I. Mục tiêu bài học:
- Kiểm tra và đánh giá nhận thức và kỹ năng của học sinh về kiểu bài miêu tả sáng tạo.
- Đánh giá năng lực quan sát, đọc, nhớ, nhận xét liên tưởng và tưởng tượng của học sinh.
II. Lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: Sửa bài tập về chữa lỗi chủ ngữ, vị ngữ.
Nếu viết: “Cứ mỗi lần nhìn lên, những ngọn tre thay lá, những búp tre non kín đáo, ngây thơ, hứa hẹn sự trưởng thành” thì câu văn mắc phải lỗi nào?
a. Thiếu chủ ngữ b. Thiếu vị ngữ
c. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ d. Thiếu bổ ngữ
2. Giới thiệu: (trực tiếp)
13 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1787 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng ngữ văn 6 tuần 31- 33, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31
- Tiết 121, 122: Viết bài TLV miêu tả sáng tạo.
- Tiết 123: Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử.
- Tiết 124: Viết đơn.
Ngày soạn: 16/04/2005
Tiết 121, 122
VIẾT BÀI TLV MIÊU TẢ SÁNG TẠO
I. Mục tiêu bài học:
- Kiểm tra và đánh giá nhận thức và kỹ năng của học sinh về kiểu bài miêu tả sáng tạo.
- Đánh giá năng lực quan sát, đọc, nhớ, nhận xét liên tưởng và tưởng tượng của học sinh.
II. Lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: Sửa bài tập về chữa lỗi chủ ngữ, vị ngữ.
Nếu viết: “Cứ mỗi lần nhìn lên, những ngọn tre thay lá, những búp tre non kín đáo, ngây thơ, hứa hẹn sự trưởng thành” thì câu văn mắc phải lỗi nào?
a. Thiếu chủ ngữ b. Thiếu vị ngữ
c. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ d. Thiếu bổ ngữ
2. Giới thiệu: (trực tiếp)
3. Tiến trình thực hiện các hoạt động:
Hoạt động của Thầy + Trò
Ghi bảng
GV: Ghi để lên bảng (chọn1 trong 4 đề SGK)
HS: Thực hành viết bài miêu tả sáng tạo theo yêu cầu của đề.
Đề: Hình dung của em về ông Bụt trong truyện cổ tích “Tấm Cám”
Ngày soạn: 17/04/2005
Tiết 123
CẦU LONG BIÊN
CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ
I. Mục tiêu bài học:
Giúp HS: Hiểu được ý nghĩa làm “chứng nhân lịch sử” của cầu Long Biên qua 1 bài bút ký có nhiều yếu tố hồi ký. Từ đó nâng cao làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm đối với quê hương đất nước, đối với các di tích lịch sử.
II. Lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
2. Giới thiệu: (trực tiếp)
3. Tiến trình thực hiện các hoạt động:
Hoạt động của Thầy + Trò
Ghi bảng
GV: Giới thiệu về kh/niệm v/bản nhật dụng.
GV: HD đọc thể loại ? (ký)
HS: Đọc, tóm tắt.
GV: Y/c HS giải nghĩa 1 số từ khó
* Giới thiệu: Khái niệm văn bản nhật dụng
GV: Bố cục bài văn chia làm 3 phần.
GV: Cầu Long Biên là cây cầu bắc qua sông nào?
? Được xây dựng từ năm nào? Hình thành năm nào? Ai thiết kế?
I. Đọc và kể:
II. Phân tích:
1. Giới thiệu khái quát về cầu Long Biên.
Cầu Long Biên là cây cầu bắt qua sông Hồng – Hà Nội được khởi công xây dựng năm 1888 và hình thành sau 4 năm do kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp Ep-phen thiết kế.
Hs: Đọc từ hiện nay … làm cầu.
GV: Cầu LB lúc mới hình thành mang tên là gì? Cái tên ấy có ý nghĩa gì?
GV: Ngòi viết so sánh cầu như dãy lụa … sông Hồng, hình ảnh so sánh ấy gợi cho em cảm xúc như thế nào? (HS trả lời).
2. Cầu Long Biên qua những giai đoạn:
a. Cầu Long Biên trong thời kỳ Pháp thuộc.
- Cầu lúc mới hình thành mang tên viên toàn quyền Pháp là Đ-me.
- Cái tên gợi nhắc đến một thời thực dân, nô lệ, áp bức, bất công.
- Cầu như dãy lụa bắt qua sông Hồng.
Þ Hình ảnh so sánh gây cho người đọc bất ngờ thú vị.
HS: Đọc từ “Cầu LB … áo hào hoa”.
GV: Tạo sao chúng ta quyết định dổi tên cầu Pôn-Đu-mo thành tên cầu Long Biên?
? Tác giả cụ thể về cây cầu nhằm mục đích gì?.
b. Cầu Long Biên từ cách mạng Tháng 8/1945.
- Việc đổi tên cầu có ý nghĩa rất quan trọng, ý thức chủ quyền của nhân dân ta.
- Tác giả tả cụ thể nhằm mục đích làm cho người đọc hình dung cầu tường tận hơn.
HS: Đọc đoạn cuối bài.
? Em có suy nghĩ gì về ý tưởng của tác giả muốn bắc cầu vô hình nơi du khách thăm cầu để họ ngày càng xích gần với đất nước Việt Nam.
3. Cầu Long Biên hôm nay, ngày may:
Nối nhịp cầu vô hình nơi du khách thăm cầu, truyền tình yêu cây cầu và trái tim của họ khiến họ ngày càng xích lại gần với đất nước Việt Nam.
Þ Ý tưởng đẹp và nhân văn.
GV: Chủ đề tư tưởng của bài kí là gì? Đặc sắc nghệ thuật?
III. Tổng kết:
* Ghi nhớ: SGK.
IV. Luyện tập:
4. Củng cố:
1. Xét về mặt nội dung (chủ đề và đề tài), bài “Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử” thuộc loại văn bản nào?
a. Hành chính b. Nhật dụng c. Biểu cảm d. Công vụ
2. Tên đầu tiên của cầu Long Biên là gì?
a. Cầu Chương Dương b. Cầu Đu-me c. Cầu Thăng Long d. Cầu Giấy
5. Dặn dò:
- Làm phần luyện tập. Học thuộc ghi nhớ.
- Soạn bài tiếp theo “Viết đơn từ”.
Ngày soạn: 17/04/2005
Tiết 124
VIẾT ĐƠN
I. Mục tiêu bài học:
Thông qua việc thực hành một số tình huống cụ thể, giúp HS nắm được các vấn đề:
- Khi nào cần viết đơn?
- Cách trình bày trong lá đơn như thế nào?
- Những sai sót cần tránh khi viết đơn.
II. Lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ:
1. Cầu Long Biên đã được xây dựng vào thời kì nào?
a. Thời kì thuộc Pháp b. Thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội
c. Thời kì kháng chiến chống Mĩ d. Thời kì kháng chiến chống Pháp
2. Tại sao tác giả dùng từ “chứng nhân” mà không dùng từ “chứng tích” để nói về cầu Long Biên?
a. Vì đây là dấu tích, hiện vật có giá trị làm chứng cho sự việc đã qua.
b. Vì đây là một vật vô tri vô giác, không có cảm xúc.
c. Vì tác giả xem chiếc cầu như một con người từng chứng kiến bao đổi thay của đất nước.
d. Vì tác giả thích dùng từ “chứng nhân” hơn dùng từ “chứng tích”
2. Giới thiệu: (trực tiếp)
3. Tiến trình thực hiện các hoạt động:
Hoạt động của Thầy + Trò
Ghi bảng
GV: Y/c HS xem xét 4 tình huống.
BT 1: SGK Tr181
GV: Em hãy giải thích vì sao trong tất cả những trường hợp ấy đều cần viết đơn?
BT2.
GV: Y/c HS trả lời BT2.
HS: Trờng hợp nào cũng cần phải viết đơn.
Từ hai bài tập trên, em rút ra kết luâïn gì?
Đơn từ là gì?
I. Tìm hiểu bài:
1. Khi nào cần viết đơn:
Trong cuộc sống có râùt nhiều tình huống cần phải viết đơn; không có đơn nhất định công việc không được giải quyết. Cho nên, cần phải viết đơn khi có nguyện vọng, yêu cầu nào đó cần được giải quyết.
Đơn từ là loại văn bản hành chính không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày.
HS: Đọc kỹ 2 lá đơn trong SGK Tr132-133.
Qua 2 bài tập trên, căn cứ vào hình thức và nội dung trình bày trong đơn, người ta chia làm mấy loại đơn?
2. Các loại đơn và những nội dung không thể thiếu trong đơn.
Đơn có 2 loại:
a. Đơn theo mẫu (thường in sẵn).
b. Đơn không theo mẫu: Nội dung bắt buộc là đơn gởi ai? Ai gởi đơn? Gửi để làm gì?.
GV: Gọi HS đọc 2 mẫu đơn SGK Tr132-133. em hãy xem xét các mục trong đơn trình bày theo thứ tự nào?
3. Cách thức viết đơn:
1. Viết theo mẫu: Điền vào chổ trống.
2. Không theo mẫu: Trình bày theo thứ tự các mục.
II. Ghi nhớ: SGK
4. Củng cố:
- Đơn từ là gì?
- Hãy xem xét các mục trong đơn trình bày theo thứ tự nào?
5. Dặn dò:
Học bài, soạn bài “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”
Tuần 32
- Tiết 125, 126: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
- Tiết 127: Chửa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ (tt).
- Tiết 128: Luyện tập về cách viết đơn và sữa lỗi về đơn.
Ngày soạn: 23/04/2006
Tiết 125, 126
BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ
I. Mục tiêu bài học:
Thấy được sự gắn bó thân thiết của người da đỏ đối với thiên nhiên, quê hương. Từ đó họ đã nêu lên được một vấn đề bức xúc, có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống, bảo vệ và giữ gìn sự trong sạch của thiên nhiên, môi trường.
II. Lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: Hãy kể tóm tắt và cho biết nội dung của bài “Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử”.
2. Giới thiệu: (trực tiếp)
3. Tiến trình thực hiện các hoạt động:
Hoạt động của Thầy + Trò
Ghi bảng
Hs đọc và Gv đọc.
Hs đọc (tt) ® Gv nhận xét.
Giải thích từ khó (SGK)
Lưu ý: 1,3,4,9,10,11.
Thể loại: chính luận.
I. Hoàn cảnh ra đời của bức thư:
- Người viết bức thư này là thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn.
- Người nhận thư là Eranklin Pierce tổng thống thứ 14 của nước Mỹ (4/3/1853 – 4/3/1957).
Tìm những từ ngữ, câu nói lên tư tưởng, tình cảm của người da đỏ đối với thiên nhiên, môi trường, đặc biệt là đất đai.
Qua đó ta thấy được đó là tình cảm gì? Như thế nào?
II. Phân tích:
1. Đối lập hai ứng xử của con người với thiên nhiên, đất đai, môi trường.
a. Người da đỏ:
- Với mỗi người da đỏ, mỗi tấc đất là thiêng liêng trong kí ức, kĩ niệm.
- Đất là bà mẹ.
- Chúng tôi là một phần của mẹ. ® Mẹ là một phần của chúng tôi.
- Hoa, vũng nước, mõm đá, con ngựa … ® đều chung 1 gia đình.
- Dòng sông, con suối là tổ tiên nuôi lớn con cháu.
Þ Đó là mối quan hệ gắn bó và biết ơn, gần gũi như trong gia đình.
Hãy tìm những chi tiết nói lên thái độ cách ứng xử của người da trắng đối với thiên nhiên và môi trường?
Vì sao bức thư nói về chuyện
b. Người da trắng:
- Muốn dùng tiền bạc, đô la để mua tất cả.
- Khi chết thường quên đi đất nước họ sinh ra.
- Thèm khát ngấu nghiến đất đai, để lại đằng sau bãi hoang mạc.
- Huỷ diệt muôn thú ……
Þ Thái độ và ứng xử của người da trắng đối với thiên nhiên chủ yếu nhằm vào việc khai thác, tận dụng lợi ích, bất chấp hậu quả.
Buôn bán đất đai ở thế kỉ trước đến nay vẫn được xem là 1 trong những văn bản hay nhất nói về thiên nhiên và môi trường? (HS trả lời)
2. Một bức thư nói về chuyện mua bán đất đai trở thành một bài văn hay bậc nhất về vấn đề bảo vệ thiên nhiên và môi trường.
Bức thư là câu trả lời của thủ lĩnh da đỏ về việc bán đất cho người da trắng, không bàn đến giá cả nhưng chỉ đặt vấn đề giả thuyết Þ Đó là bối cảnh khiến cho bức thư của Ki-át-tơn xuất phát từ lòng yêu quê hương.
HS đọc mục ghi nhớ
III. Tổng kết: Ghi nhớ: SGK Tr140
4. Củng cố:
Tác giả của bức thư muốn nói gì với tổng thống Mỹ Pheng-klin (nêu ý nghĩa bức thư).
5. Dặn dò:
- Làm phần luyện tập.
- Chuẩn bị “Chữa lỗi CN, VN” (tt).
Ngày soạn: 24/04/2006
Tiết 127
CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ VÀ VỊ NGỮ (tt)
I. Mục tiêu bài học:
- Nắm được loại lỗi viết câu thiếu hai thành phần chính.
- Tự phát hiện và tự sữa chữa hai loại lỗi đã nêu.
- Có ý thức viết câu đúng về cấu trúc ngữ nghĩa.
II. Lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: Xem xét câu và chữa lại.
VD: Bạn Thu, người chăm chỉ nhất lớp 6A10
2. Giới thiệu: (trực tiếp)
3. Tiến trình thực hiện các hoạt động:
Hoạt động của Thầy + Trò
Ghi bảng
Hs đọc kỹ nội dung mục I. 1 xác định 2 thành phần CN, VN trong các câu a, b?
Hai câu trên mắc lỗi gì? Nguyên nhân? Cách sửa?.
I. Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ:
VD: a, b SGK Tr141.
- Cả 2 đều không có CN, VN.
- Cả 2 đều mắc lỗi thiếu CN, VN, chỉ có trạng ngữ.
- Nguyên nhân: Chưa phân biệt được trạng ngữ và CN, VN.
- Cách sửa: Bổ sung nồng cốt CN-VN.
Câu a: …… tôi đều thấy lòng mình bồi hồi rất lạ.
Câu b: ……, nhà điêu khắc đã biến khối đá vô tri thành bức tượng vô cùng sinh động.
HS: Đọc kỹ nội dung mục II. Xác định CN, VN trong câu đã dẫn ở SGK?
Cách viết như phần in đậm có thể gây ra sự hiểu lầm như thế nào? Cách sửa?
II. Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa:
1. CN: Ta.
VN: Thấy DHT ……… hùng vĩ.
2. Có thể hiểu lầm:
CN: Ta.
VN: Hai hàm răng …… nãy lửa.
* Cách sửa: Viết lại câu đúng trật tự ngữ pháp.
Ta thấy DHT, hai hàm răng ……… hùng vĩ.
III. Luyện tập:
1. Xác định CN, VN:
a. Năm 1945, với sự thành công của cách mạng Tháng 8, cầu được đổi tên thành cầu Long Biên.
b. [ ……] Cứ mỗi …… trong xanh, lòng tôi / lại đau nhói.
c. Đứng trên cầu …… tôi / cảm thấy …… vững chắc.
2. Điền thêm CN, VN vào:
a. ……… , học sinh ùa ra đường.
b. ……… , các cô bác nông dân đang gặt lúa.
c. ……… , các tổ đang thi nhau gặt.
d. ……… , chúng tôi thấy mọi người ra đón đông đủ.
3. Chỉ ra chỗ sai và chữa:
a. Chỉ có thành phần trạng ngữ (chỉ không gian) Þ Thêm 1 cụm Cn-VN vào: …… giữa hồ, …… , hai chiếc thuyền đang bơi.
b. Thiếu CN và VN.
Sửa: ……… , chúng ta đã bảo vệ vững chắc nền độc lập của mình.
c. Lỗi: Thiếu CN và VN
Þ Sửa: Chúng ta nên xây dựng một nhà bảo tàng CLB.
4. a. Lỗi về ý nghĩa, từ ngữ: Cây cầu không thể bóp còi.
Sửa: ……… và còi xe rộn vang ……
b. Lỗi: Không rõ ai vừa đi học về. Mẹ Thuý hay Thuý.
Sửa: Thuý vừa đi học về.
4. Củng cố:
Ta thường gặp các lỗi sai về câu như thế nào? Cho 1 số ví dụ và sửa lại.
5. Dặn dò:
Soạn bài Luyện tâïp viết các đơn.
Ngày soạn: 24/04/2006
Tiết 128
LUYỆN TẬP VỀ CÁCH VIẾT ĐƠN
VÀ CHỮA LỖI VỀ ĐƠN
I. Mục tiêu bài học:
- Giúp học sinh nhận ra những lỗi thường mắc khi viết đơn.
- Nắm đựơc phương hướng và cách khắc phục, sửa chữa các lỗi thường mắc phải.
- Ôn lại những hiểu biết về đơn từ.
- Thông qua các bài tập trong SGK để HS tự rút ra lỗi thường mắc khi viết đơn.
- Tập trung thực hành thông qua các tình huống bài tập đã nêu ở phần luyện tập.
II. Lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: - Có mấy cách viết đơn?.
- Nội dung bắt buộc trong đơn có mấy yếu tố chính?
2. Giới thiệu: (trực tiếp)
3. Tiến trình thực hiện các hoạt động:
Hoạt động của Thầy + Trò
Ghi bảng
Bước 1: Gv chia nhóm, tổ.
Bước 2: Hs tìm hiểu và viết trong vòng 15 phút.
Bước 3: Các nhóm trình bày đơn của mình.
Bước 4: Cả lớp nhận xét, phân tích, chỉ ra lỗi sai, sửa chữa.
Bước 5: GV tổng kết, nhắc nhở HS cần lưu ý khi viết đơn.
GV: Gọi HS đọc BT1
I. Các lỗi thường mắc khi viết đơn:
Bài tập 1:
- Đơn xin phép nghỉ học mắc những lỗi sau:
+ Thiếu quốc hiệu: Cộng Hoà …………
Độc lập ………
+ Thiếu mục nêu tên người viết đơn.
+ Thiếu nơi viết đơn, ngày, tháng, năm …
Tuần 33
- Tiết 129: Động Phong Nha.
- Tiết 130, 131: Ôn tập về các dấu câu.
- Tiết 132: Trả bài TLV sáng tạo – KT tiếng việt.
Ngày soạn: 30/04/2005
Tiết 129
ĐỘNG PHONG NHA
I. Mục tiêu bài học:
- Củng cố thêm về văn bản “nhật dụng”
II. Lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ:
Những hiểu biết của em về vấn đề ô nhiễm và bảo vệ môi trường ở nơi em ở hoặc trên cả nước ta.
2. Giới thiệu: (trực tiếp)
3. Tiến trình thực hiện các hoạt động:
Hoạt động của Thầy + Trò
Ghi bảng
HD HS đọc và giải thích các từ khó (Động, động Phong Nha, Thám hiểm)
Bố cục: 3 đoạn:
- Đầu: ……… rãi rác
- Tiếp: ……… chưa biết hết.
- Còn lại.
I. Đọc và kể:
HS đọc đoạn 1
Em hãy cho biết động Phong Nha nằm ở vị trí nào?
Tới động Phong Nha bằng những con đường nào?
II. Phân tích:
1. Vị trí động Phong Nha và hai con đường vào động:
- Đệ nhất kỳ quan Phong Nha nằm trong 1 quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi ở miền Tây Quảng Bình.
- Có thể tới Phong Nha bằng hai con đường:
+ Đường thuỷ: Ngược dòng sông Gianh.
+ Đường bộ: Theo tỉnh lộ số 2.
HS đọc đoạn tiếp theo.
Cảnh sắc động Phong Nha được tác giả miêu tả như thế nào?
Vẽ đẹp động khô, động nước được miêu tả bằng những chi tiết nào?
2. Cảnh tượng động Phong Nha:
- Phong Nha gồm 2 bộ phận: Động khô và động nước:
+ Động khô: Ở độ cao 200m vốn là dòng sông ngầm, nay đã kiệt nước, chỉ còn những vòm đá trắng vân nhũ và vô số cột đá màu ngọc bích.
+ Động nước: Sông khá sâu và nước rất trong …… Hấp dẫn và được khách du lịch lui tới.
Þ Động P.Nha đẹp lộng lẫy, kỳ ảo,vừa có nét hoang sơ,huyền bí ……
3. Người nước ngoài đánh giá động Phong Nha:
- Động là hang động dài nhất thế giới.
- Một trong 7 cái nhất đó đã được chọnlàm câu hỏi trong cuộc thi hành trình văn hoá.
- Đã và đang thu hút sự quan tâm của nhà khoa học, thám hiểm, khách du lịch – đang được đầu tư sớm trở thành khu du lịch nổi tiếng.
III. Tổng kết: Ghi nhớ SGK.
File đính kèm:
- Tuan 31-33.doc