh ở sau ngôi nhà kho. b. Tử thi của anh ấy vừa được khâm liệm. Hãy tìm biện pháp tu từ nói giảm nói tránh trong hai ví dụ trên? vd a: Khu vệ sinh. b: Tử thi. Tại sao tác giả lại dùng từ Hán Việt? Dùng từ Hán Việt để tránh cảm giác thô tục, ghê sợ. Tiết 40: Nói giảm nói tránh Vì sao trong câu văn sau đây, tác giả dùng từ ngữ bầu sữa của người mẹ mà không dùng một từ ngữ khác cùng nghĩa? VD 3: Đọc ví dụ sau: Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt từ cổ xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. (Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu) Dùng từ ngữ bầu sữa : đảm bảo sự tế nhị, lịch sự. Tiết 40: Nói giảm nói tránh VD 4: - Con dạo này lười lắm. - Con dạo này không được chăm chỉ lắm Em hãy nhận xét hai cách nói trên? Cách nói sau nhẹ nhàng và tế nhị hơn. Qua các ví dụ trên em hãy cho biết nói giảm nói tránh có những tác dụng gì? Trong vd a- Phần 1 trong câu “đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và các vị đàn anh khác”.Ngoài tránh sự đau buồn đột ngột ra dụng ý của Bác là gì? Dụng ý của Bác là: Sự lạc quan, dí dỏm VD: Cậu vàng đi đời rồi ông giáo ạ. Vừa thể hiện tâm trạng thương tiếc, đau buồn xen một chút mỉa mai. Tiết 40: Nói giảm nói tránh 2. Kết luận: Nói giảm nói tránh có tác dụng: Tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề. Tránh thô tục thiếu lịch sự. Trong văn học : Tạo giá trị thẩm mĩ, làm đẹp cho ngôn từ. Người ta thực hiện nói giảm nói tránh bằng những cách nào? Tiết 40: Nói giảm nói tránh Nói giảm nói tránh bằng những cách sau: Dùng những từ đồng nghĩa. Dùng những từ Hán Việt Dùng những từ phủ định, từ trái nghĩa. Dùng cách nói vòng. Nói trống ( tỉnh lược) Nói giảm nói tránh còn có những tên gọi khác là gì? Nói giảm nói tránh còn có những tên gọi khác là : Uyển ngữ, nhã ngữ, khinh từ. Tiết 40: Nói giảm nói tránh Nói giảm nói tránh thường sử dụng trong các trường hợp nào ? Và ít sử dụng trong những trường hợp nào? * Nói giảm nói tránh hay sử dụng trong các trường hợp: Lời nói hàng ngày. Văn chính luận, nghệ thuật. ít sử dụng trong những trường hợp: Hành chính công vụ. Văn bản khoa học. Thường ngày em có hay nói giảm, nói tránh không? Tiết 40: Nói giảm nói tránh Trong trường hợp nào thì không nên dùng cách nói giảm nói tránh ? Khi cần thiết phải nói thẳng, nói đúng mức độ sự thật thì không nên nói giảm nói tránh. VD: Gặp chuyện xích mích, hiểu lầm hoặc tố cáo những hành vi phạm pháp... Tiết 40: Nói giảm nói tránh Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển. Tác dụng của nói giảm nói tránh: Tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề. Tránh thô tục, thiếu lịch sự. Tạo giá trị thẩm mĩ, làm đẹp cho ngôn từ. Những đơn vị kiến thức cần ghi nhớ: Tiết 40: Nói giảm nói tránh III. Luyện tập Bài tập 2: Trong mỗi cặp câu dưới đây, câu nào có sử dụng cách nói giảm nói tránh? a1. Anh phải hòa nhã với bạn bè! a2. Anh nên hòa nhã với bạn bè! b1. Anh ra khỏi phòng tôi ngay! b2, Anh không nên ở đây nữa! c1, Xin đừng hút thuốc trong phòng! c2, Cấm hút thuốc trong phòng! d1, Nó nói như thế là thiếu thiện chí. d2, Nó nói như thế là ác ý. e1, Hôm qua em hỗn với anh, em xin anh thứ lỗi. e2, Hôm qua em có lỗi với anh, em xin anh thứ lỗi. Những câu sử dụng cách nói giảm nói tránh: Câu:a2, b2, c1, d1, e2. Tiết 40: Nói giảm nói tránh Bài tập 3: Đọc to và chọn ý kiến em cho là đúng nhất: “Cai lệ không để cho chị nói hết câu, trợn ngược hai mắt hắn quát: Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà mày dám mở mồm xin khất !”. ( Ngô Tất Tố, Tức nước vỡ bờ) A. Cai lệ đã dùng cách nói giảm nói tránh. B. Đó là tiếng chửi rất thô tục, là lời đe dọa của cai lệ đối với người thiếu sưu. Hắn là tên tay sai đã mất hết tính người, nên hắn chưa bao giờ biết nói giảm nói tránh. Tiết 40: Nói giảm nói tránh Khi chê trách một điều gì, để người nghe dễ tiếp nhận, người ta thường nói giảm nói tránh bằng cách phủ định điều ngược lại với nội dung đánh giá. Chẳng hạn, đáng lẽ nói “ Bài thơ của anh dở lắm” thì nói “ Bài thơ của anh chưa được hay lắm” . Hãy vận dụng cách nói giảm nói tránh như thế để đặt năm câu đánh giá trong những trường hợp khác nhau. Hướng dẫn học bài ở nhà: - Học thuộc lòng ghi nhớ . Viết đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh. Soạn bài: Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Tiết học của chúng ta đến đây đã hết Cảm ơn các thầy cô giáo đã đến dự. Thân ái chào các em học sinh ! Giáo viên: Cao ngọc chung

File đính kèm:

  • pptTiet 40 Noi giam noi tranh(1).ppt