Bài giảng ngữ văn 6 tuần 8

I. Mục tiêu bài học:

- Tạo cơ hội cho học sinh luyện nói, làm quen với phát biểu.

- Học sinh biết lập dàn bài kể chuyện và kể bằng miệng.

 

II. Lên lớp:

1. Kiểm tra bài cũ:

1. Có mấy lỗi dùng từ thường gặp?

a. 1 lỗi b. 2 lỗi c. 3 lỗi d. 4 lỗi

2. Nguyên nhân dẫn đến việc mắc lỗi lẫn lộn các từ gần âm là do:

a. Mục đích nhấn mạnh ý b. Nhớ không chính xác

c. Không hiểu nghĩa d. Hiểu chưa rõ nghĩa

2. Giới thiệu: (Trực tiếp):

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1191 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng ngữ văn 6 tuần 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 08 - Tiết 29: Luyện nói kể chuyện - Tiết 30, 31: Cây bút thần - Tiết 32: Danh từ Tiết 29 LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN I. Mục tiêu bài học: - Tạo cơ hội cho học sinh luyện nói, làm quen với phát biểu. - Học sinh biết lập dàn bài kể chuyện và kể bằng miệng. II. Lên lớp: 1. Kiểm tra bài cũ: 1. Có mấy lỗi dùng từ thường gặp? a. 1 lỗi b. 2 lỗi c. 3 lỗi d. 4 lỗi 2. Nguyên nhân dẫn đến việc mắc lỗi lẫn lộn các từ gần âm là do: a. Mục đích nhấn mạnh ý b. Nhớ không chính xác c. Không hiểu nghĩa d. Hiểu chưa rõ nghĩa 2. Giới thiệu: (Trực tiếp): 3. Tiến trình thực hiện các hoạt động: Hoạt động của GV Ghi bảng Giới thiệu bài: 1. Nêu vai trò, tầm quan trọng, ý nghĩa của việc luyện nói. 2. Nêu yêu cầu của giờ học. 3. Giao nhiệm vụ cụ thể cho HS chuẩn bị thực hành I. Lập dàn bài kể miệng các đề sau: 1. Tự giới thiệu và giới thiệu lẫn nhau 2. Kể về gia đình mình 3. Kể về một ngày hoạt động của mình Giao bài tập cho 3 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm tự thảo luận về dàn ý mà nhóm mình sẽ phải phát biểu miệng II. Dàn bài cụ thể: GV viết 3 đề lên bảng Yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận của nhóm (cả lớp chú ý nhận xét) 1. Tự giới thiệu và giới thiệu lẫn nhau: MB: Lời chào và lí do giới thiệu TB: - Tên, tuổi - Kể gia đình gồm những ai - Công việc hàng ngày - Sở thích và nguyện vọng KB: Cảm ơn mọi người chú ý lắng nghe. Nhận xét và phát biểu miệng của các đại diện (HS nhận xét, GV bổ sung) Yêu cầu bất kì 1 học sinh nào đó trình bày 1 ý nào đó trong nội dung bài tập (GV chuẩn bị trước) 2. Kể về gia đình mình: MB: Lời chào và lí do kể TB: - Giới thiệu chung về gia đình - Kể về bố - Kể về mẹ - Kể về anh, chị em KB: Tình cảm của mình đối với gia đình 3. Kể về một ngày hoạt động của mình: MB: Nêu lí do kể chuyện TB: - Nhâïn xét chung về 1 ngày của mình - Buổi sáng - Buổi trưa - Buổi chiều - Buổi tối KB: Aán tượng chung về cuộc sống của mình Nhận xét việc trình bày miệng của các học sinh đã phát biểu (HS nhận xét và GV bổ sung) 4. Củng cố: - Nhắc lại các dàn bài mà em đã luyện. - Khi giới thiệu về tên, tuổi, nghề nghiệp, gia đình, sở thích, nguyện vọng, …… em sẽ đưa những chi tiết này vào phần nào? a. Mở bài b. Thân bài c. Kết bài d. Các câu a, b và c đều sai 5. Hướng dẫn học bài: - Xem lại các bài đã ghi. - Hoàn tất ba bài luyện nói vào vở bài soạn - Đọc và soạn trước bài “Cây bút thần” theo các câu hỏi SGK Tiết 30,31 CÂY BÚT THẦN I. Mục tiêu bài học: - Giáo dục tinh thần say mê, kiên trì học tập. - Rèn kỹ năng kể chuyện, năng lực cảm thụ những hình ảnh đẹp bắt nguồn từ trí tưởng tượng phong phú kì lạ của nhân dân. II. Lên lớp: 1. Kiểm tra bài cũ: 1. Khi kể về một ngày hoạt động của mình. Phần kết bài cần nêu lên vấn đề gì? a. Lí do kể chuyện b. Nhận xét chung về một ngày của mình c. Aán tượng chung về cuộc sống của mình d. Tất cả các trường hợp trên 2. Đối với đề văn kể chuyện, phần mở bài thực hiện nhiệm vụ gì? a. Giới thiệu tên tuổi b. Giới thiệu chung về gia đình c. Nhận xét chung sự việc d. Lời chào và lí do giới thiệu 2. Giới thiệu: (Trực tiếp): 3. Tiến trình thực hiện các hoạt động: Hoạt động của GV Ghi bảng GV HD HS đọc diễn cảm Mã Lương thuộc kiẻu nhân vật phôr biến trong truyện cổ tích Gọi HS đọc lại từ đầu …… em vẽ cho Thùng I. Đọc văn bản: Hãy nêu lên hoàn cảnh của Mã Lương? (Mồ côi, ……) Mặc dù nghèo khổ Mã Lương có lòng say mê gì? Những điều gì đã giúp cho Mã lương có tài vẽ giỏi đến như vậy? Học vẽ như thế nào? II. Tìm hiểu văn bản: 1. Mã Lwong học vẽ: - Mồ côi - Thông minh, ham vẽ - Có tài vẽ và có được một cây bút thần Em hãy chứng minh lòng say mê học vẽ Thái độ của Mã Lương đối với tên địa chủ như thế nào? Cho biết thêm đức tính gì? So với lần gặp điïa chủ, có điều gì giống và khác trong tình huống của Mã lương khi gặp vua (HSTL) Qua những chi tiết trên, truyện đã thể hiện những quan niệm và mơ ước gì của nhân dân? Những chi tiết nào trong truyện là lý thú và gợi cảm hơn cả (HSTL) 2. Mã Lương sử dụng cây bút thần: - Vẽ cho tất cả người nghèo những vật dụng cần thiết - Không vẽ cho địa chủ, trừng trị hắn và trốn đi - Sơ ý để lộ bút thần - Nhưng không vẽ cho vua theo ý vua à bị giam - Vua vẽ không được à dỗ dành Mã Lương - Mã Lương vẽ biển để trừng trị tên vua à Tài năng thuộc về nhân dân, thuộc về chính nghĩa Hãy nêu ý nghĩa truyện? III. Ghi nhớ: SGK Tr80 4. Củng cố: - Hãy kể diễn cảm truyện này. - Nêu ý nghĩa truyện - Truyện “Cây bút thần” thuộc phương thức biểu đạt nào? a. Biểu cảm b. Miêu tả c. Tự sự d. Nghị luận - Truyện “Cây bút thần” là của nước nào? a. Trung Quốc b. Viêït Nam c. Thái Lan d. Nhật Bản 5. Hướng dẫn học bài: - Học thuộc ghi nhớ. - Soạn bài tiết 32 “Danh từ” + Đặc điểm của danh từ + Phân loại danh từ Tiết 32 DANH TỪ I. Mục tiêu bài học: - Đặc điểm của danh từ. - Các nhóm danh từ chỉ đơn vị và chỉ sự vật. II. Lên lớp: 1. Kiểm tra bài cũ: 1. Truyện “Cây bút thần” thuộc thể loại truyện dân gian nào? a. Truyền thuyết b. Truyện cổ tích c. Truyện ngụ ngôn d. Truyện cười 2. Ý nghĩa của truyện “Cây bút thần”? a. thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội b. Thể hiện quan niệm của nhân dân về mục đích của tài năng nghệ thuật c. Thể hiện ước mơ về những khả năng kì diệu của con người d. Tất cả đều đúng 2. Giới thiệu: (Trực tiếp): 3. Tiến trình thực hiện các hoạt động: Hoạt động của GV Ghi bảng GV gọi HS nhắc lại những hiểu biết về danh từ đã học ở bậc tiểu học Em hãy xác định danh từ trong cụm danh từ in đậm sau Vua sai ….. cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con Xung quanh danh từ trong cụm danh từ nói trên có những từ nào? (ba: chỉ số lượng, đứng trước ấy: chỉ từ, dứng sau) Ngoài danh từ “con trâu”. Trong câu còn có những danh từ nào khác? (Vua, làng, thúng, gạo, nếp) Vậy qau phần tìm hiểu trên, em hãy cho biết danh từ biểu thị những gì? I. Đặc điểm của danh từ: - Ý nghĩa khái quát: Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm, … - Khả năng kết hợp: + Từ chỉ số lượng đứng trước + Các từ: nầy, ấy, đó, … và một số từ ngữ khác đứng sau. Em hãy kể 1 vài danh từ mà em biết? Đặt câu với 1 danh từ. Vậy, em hãy cho biết chức vụ của danh từ trong câu là gì? GV: Em hãy chú ý các cụm từ “ba con trâu”, …… Nghĩa của các danh từ in đậm trên có gì khác danh từ đứng sau? Có danh từ in đậm chỉ đơn vị để tính đến người, vật, các danh từ đứng sau chỉ sự vật. - Chức vụ: Làm chủ ngữ nhưng đôi khi làm vị ngữ thì cần có từ “là” đứng trước. Vậy, danh từ có mấy loại? GV gọi HS trả lời câu hỏi 2 Vậy, danh từ chỉ đơn vị có mấy nhóm? GV gọi HS trả lời câu hỏi 3 GV: Khi sự vật đã được tính đếm, đo lường bằng đơn vị quy ước chính xác thì không thể được miêu tả về lượng (VD: sáu tạ thóc rất nặng). Đó là danh từ đơn vị chính xác. Khi sự vật chỉ được tính đếm, đo lường 1 cách ước chừng thì nó có thể được miêu tả bổ sung về lượng (VD: Ba thúng gạo rất đầy) Có 2 danh từ: Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật Từ đó gọi học sinh đọc ghi nhớ II. Ghi nhớ: SGK Tr87 Gọi HS đọc bài tập 1 và xác định yêu cầu. 1 học sinh trả lời Gọi 2 -3 học sinh đặt câu Bàt tập 2, 3 GV yêu cầu học sinh liệt kê theo hướng dẫn (Ví dụ) III. Luyện tập: 1. Một số danh từ chỉ sự vật: Lợn, gà, bàn, ghế, nhà, cửa, …, dầu, mở, …… Đặt câu: 2. Liệt kê các loại từ: a. Ngoài, viên, người, em, …… b. Quyển, quả, tờ, chiếc, …… 3. Liệt kê các danh từ: a. Tạ, tấn, kilômét, …… b. Hũ, bó, vốc, gang, đạn, …… GV đọc, HS ghi chính tả 4. Chính tả: viết đúng các chữ s, d và các vần uông, ương 5. Một số danh từ đơn fị: Em, que, con, bức, …… Một số danh từ sự vật: Mã Lương, cha mẹ, củi, cỏ, chim, …… 4. Củng cố: Từ nào là danh từ? a. Khoẻ mạnh b. Kôi ngô c. Mặt mũi d. Bú mớm 5. Hướng dẫn học bài: - Học thuộc lòng phần ghi nhớ SGK Tr87. - Soạn bài tt “Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự”, trả lời các câu hỏi trong SGK.

File đính kèm:

  • docTuan 8.doc
Giáo án liên quan