1.MỤC TIÊU :
- Hiểu và cảm nhận được giá trị vẻ đẹp của cây tre – một biểu tượng về đất nước và dân tộc Việt Nam .
- Nắm được những đặc sắc nghệ thuật cảu bài kí .
1. 1. Kiến thức :
- Hình ảnh cây tre trong đời sống và tinh thần của người Việt Nam
- Những đặc điểm nổi bật về giọng điệu, ngôn ngữ của bài ký .
1.2. Kĩ năng :
- Đọc diễn cảm và sáng tạo bài văn xuôi giàu chất thơ bằng sự chuyển dịch giọng điệu phù hợp .
- Đọc – hiểu văn bản ký hiện đại có nhiều yếu tố miêu tả, biểu cảm .
- Nhận ra phương thức biểu đạt chính : miêu tả kết hợp biểu cảm, thuyết minh, bình luận .
- Nhận biết và phân tích được tác dụng của các phép so sánh, nhân hóa, ẩn dụ .
1.3. Thái độ:
Hs thêm yêu quý về cây tre Việt Nam.
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
2.1. Chuẩn bị của giáo viên:
SGK, giáo án.
2.2. Chuẩn bị của học sinh:
SGK, soạn bài.
3. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
*HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
3.1.Ổn định: KTSS
3. 2.Kiểm tra:
- Vẻ đẹp của thiên nhiên Cô Tô sau cơn bão được miêu tả như thế nào?
- Nhận xét về từ ngữ tác giả sử dụng để miêu tả thiên nhiên?
Giới thiệu bài: Văn bản “Cây Tre Việt nam” là bài mà nhà báo Thép Mới viết để làm lời bình cho bộ phim “Cây Tre Việt Nam” do các nhà điện ảnh Ba Lan thực hiện sau khi cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp của nhân dân ta kết thúc thắng lợi.Bài văn nói về cây tre ở đây cũng chính là để nói về đất nước,dân tộc Việt Nam.Bởi cây tre chính là biểu tượng của đất nước ,là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt nam.
15 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1288 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn 6 tuần 30, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 30. Tiết : 109
Ngày soạn: 05/03/ 2013
VB : CAÂY TRE VIEÄT NAM
-Theùp Môùi-
1.MỤC TIÊU :
- Hiểu và cảm nhận được giá trị vẻ đẹp của cây tre – một biểu tượng về đất nước và dân tộc Việt Nam .
- Nắm được những đặc sắc nghệ thuật cảu bài kí .
1. 1. Kiến thức :
Hình ảnh cây tre trong đời sống và tinh thần của người Việt Nam
Những đặc điểm nổi bật về giọng điệu, ngôn ngữ của bài ký .
1.2. Kĩ năng :
- Đọc diễn cảm và sáng tạo bài văn xuôi giàu chất thơ bằng sự chuyển dịch giọng điệu phù hợp .
- Đọc – hiểu văn bản ký hiện đại có nhiều yếu tố miêu tả, biểu cảm .
- Nhận ra phương thức biểu đạt chính : miêu tả kết hợp biểu cảm, thuyết minh, bình luận .
- Nhận biết và phân tích được tác dụng của các phép so sánh, nhân hóa, ẩn dụ .
1.3. Thái độ:
Hs thêm yêu quý về cây tre Việt Nam.
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
2.1. Chuẩn bị của giáo viên:
SGK, giáo án.
2.2. Chuẩn bị của học sinh:
SGK, soạn bài.
3. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
*HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
3.1.Ổn định: KTSS
3. 2.Kiểm tra:
- Vẻ đẹp của thiên nhiên Cô Tô sau cơn bão được miêu tả như thế nào?
- Nhận xét về từ ngữ tác giả sử dụng để miêu tả thiên nhiên?
Giới thiệu bài: Văn bản “Cây Tre Việt nam” là bài mà nhà báo Thép Mới viết để làm lời bình cho bộ phim “Cây Tre Việt Nam” do các nhà điện ảnh Ba Lan thực hiện sau khi cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp của nhân dân ta kết thúc thắng lợi.Bài văn nói về cây tre ở đây cũng chính là để nói về đất nước,dân tộc Việt Nam.Bởi cây tre chính là biểu tượng của đất nước ,là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt nam.
3.3.Tiến hành bài học:
a/ Phương pháp: Đọc sáng tạo, phân tích, gợi tìm, nêu vấn đề.
b/ Các bước hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động 2 : Tìm hiểu chung (10’)
GV:Gọi Hs đọc chú thích(*)-sgk-trang 98-T2.
GV:Hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả Thép Mới ?
GV:Bổ sung thêm về cuộc đời,sự nghiệp của tác giả,nêu một vài tác phẩm nổi tiếng.
GV:Hướng dẫn Hs đọc văn bản.
-Đoạn “từ đầu……như người”.Ở đầu đoạn đọc với giọng nhẹ nhàng,cuối đoạn đọc to,nhịp ngắt.
-Đoạn “tiếp……..thuỷ chung”.Giọng trầm lắng, suy tư, lúc ngọt ngào, dịu dàng.
-Đoạn “tiếp…………chiến đấu”.Giọng phấn khởi, hân hoan, khẩn trương, sôi nổi.
-Đoạn cuối:Giọng bay bỗng,suy tư,tha thiết,rắn rỏi.
GV:Đọc mẫu-Hs đọc tiếp.
GV:Hãy cho biết ý chính của văn bản?
GV:Tìm bố cục và nêu ý chính của mỗi đoạn ?
Để thấy được phẩm chất của cây tre như thế nào,ta tiến hành phân tích văn bản .
- Hs đọc.
HS: Trình bày về tác giả theo chú thích(*)-sgk.
-HS nghe.
-HS lắng nghe và đọc.
HS:Nêu lên đại ý của bài.
HS:Tìm bố cục của bài văn.
+Đ1:”Từ đầu……..như người”
=>Cây tre và những phẩm chất đáng quý.
+Đ2:”Tiếp………….chung thuỷ”
=>Sự gắn bó của cây tre trong cuộc sống và trong lao động.
+Đ3:”Tiếp……….chiến đấu”
=>Tre sát cánh với con người trong chiến đấu.
+Đ4:Phần còn lại.
=>Tre là người bạn đồng hành của dân tộc ta trong hiện tại và tương lai.
I. Tìm hiểu chung:
1.Tác giả:
-Thép Mới (1925-1991), tên khai sinh là Hà Văn Lộc, quê ở quận Tây Hồ-Hà Nội.
-Ngoài báo chí, Thép Mới còn viết nhiều bút ký và thuyết minh phim.
2.Tác phẩm:
a.Đại ý:
Bài văn nói lên sự gắn bó thân thiết và lâu đời của cây tre với con người Việt nam trong đời sống,sản xuất,chiến đấu.Cây tre có những đức tính quý báu và là biểu tượng của con người Việt Nam:ngay thẳng,thuỷ chung,can đảm.
b.Bố Cục:
Văn bản có thể chia làm bốn đoạn.
*Hoạt động 3 : Phân tích ( 25’)
GV cho HS đọc đoạn 1.
GV:Cây tre có những phẩm chất gì đáng quý ?
GV:Từ những phẩm chất đáng quý của cây tre gợi lên cho em suy nghĩ gì? Suy nghĩ về ai ? Vì sao có thể suy nghĩ như thế ?
Bên cạnh những phẩm chất đáng quý của cây tre,cây tre còn gắn bó mật thiết với con người,dân tộc Việt nam.Để thấy rõ sự gắn bó đó ta tìm hiểu sang phần sau.
-Tìm hiểu sự gắn bó của cây tre với con người và dân tộc Việt Nam.
GV:Gọi Hs đọc lại câu hỏi(2)-sgk.
GV:Để làm rõ ý “Cây tre là người bạn thân thiết của nông dân Việt nam,bạn thân của nhân dân Việt nam”,bài văn đã đưa ra hàng loạt những biểu hiện cụ thể.Em hãy:
-Tìm những chi tiết,hình ảnh thể hiện sự gắn bó của cây tre với con người trong lao động và trong cuộc sống hàng ngày ?
Trong quá khứ và trong hiện tại, cây tre đã và đang là người bạn thân,người đồng chí gắn bó keo sơn ,chia sẻ vui buồn với dân tộc Việt Nam. Nhưng trong thế kỷ 21 và xa hơn ,trong tương lai,trong thời đại văn minh công nghiệp và hậu công nghiệp……thì vai trò và mối quan hệ của cây tre với con người Việt nam sẽ ra sao ? Sẽ nhạt phai dần ? Tre sẽ bị lãng quên,bị thay thế ?Phải chăng sẽ cĩ một ngày trên đất nước này sẽ không tìm thấy một bóng tre xanh ? Để thấy rõ điều đó ta đi vào tìm hiểu tiếp tục phần cuối văn bản.
-Cây tre tiếp tục gắn bó thân thiết với dân tộc Việt nam trong hiện tại và trong tương lai.
GV:Y/c Hs chú ý vào đoạn cuối.
GV:Khi nghe tiếng nhạc của trúc,của tre,tiếng sáo diều trong chiều hè lộng gió.Em có cảm xúc như thế nào ? Tiếng nhạc của đồng quê gợi cho em liên tưởng đến điều gì ?
GV:Trong đoạn cuối,hình ảnh nào có ý nghĩa đặc biệt ? Giãi thích vì sao ?
GV:Trong thực tế hiện nay,trên khắp đất nước ta,quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá đang diễn ra rất nhanh.Quả thật sắt thép và bê tông đã lấn dần tre nứa. Màu xanh của tre cứ giảm dần,rồi mất dần…..điều này nên mừng hay tiếc? Hãy nêu ý kiến của riêng em ?
GV:Như vậy trong hiện tại và tương lai,tre còn gắn bó với con người nữa hay không ? Nếu còn gắn bó thì gắn bó ở lĩnh vực nào ?
-Nêu giá trị của các biện pháp nhân hoá đã được sử dụng để nói về cây tre và sự gắn bó của cây tre với con người?
GV:Ngoài biện pháp nghệ thuật nhân hoá,tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào khác,thử tìm ?
GV:Em hiểu như thế nào về câu văn xuôi sau: “Cối xay tre,nặng nề quay.Từ nghìn đời nay,xay nắm thóc”.Câu văn trên tác giả sử dụng nghệ thuật gì ?.
GV:Văn bản đã miêu tả cây tre với vẻ đẹp và những phẩm chất gì ? Vì sao có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt nam ?
GV:Tác giả đã sử dụng thành công nghệ thụât gì ? tác dụng ra sao ?
GV:Viết văn bản “Cây Tre Việt Nam, Thép Mới thể hiện được tình cảm,thái độ gì đối với cây tre và những ai khác ?
-HS thực hiện .
=>Những phẩm chất nổi bật của cây tre: ngay thẳng, cần cù, mộc mạc, tươi tắn, nhũn nhặn, cứng cáp, dẽo dai,v ững chắc, thanh cao, giản dị, gần gũi, thuỷ chung…
=>Từ phẩm chất đáng quý của cây tre làm em liên tưởng đến phẩm chất của người nông dân,nhân dân hay đó cũng là phẩm chất của dân tộc Việt Nam.Vì trãi qua quá trình dựng nước và giữ nước thì dân tộc ta thể hiện đầy đủ những phẩm chất đó.
-HS nghe.
-HS chú ý .
-HS đọc .
- HS tìm những chi tiết :
+Những hình ảnh,chi tiết thể hiện sự gắn bó của cây tre với con người:
-Có mặt ở khắp nơi
-Bao bọc xóm làng
-Giúp người nông dân trong sinh hoạt và lao động hàng ngày cũng như sinh hoạt văn hoá………
=>Cây tre gắn bó với con người thật mật thiết,ngoài ra tre còn gắn bó với dân tộc Việt Nam trong các cuộc chiến đấu giữ nước và giải phóng dân tộc.
-HS nghe.
-HS:Quan sát đoạn văn.
-HSTL : Làm cho tâm hồn dạt dào,bay bổng,theo tiếng sáo lúc trầm xuống,lúc vút lên.
+Tiếng nhạc của đồng quê gợi ta nhớ đến hoàn cảnh đất nước thanh bình.
-HSTL :Hình ảnh có ý nghĩa đặc biệt:”Tre già măng mọc”,măng mọc trên phù hiệu của thiếu nhi Việt nam,lứa tuổi măng non của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Đó là biểu tượng của thế hệ trẻ tương lai của đất nước. Nguyễn Duy đã có những câu thơ như thế:
“Năm qua đi,tháng qua đi
Tre già măng mọc có gì lạ đâu?”
=>Hình ảnh nối tiếp của các thế hệ con người Việt Nam tạo nên dòng chảy liên tục trong lịch sử dân tộc ta,tạo nên truyền thống bền vững,tự hào.
=>Điều này nên mừng nhưng cũng rất đáng tiếc.
-HSTL:Cy tre vẫn tiếp tục gắn bó thân thiết với dân tộc Việt Nam trong hiện tại và tương lai . (HS tìm chi tiết ở SGK )
=>Giá trị của các phép nhân hoá:
-Tre là người bạn thân…..
-Tre ăn ở với người………gắn liền với mọi sinh hoạt.
-Tre là cánh tay của người nông dân……..
-Tre………chia sẻ những khó khăn….
=>Các phép nhân hoá kể trên,tác giả đã khắc hoạ nổi bật mối quan hệ thân thiết,gắn bó thuỷ chung giữa tre và người.
+Tác giả sử dụng nghệ thuật điệp từ “tre”,điệp ngữ “dưói bóng tre” nhằm nhấn mạnh sự gắn bó của cây tre với con người.
+Với cách ngắt nhịp ngắn,khá đều đặn: 3/3/4/3,vần lưng “ay” láy 4 lần đã gợi cho người đọc hình dung phần nào sự nghèo khổ,vất vả,lam lủ,quanh quẩn,buồn nãn,nặng nề của cuộc đời người nông dân Việt nam chúng ta bao thế kỷ.
+Hình ảnh cối xay tre đã thành hoán dụ.(Gv gọi Hs nhắc lại phép tu từ hoán dụ ?)
HS:Trả lời.
+Tre có vẻ đẹp bình dị và những phẩm chất đáng quý.
HS:Tác giả sử dụng thành công nghệ thuật nhân hoá làm nổi bật phẩm chất,sự gắn bó của cây tre với con người.Tre là biểu tượng của đất nước Việt nam,dân tộc Việt nam.
-HS nêu lên ý nghĩa .
II.Phân tích:
1. Nội dung :
a. Cây tre gắn bó với con người Việt Nam :
- Trong sinh hoạt , trong lao động .
- Trong cuộc khng chiến bảo vệ Tổ quốc .
- Trong đời sống tinh thần .
- Trên con đường đi đến tương lai .
b. Hình ảnh cây tre mang ý nghĩa :
-Tượng trưng cho con người Việt Nam cần cù , sáng tạo anh hùng , bất khuất .
-Tương trưng cho đất nước Việt Nam .
2. Nghệ thuật :
- Sử dụng thành công các phép so sánh , nhân hóa , điệp ngữ .
- Kết hợp giữa chính luận và trữ tình .
- Xây dựng hình ảnh phong phú , chọn lọc , vừa cụ thể , vừa mang tính biểu tượng .
-Lựa chọn lời văn giàu nhạc điệu và có tính biểu cảm cao .
III. ý nghĩa :
Văn bản cho thấy vẽ đẹp và sự gắn bó của cây tre với đời sống dân tộc ta . Qua đó cho thấy tác giả là người có hiểu biết về cây tre , có tình cảm sâu nặng , có niềm tin và tự hào chính đáng về cây tre Việt Nam .
4 . Tổng kết và hướng dẫn học tập: (5’)
4.1. Củng cố: ( Tổng kết)
? Từ văn bản “Cây Tre Việt Nam”,em có suy nghĩ gì về nhà văn,nhà báo Thép Mới
?Em có suy nghĩ gì khi học qua văn bản “Cây Tre Việt Nam” ?
4.2.Dặn dò: ( Hướng dẫn học tập)
a. Bài vừa học:
+Học thuộc lòng phần ghi trong vở,phần ghi nhớ.
+Học thuộc lòng đoạn (1)
b. Chuẩn bị bài mới:
Soạn bài : “Câu trần thuật đơn”
*Chú ý: Phân tích chủ ngữ,vị ngữ của câu.
c. Bài sẽ trả: Các thành phần chính của câu.
- Thế nào là thành phần chính của câu?
- Xác định thành phần chính của câu sau:
Trong giờ kiểm tra , em đã cho bạn mượn bút
Tuần : 30. Tiết : 110
Ngày soạn: 05/03/ 2013
TV : CAÂU TRAÀN THUAÄT ÑÔN
1.MỤC TIÊU :
- Nắm được khái niệm câu trần thuật đơn .
- vận dụng hiệu quả câu trần thuật đơ n trong nói và viết .
1.1. Kiến thức :
-Đặc điểm ngữ pháp của câu trần thuật đơn .
-Tác dụng của câu trần thuật đơn .
1.2. Kĩ năng :
- Nhận diện được câu trần thuật đơn trong văn bản và xác định được chức năng của câu trần thuật đơn .
- Sử dụng câu trần thuật đơn trong nói và viết .
1.3. Thái độ:
Hs hiểu thêm các kiểu câu trong tiếng Việt.
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
2.1. Chuẩn bị của giáo viên:
SGK, giáo án, bảng phụ.
2.2. Chuẩn bị của học sinh:
SGK, soạn bài.
3. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
*HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
3.1.Ổn định: KTSS
3. 2.Kiểm tra:
- Thế nào là thành phần chính của câu?
- Xác định thành phần chính của câu sau:
Trong giờ kiểm tra , em đã cho bạn mượn bút
Giới thiệu bài: Tröôùc moät söï vieäc,moät vaán ñeà giuùp ngöôøi khaùc hieåu ñöôïc muïc ñích noùi vaø yeâu caàu cuûa ngöôøi noùi thì phaûi bieát duøng caâu cho phuø hôïp vôùi töøng muïc ñích cuï theå.Baøi hoïc hoâm nay seõ giuùp ta hieåu theâm ñieàu naøy.
3.3.Tiến hành bài học:
a/ Phương pháp: Phân tích ngôn ngữ, quy nạp, gợi tìm.
b/ Các bước hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động 2 :Hình thành khái niệm (20’)
GV:Gọi hs đọc y/c(1)-phầnI-sgk.
GV:Ghi bảng phụ đoạn trích văn.
GV:Đoạn văn gồm mấy câu?
GV:Dựa vào câu chia theo mục đích nói,tìm ra các loại câu ? Câu chia theo mục đích noío gồm mấy kiểu câu ?
GV:Xác định CN-VN 4 câu trần thuật vừa tìm được ?
GV:Dựa vào cấu tạo của câu,xếp 4 câu trần thuật trên thành hai loại:
+Câu do một cặp CN-VN(C-V) tạo thành.
+Câu do hai hoặc nhiêù cụm C-V sóng đôi tạo thành ?
GV:Câu trần thuật đơn có câu tạo như thế nào ?
GV:Câu(1)(2)(9) dùng để làm gì ?
GV:Gọi Hs đọc phần ghi nhớ,cho VD.
-HS:Đọc Y/c
-HS:Đoạn văn gồm 9 câu.
-HS:Suy nghĩ trả lời.
+Câu trần thuật (kể,tả,giới thiệu,nêu ý kiến) gồm các câu: (1)(2)(6)(9).
+Câu hỏi (câu nghi vấn): câu (4)
+Câu cảm(cảm thán):câu (3)(5)(8)
+Câu cầu khiến(mệnh lệnh):câu(7)
1.Tôi // đã hếch răng lên xì một hơi dài.
2.Tôi // mắng.
3.Chú mày // hôi …thế này,ta nào chịu được.
4.Tôi // về,không chút bận tâm.
+Các câu(1)(2)(9) có kết cấu một cụm C-V gọi là câu trần thuật đơn.
+Câu (6) có 2 vế câu gọi là câu trần thuật ghép.
=>Câu trần thuật đơn có kết cấu 1 cụm C-V.
+các câu(1)(2)(9) dùng để kể,tả, nêu ý kiến.
HS:Đọc phần ghi nhớ sgk.
HS:Cho ví dụ-Gv uốn nắn,sửa chữa
I.Câu trần thuật đơn:
Câu trần thuật đơn là loại câu do một cụm chủ vị (C-V) tạo thành,dùng để giới thiệu,tả hoặc kể về một sự vật,sự việc hay để nêu một ý kiến.
*Hoạt động 3 : Luyện tập (20’)
GV:Gọi Hs đọc Y/c bài tập 1.
GV:Tìm câu trần thuật đơn trong đoạn văn ? Tác dụng của nó ?
GV:Gọi Hs đọc Y/c bài tập 2.
GV:Các câu có phải là câu trần thuật đơn không ? Tác dụng gì ?
GV:Gọi Hs đọc Y/c bài tập 3.
-HS:Đọc Y/c BT1.
-HS:Thực hiện độc lập.
HS:Đọc Y/c BT2.
HS:Thực hiện độc lập.
HS:Thực hiện độc lập.
II.Luyện tập:
1.Bài tập 1:
Các câu trần thuật đơn:
-Ngày thứ năm…….sáng sủa.
-Bao giờ bầu trời…….như vậy.
2.Bài tập 2:
(a)(b)(c) tất cả đều là câu trần thuật đơn dùng để giới thiệu nhân vật.
3.Bài tập3:
Cách giới thiệu nhân vật ở cả 3 ví dụ này là giới thiệu nhân vật phụ trước rồi từ những việc làm của nhân vật phụ moới giới thiệu nhân vật chính
4 . Tổng kết và hướng dẫn học tập: (5’)
4.1. Củng cố: ( Tổng kết)
Câu trần thuật đơn là gì ? Cho ví dụ minh hoạ.
4.2.Dặn dò: ( Hướng dẫn học tập)
a. Bài vừa học:
+Học phần ghi nhớ,tìm đặt ví dụ và phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu đã đặt.
+Làm bài tập 4.
b. Chuẩn bị bài mới:
Soạn bài: “Lòng yêu nước”
*Chú ý: các hình ảnh ở từng miền,vùng.
c. Bài sẽ trả: Cây tre Việt Nam.
Tại sao nói cây tre là biểu tượng của dân tộc Việt nam ?
Tuần : 30. Tiết : 111
Ngày soạn: 05/03/ 2013
VB : LOØNG YEÂU NÖÔÙC
(Tự học có hướng dẫn )
1.MỤC TIÊU :
-Hiểu được tư tưởng và lòng yêu nước qua một bài tùy bút chính luận .
- Nhận biết được nét đặc sắc về nghệ thuật của bài tùy bút – chính luận này .
1.1. Kiến thức :
- Lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần gũi thân thuộc của quê hương và được thể hiện rõ nhất trong hoàn cảnh gian nan thử thách . Lòng yêu nước trở thành sức mạnh , phẩm chất của người anh hùng trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc .
- Nét chính về nghệ thuật của văn bản .
1.2. Kĩ năng:
-Đọc diễn cảm một văn bản chính luận giàu chất trũ tình :Giọng đọc vừa rắn rỏi, dứt khoát , vừa mềm mại , dịu dàng , tràn ngập cảm xúc .
- Nhận biết và hiểu vai trò các yếu tố miêu tả , biểu cảm .
- Đọc – hiểu văn bản tùy bút có yếu tố miêu tả kết hợp với biểu cảm .
- Trình bày được suy nghĩ , tình cảm của bản thân về đất nước mình .
1.3. Thái độ:
Hs hiểu thêm lòng yêu nước bắt đầu từ lòng yêu những gì gần gũi nhất.
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
2.1. Chuẩn bị của giáo viên:
SGK, giáo án.
2.2. Chuẩn bị của học sinh:
SGK, soạn bài.
3. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
*HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
3.1.Ổn định: KTSS
3. 2.Kiểm tra:
Tại sao nói cây tre là biểu tượng của dân tộc Việt Nam ?
Giới thiệu bài:Bài văn này trích từ bài báo “Thử lửa” của nhà văn,nhà báo Nga nổi tiếng I.li.a.Ê-ren-bua,viết từ thời kỳ đầu của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Xô Viết chống pháp xít Đức (phổ) xâm lược (1941-1945). Bài văn thể hiện một chân lý về lòng yêu nước. Để hiểu được chân lý ấy và vung đấp thêm cho lòng yêu quê hương,đất nước trong tâm hồn của các em,chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung văn bản “Lòng yêu nước”.
3.3.Tiến hành bài học:
a/ Phương pháp: Đọc sáng tạo, gợi tìm, nêu vấn đề.
b/ Các bước hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động 2 : Tìm hiếu chung (10’)
GV:Dựa vào chú thích (*) hãy trình bày những hiểu biết của em về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn I.li.a.Ê-ren-bua ?
GV:Nêu xuất xứ của bài văn ?
GV:Bài văn được viết theo thể loại nào ?
GV:Nêu đại ý của bài văn ?
HS:Trả lời.
+I. Li.a.Ê-ren-bua sinh (1891-1962) là nhà văn nổi tiếng của Liên Xô, ông còn là một nhà giáo lỗi lạc.
+Trích từ bài báo “Thử lửa” viết vào cuối tháng 6 năm 1942.
+Thể loại tuỳ bút.
+Đại ý:VB lý giải ngọn nguồn của lòng yêu nước.Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu những gì thân thuộc,tình yêu gia đình ,làng xóm thân quen.Lòng yêu nước được thể hiện và thử thách trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm và bảo vệ tổ quốc.
I. Tìm hiểu chung:
1.Tác giả:
I. Li.a.Ê-ren-bua sinh (1891-1962) là nhà văn nổi tiếng của Liên Xô, ông còn là một nhà giáo lỗi lạc.
2.Tác Phẩm:
a.Xuất xứ:
Trích từ bài báo “Thử lửa” viết vào cuối tháng 6 năm 1942.
b.Thể loại:
Thể loại tuỳ bút.
c.Đại ý:
VB lý giải ngọn nguồn của lòng yêu nước. Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu những gì thân thuộc,tình yêu gia đình ,làng xóm thân quen.Lòng yêu nước được thể hiện và thử thách trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm và bảo vệ tổ quốc.
*Hoạt động 3 : Phân tích (25’)
GV:hướng dẫn đọc
-Cần đọc với giọng rắn rỏi,dứt khoát,vừa mềm mại,dịu dàng,tràn ngập cảm xúc. Nhịp điệu chậm,chắc khoẻ,chân thật.
GV:Qua việc đọc, em hãy cho biết câu mở đầu và câu kết?
GV:Em có nhận xét như thế nào về cách lập luận của tác giả về cách trình bày đoạn văn?
Cách viết văn bản theo kiểu nghị luận,sang chương trình lớp 7 các em sẽ được tìm hiểu.
GV:Hai câu mở bài,chúng ta đã nhận ra những nét riêng biệt nào của đất nước Liên Xô cũ ? Những nét riêng biệt ấy thể hiện qua những từ ngữ,hình ảnh nào ?
GV:Tình cảm của tác giả khi viết thể hiện như thế nào ?
GV:Nhớ đến quê hương,người dân Xô Viết ở mỗi vùng đều nhớ đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương mình.Đó là những vẻ đẹp nào ? Được thể hiện qua từ ngữ,hình ảnh nào ?
GV:Em thử nhận xét trong mỗi dẫn chứng ấy có điểm gì chung, điểm gì riêng biệt ?
GV:Tác giả miêu tả những hình ảnh, sự vật, sự việc ở mỗi vùng bằng nghệ thuật gì ?
GV:Trong các hình ảnh trên,hình ảnh nào làm em thích nhất,có ý nghĩa nhất? Vì sao ?
GV:Hai câu “Dòng suối…. tổ quốc" có tác dụng gì ?
GV:Hai câu miêu tả quy luật tự nhiên có đúng hay không ? Từ đó tác giả muốn thể hiện ý nghĩa gì ?
GV:Em hiểu thế nào là lòng yêu mước ?
GV:Ở Việt Nam chúng ta,lòng yêu nước có cội nguồn như vậy không ?
GV:Tìm đọc những câu văn, thơ,ca dao,tục ngữ…..thể hiện những đặc điểm riêng của từng vùng của đất nước ?
Khi nào là lòng yêu nước được bộc lộ rõ nhất.Ta tìm hiểu phần cuối của bài.
GV:Y/c Hs chú ý đoạn từ:”có thể…
Nào quan…..hết bài”
GV:Vì sao khi có chiến tranh,khi có kẻ thù xâm lược thì lòng yêu nước lại được thử thách cao độ,nghiêm ngặt nhất ?
GV: câu:”Mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa” có ý nghĩa thiêng liêng như thế nào đối với nhân dân Xô Viết cũ ?
Với nhân dân Việt Nam,thử thách tháng 12 năm 1964,thử thách năm 1967,1972 cũng như vậy;cũng như nhân dân Liên Xô,lòng yêu nước của nhân dân ta đã biến thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng,đánh cho thự dân Pháp đại bại ợ Điện Biên Phủ;đánh cho Mỹ cút,đánh cho nguỵ nhào giành lại non sông,thống nhất tổ quốc vào mùa xuân năm 1975 lịch sử.
GV:Khi nào lòng yêu nước mới thể hiện đầy đủ ý nghĩa ?
GV:Trước kia lòng yêu nước phải trãi qua những thử thách gay go,ác liệt của chiến tranh,nhưng trong xã hội ta ngày nay,những biểu hiện nào chứng tỏ lòng yêu nước ?
Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của văn bản.
GV:Văn bản được trình bày theo phương thức nào ?
GV:Nội dung của văn bản nói lên điều gì ?
GV:Gọi Hs đọc phần ghi nhớ.
HS:Chú ý lắng nghe.
HS:Đọc tiếp vb.
-Câu mở đầu: “Lòng yêu nước……..ban đầu…….tầm thường nhất.”
-Câu kết:”lòng yêu nhà,yêu làng xóm…….yêu tổ quốc”.
=>Tác giả trình bày ý khái quát, đưa dẫn chứng, phân tích, kết luận.
+Vị thơm chát của trái lê mùa thu,hơi cỏ thảo nguyên……
+Tác giả rất yêu quê hương,đất nước mình.
+Tác giả đã lựa chọn miêu tả vẻ đẹp ở nhiều vùng khác nhau,từ vùng cực bắc nước Nga đến vùng núi phía tây nam thuộc nước cộng hoà Gru-di-a;những làng quê êm đềm xứ V-crai-na;từ thủ đô Mat-xcơ-va cổ kính đến thành phố Lê-Nin-Grát đường bệ và mơ mộng…….
*Điểm chung:
Những dẫn chứng ấy chứng minh cho lòng yêu nước,yêu những gì thân thuộc nhất(tình yêu nước)
*Điểm riêng:
Mỗi hình ảnh,sự vật nó mang đặc điểm riêng của từng miền,từng vùng,cũng là vẻ đẹp riêng của vùng ấy.
+Nghệ thuật miêu tả, so sánh, nhân hoá, cùng những kiến thức về địa lý, lịch sử, văn hoá hiện tại và quá khứ để làm nổi bật lên vẻ đẹp của từng miền,từng vùng.
+Tuỳ theo sự cảm nhận của học sinh.
+Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật tầm thường nhất.
+Lòng yêu nhà,yêu làng xóm,yêu miền quê hợp thành lòng yêu tổ quốc.
“Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.” (ca dao)
-“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ” (ca dao)
-HS: Trả lời
+Chính trong hoàn cảnh ấy,cuộc sống và số phận của mỗi người gắn liền làm một với vận mệnh của tổ quốc và lòng yêu nước của người dân Xô Viết đã được thể hiện với tất cả sức mãnh liệt của nó.
+Đã nói lên tiếng nói thầm kín nhất,thiết tha nhất,cháy bổng nhất trong lòng mỗi người dân Liên Xô.Tổ quốc hay là chết ? Chỉ có thể chọn một ! Những người dân bình thường nhất của nước Nga đã chọn con đường chiến đấu,hy sinh vì độc lập,tự do của tổ quốc vinh quang.
+Lòng yêu nước được thể hiện đầy đủ khi trãi qua những thử thách gay go, ác liệt nhất. Đó là khi đất nước có chiến tranh.
+Lòng yêu nước cần được thể hiện bằng những nổ lực học tập,lao động sáng tạo để xây dựng tổ quốc giàu mạnh;lập những thành tích làm vẽ vang cho đất nước.
+Chính luận (bút ký)
+Lòng yêu nước của tác giả và những người dân Xô Viết trong hoàn cảnh thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc.
II. Phân tích:
1. Nội dung :
a.Ngọn nguồn của lòng yêu nước:
Lòng yêu nhà,yêu làng xóm,yêu miền quê hợp thành lòng yêu tổ quốc.
b.Thử thách của lòng yêu nước:
Lòng yêu nước được thể hiện đầy đủ khi trãi qua những thử thách gay go,ác liệt nhất.Đó là khi đất nước có chiến tranh.
2. Nghệ thuật :
- Kêt hợp chính luận với trữ tình.
- Miêu tả tinh tế, hình ảnh chọn lọc đặc sắc.
- Lập luận của tác giả khi lí giải ngọn nguồn của lòng yêu nước lô – gic và chặt chẽ.
III. Ý nghĩa :
Lòng yêu nước bắt đầu từ lòng yêu những gì gần gũi thân thuộc nhất nơi nhà, xóm, phố, quê hương. Lòng yêu nước trở nên mãnh liệt trong thẻ thách của cuộc chiến tranh vệ quốc. Đó là bài học thấm thía mà nhà văn Ê – ren – bua truyền tới.
4 . Tổng kết và hướng dẫn học tập: (5’)
4.1. Củng cố: ( Tổng kết)
Theo em,lòng yêu nước được thể hiện qua những biểu hiện cụ thể nào ? Em đã làm gì để thể hiện lòng yêu quê hương đất nước của mình ?
4.2.Dặn dò: ( Hướng dẫn học tập)
a. Bài vừa học:
Học thuộc lòng phần ghi nhớ;đọc lại văn bản.
b. Chuẩn bị bài mới:
Soạn: “Câu trần thuật đơn có từ là”
*Chú ý: Phân tích CN-VN của câu.
c. Bài sẽ trả: Câu trần thuật đơn.
Câu trần thuật đơn là gì ? Cho ví dụ,phân tích.
=>Học sinh trình bày theo sự cảm nhận của bản thân,dựa vào bài học vừa tìm hiểu.
………………………………………………………………………………………………………….
Tuần : 30. Tiết : 112
Ngày soạn: 05/03/ 2013
TV : CAÂU TRAÀN THUAÄT ÑÔN COÙ TÖØ LAØ
1.MỤC TIÊU :
- Nắm được khái niệm loại câu trần thuật đơn có từ là .
- Biết sử dụng hiệu quả câu trần thuật đơn có từ là trong nói và viết .
1.1. Kiến thức :
- Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là .
- Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là .
1.2. Kĩ năng :
-Nhận biết được câu trần thuật đơn có từ là và xác định được các kiểu cấu tạo câu trần thuật đơn có từ là trong văn bản .
- Xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong câu trần thuật đơn có từ là .
- Đặt được câu trần thuật đơn có từ là .
1.3. Thái độ:
Hs hiểu thêm các kiểu câu trong tiếng Việt.
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
2.1. Chuẩn bị của giáo viên:
SGK, giáo án, bảng phụ.
2.2. Chuẩn bị của học sinh:
SGK, soạn bài.
3. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
*HOẠT ĐỘNG 1: Khởi
File đính kèm:
- VAN 6 - TUAN 30.doc