Bài giảng Ngữ văn 6 tuần 27

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1.Kiến thức:

+Củng cố lại kiến thức về văn bản hiện đại(thơ,văn xuôi) đã học.

+Giúp học sinh nắm lại nội dung,nghệ thuật của văn bản

+Cảm nhận được phong cảnh thiên nhiên,tình yêu quê hương đất nước.

2.Kỹ năng:

+Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức để làm bài.

3.Thái độ:

+Giáo dục học sinih tình yêu thiên nhiên,tự hào về quang cảnh hùng vĩ của thiên nhiên,lòng yêu quê hương đất nước.

II- KIỂM TRA:

1. Ổn định:

2. KTBC:

3. Bài mới:

MA TRẬN ĐỀ.

 

doc16 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1373 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn 6 tuần 27, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN TIẾT TÊN BÀI DẠY NGÀY SOẠN NGÀY DẠY PHỤ CHÚ 27 97 KIỂM TRA VĂN 15-02-2012 27-02-2012 98 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 15-02-2012 27-02-2012 99 LƯỢM 15-02-2012 02-03-2012 100 MƯA (Tự học có hướng dẫn) 15-02-2012 02-03-2012 DUYỆT CỦA TỔ PHÓ NGUYỄN VĂN THƯỢNG Tiết 97- KIỂM TRA VĂN I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1.Kiến thức: +Củng cố lại kiến thức về văn bản hiện đại(thơ,văn xuôi) đã học. +Giúp học sinh nắm lại nội dung,nghệ thuật của văn bản +Cảm nhận được phong cảnh thiên nhiên,tình yêu quê hương đất nước. 2.Kỹ năng: +Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức để làm bài. 3.Thái độ: +Giáo dục học sinih tình yêu thiên nhiên,tự hào về quang cảnh hùng vĩ…của thiên nhiên,lòng yêu quê hương đất nước. II- KIỂM TRA: Ổn định: KTBC: Bài mới: MA TRẬN ĐỀ. Cấp độ Chủ đề kiểm tra (Nội dung ,chương….) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN. Ch: Nhận ra đặc điểm của Dế Mèn và rút ra bài học . Số câu:1 Số điểm : 2 - tỉ lệ: 20 % Số câu:1 Số điểm :2,0 Số câu:1 Số điểm: 2,0 đ Tỉ lệ: 20 % SÔNG NƯỚC CÀ MAU Ch: Ý nghĩa văn bản. Số câu:1 Số điểm :2. tỉ lệ: 20 % Số câu:1 Số điểm :2 Số câu:1 Số điểm:2-Tỉ lệ:20% BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI. Ch: Tình cảm người em có tài năng đối với anh. Số câu:1 Số điểm :20. tỉ lệ: 20 % Số câu:1 Số điểm : 2,0 Số câu:1 Số điểm :2,0 Tỉ lệ: 20 % BUỔI HỌC CUỐI CÙNG Ch: Nhận biết được tâm trạng nhân vật thầy Ha -Men. Số câu:1 Số điểm :2,0. tỉ lệ: 20 % Số câu:1 Số điểm :2,0 Số câu:1 Số điểm :2,0 Tỉ lệ: 20 % ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ. Ch: Chép lại đoạn thơ. Số câu:1 Số điểm :2,0. tỉ lệ: 20 % Số câu:1 Số điểm :2,0 Số câu:1 Số điểm :2,0. tỉ lệ: 20% Tổng số câu: 5 Tổng số điểm:10 Tỉ lệ :100% Số câu: 3 Số điểm :6,0 Tỉ lệ: 60 % Số câu: 1 Số điểm :2,0 Tỉ lệ: 20 % Số câu: 1 Số điểm : 2 Tỉ lệ: 20 % Tổng số câu: 5 Tổng số điểm: 10 Tỉ lệ: 100 % ĐỀ’ Câu 1: Hãy nêu đặc điểm nổi bật của Dế mèn trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” của tác giả Tô Hoài và từ đó rút ra được bài học gì cho chú Dế Mèn ?(2 điểm) Câu 2: Trình bày ý nghĩa của văn bản “ Sông nước Cà Mau” của Đoàn Giỏi? (2 điểm) Câu 3:Qua câu chuyện người anh và cô em gái có tài hội họa, trong truyện “Bức tranh của em gái tôi”đã thể hiện điều gì ? (2 điểm) Câu 4: Tâm trạng thầy giáo Ha – men trong “Buổi học cuối cùng” như thế nào ? (2 điểm) Câu 5: Chép lại theo trí nhớ hai khổ thơ cuối trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của tác giả Minh Huệ. (2 điểm ) ----HẾT---- ĐÁP ÁN. Câu 1: *Đặc điểm nổi bật của Dế mèn trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” của tác giả Tô Hoài: (1,5 đ) -Là một chàng dế thanh niên cường tráng ; - Trẻ trung chất chứa sức sống mạnh mẽ của tuổi trẻ ở Dế Mèn ; - Tính nết còn kiêu căng,xốc nổi. * Bài học gì cho chú Dế Mèn: (0,5 đ) Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ,có óc mà không biết nghĩ,sớm muộn rồi cũng mang vạ vào thân . Câu 2: Trình bày ý nghĩa của văn bản “ Sông nước Cà Mau” của Đoàn Giỏi? (2 điểm) Sông nước Cà Mau là một đoạn trích độc đáo, hấp dẫn thể hiện sự am hiểu (1đ), tấm lòng gắn bó của nhà văn Đoàn Giỏi với thiên nhiên và con người vùng đất Cà Mau(1đ). Câu 3: Qua câu chuyện người anh và cô em gái có tài hội họa, trong truyện “Bức tranh của em gái tôi”đã thể hiện điều gì ? (2 điểm) Tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình(1.5đ). Truyện đã miêu tả tinh tế nhân vật qua cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất.(0.5đ) Câu 4: Tâm trạng thầy giáo Ha – men trong “Buổi học cuối cùng” (2 điểm) Trang phục: đẹp - Thái độ : dịu dàng - Hành động cử chỉ nghẹn ngào, xúc động khi kết thúc buổi học . - Lòng yêu nước sâu sắc thể hiện qua tình yêu, tiếng nói ngôn ngữ dân tộc. ð Thầy là người yêu nghề, yêu nước, yêu tiếng Pháp . Câu 5: Chép lại theo trí nhớ hai khổ thơ cuối trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của tác giả Minh Huệ. (2,0 điểm ) Anh đội viên nhìn Bác Bác nhìn ngọn lửa hồng 1.0 đ Lòng vui sướng mênh mông Anh thức luôn cùng Bác Đêm nay Bác ngồi đó Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình 1.0 đ Bác là Hồ Chí Minh. 4. Củng cố- Dặn dò : 1.Củng cố: - Hết giờ giào viên thu bài, học sinh giữ trật tự nghiêm túc. 2. Dặn dò : - Về nhà ôn tập lại kiến thức văn học đã học ở học kỳ II. - Hoàn thành các bài tập vào vở BTNV . - Chuẩn bị dàn ý cho bài viết tập làm văn tả cảnh ở nhà.Tiết sau trả bài. …………………………………………………………. Tiết 98 :TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN TẢ CẢNH ( Ở NHÀ) I.MỤC TIÊU: Giúp HS: Nhận ra những lỗi sai cơ bản trong bài viết của mình và biết cách khắc phục, sửa chữa. II. KIẾN THỨC CHUẨN: 1. Kiến thức: Nắm vững lí thuyết về kiểu bài văn tả cảnh. 2. Kĩ năng: Nhận ra những lỗi sai cơ bản trong bài viết của mình. III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN: Hoạt động 1: Khởi động - Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, nề nếp, vệ sinh. - Kiểm tra bài cũ: không. - Giới thiệu bài: Tiến hành trả bài. Hoạt động 2: Bước 1: Nêu lại đề bài và tập trung phân tích, tìm hiểu đề bài. - Gọi HS nêu lại đề. - Yêu cầu HS phân tích đề: chỉ ra các yêu cầu về nội dung và hình thức. - Tổ chức cho HS thảo luận, xây dựng đáp án ( dàn ý) cho bài viết. - GV nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh dàn ý và các yêu cầu cần đạt. ĐỀ: Hãy tả lại hình ảnh cây mai vàng vào dịp tết đến, xuân về. Dàn ý: *Mở bài : (1.5 đ) Giới thiệu cây mai vào dip tết đến , xuân về . *Thân bài : . -Tả bao quát : (3 đ) - Hình dáng : dáng thanh thoát bên gốc sân . ( 1 đ) - Kích thước cây mai khoảng bao nhiêu ? ( 1 đ) - Màu sắc : xanh mướt điểm thêm những cánh hoa vàng . ( 1 đ) -Tả chi tiết từng bộ phận : (3 đ) + Gốc lớn bằng bắp tay …(0.5 đ) +Thân cây thằng như thân trúc …(0.5 đ) +Vỏ sần sùi nâu đậm . (0.5 đ) + Cành vươn điều , nhánh nào cũng rắn chắc …(0.5 đ) + Hoa : cánh hoa vàng thẩm xếp làm ba lớp . (0.5 đ) + trái : Trái kết màu chín đậm óng ánh như những hạt cườm đính trên những tầng áo lá lúc nào cũng sầm uất , sum sê màu xanh chắc bền . (0.5 đ) -Lợi ích của cây mai : Tạo bầu không khí mát mẽ , trong lành ,tạo quang cảnh đẹp đẽ , tạo niềm vui cho mọi người …(1 đ) *Kết bài : (1.5 đ) Nêu suy nghĩ của em đối với cây mai trong dịp tết . Bước 2: Nhận xét và đánh giá bài viết: - GV cho HS tự nhận xét bài viết của mình ( ưu, khuyết điểm) từ việc đối chiếu với dàn ý và các yêu cầu vừa nêu. - GV nhận xét, đánh giá về bài viết của HS: ưu, khuyết điểm, những lỗi cơ bản cần khắc phục ( Nhận xét chung và cho ví dụ cụ thể theo bài làm của HS). Có thể đọc một đoạn ( bài) văn hay của HS. Bước 3: Bổ sung và sửa chữa lỗi của bài viết. - Cho HS trao đổi hướng sửa chữa các lỗi về nội dung ( ý và sắp xếp các ý; cách diễn đạt,…), về hình thức: Bố cục, trình bày, chính tả, ngữ pháp,… theo gợi ý ở SGK. - GV bổ sung, kết luận về hướng sửa chữa và có cách sửa lỗi. LỚP Giỏi Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 6.2 / 28 Hướng khắc phục. -Để làm bài hay, hoàn chỉnh về nội dung và bố cục phải thực hiện đủ năm bước: +Tìm hỉểu đề. +Tìm ý. +Dàn bài +Viết bài. +Đọc lại bài. -Đọc và ghi lại những lời, ý hay từ sch tham khảo. -Xem lại quy tắc viết hoa ở bài “Danh từ” tiếp theo. Đọc bài mẫu -Gv chọn hai bài để đọc trước lớp +một bài có điểm số nhỏ nhất . +một bài có điểm số cao nhất -Đọc xong, gọi Hs nhận xét -Gv phân tích để hs thấy cái hay cái chưa hay của bài văn. Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò. 1.Củng cố: Nhắc lại trọng tâm tiết học. 2.Dặn dò: a. Về nhà cần đọc thêm sách tham khảo b.Soạn bài:Lượm(trang 72+73,sgk) -Học lòng trước bài thơ -Tìm hiểu tả gia, tác phẩm qua phần chú thích -Trả lời các câu hỏi đọc hiểu văn bản ………………………………………………………………… Tiết 99 -Văn bản: LƯỢM (TỐ HỮU) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh : - Cảm nhận được vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng của hình ảnh Lượm.ý nghĩa cao cả trong sự hy sinh của nhân vật Lượm. - Nắm được thể thơ bốn chữ , nghệ thuật tả và kể trong bài thơ có yếu tố tự sự . - Cảm phục trước sự hy sinh anh dũng của Lượm . -Rèn luyện kỹ năng phân tích thể thơ bốn chữ, kỹ năng đọc diễn cảm . -Giáo dục tinh thần yêu nước, dũng cảm, gan dạ, tuổi nhỏ làm việc nhỏ. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1.Kiến thức: Vẻ đẹp hồn nhiên,vui tươi, trong sáng và ý nghĩa cao cả trong sự hy sinh của nhân vật Lượm . Tình cảm yêu mến, trân trọng của tác giả dành cho nhân vật Lượm . Các chi tiết miêu tả trong bài thơ và tác dụng của các chi tiết miêu tả đó . Nét đặc sắc trong nghệ thuật tả nhân vật kết hợp với tự sự và bộc lộ cảm xúc. 2.Kĩ năng: - Đọc diễn cảm bài thơ (bài thơ tự sự được viết theo thể thơ bốn chữ có sự kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm và xen lời đối thoại). - Đọc – hiểu bài thơ có sự kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm . - Phát hiện và phân tích ý nghĩa các từ có hình ảnh hoán dụ và những lời phân tích trong bài thơ. III- HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN: HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC * Hđ 1: Khởi động 1. Ổn định. 2. KTBC: + Bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ “ra đời trong hoàn cảnh nào ? ( 8 điểm ) + Nhân vật trung tâm trong bài thơ là ai ? ( 2 điểm ) A. Anh đội viên B. Đoàn dân công C. Bác Hồ ü D.Anh đội viên và Bác Hồ. 3. Bài mới: GV giới thiệu bài ® ghi tựa. Hs thực hiện theo yêu cầu. VB. LƯỢM * Hđ 2:tìm hiểu chung . - Gọi HS đọc chú thích dấu sao. Đọc bài thơ. GV đọc mẫu một đoạn, yêu cầu HS đọc tiếp (Bài thơ cần đọc : Tái hiện hình ảnh vui tươi, hồn nhiên, nhanh nhẹn ...(nên đọc giọng vui- nhấn mạnh vào các từ tạo hình); chú ý Hs phần đọc lắng xuống từ: “Lượm ơi, còn không ?”) - Nêu vài nét về tác giả, tác phẩm - GV giảng thêm về tác giả, tác phẩm. Hỏi: Tác phẩm viết vào thời gian nào ? Kể về ai ? -GV gợi ý HS về nội dung chính, yêu cầu HS tìm khổ thơ tương ứng. -Hỏi: Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ của hai chú cháu. -Hỏi : Chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hy sinh của Lượm. -Hỏi : Hình anh Lượm vẫn còn sống mãi. Sau khi gợi ý Gv hướng dẫn cho Hs tìm bố cục : -Hỏi :Mỗi dòng thơ có mấy chữ ? Vậy bài thơ thuộc thể thơ nào ? -Hs đọc chú thích * -Hs nêu những nét chính về tác giả, tác phẩm -Hs lắng nghe -Hs dựa vào chú thích (*), trả lời. -Hs lắng nghe và đọc văn bản -HS dựa vào gợi ý tìm bố cục Đoạn 1 : “ Từ đầu … xa dần” " hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ của hai chú cháu. Đoạn 2 : “Tiếp ….bay giữa đồng” " Lượm làm nhiệm vụ và sự hy sinh. Đoạn 3 : Còn lại " hình ảnh Lượm vẫn còn sống mãi. - Hs trả lời. I- TÌM HIỂU CHUNG. 1. Tác giả: Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành ,sinh năm 1920. Quê ở tỉnh Thừa Thiên – Huế, ông là nhà cách mạng và nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. 2. Tác phẩm : a. Xuất xứ : Đây là bài thơ được ông sáng tác năm 1949, trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. b. Hoàn cảnh sáng tác: Lượm” là bài thơ kể và tả về chú bé Lượm (liên lạc trong chiến đấu), bằng lời hồi tưởng của nhà thơ . 3. Bố cục: Chia làm ba phần . -Phần 1 : “5 khổ thơ đầu” " hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ của hai chú cháu. -Phần 2 : “6 khổ thơ tiếp” " Lượm làm nhiệm vụ và sự hy sinh. -Phần 3 : “2 khổ thơ cuối”" hình ảnh Lượm vẫn còn sống mãi . 4. Thể thơ: 4 chữ. * Hđ 3: Phân tích: - Gọi HS đọc lại đoạn đầu bài thơ (5 khồ đầu). Hỏi: Hình ảnh Lượm được miêu tả như thế nào qua cách nhìn của tác giả : + Về trang phục. + Vóc dáng. + Lời nói, cử chỉ, nét mặt ? Hỏi: Qua các chi tiết trên, đã hiện lên hình ảnh một chú bé Lượm như thế nào về các nét đáng yêu và đáng mến ? Hỏi:Các yếu tố nghệ thuật như từ láy, vần, nhịp, so sánh trong đoạn thơ đã có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện hình ảnh Lượm ? Gv cho Hs phát hiện từng phần nghệ thuật sử dụng trong bài thơ -Gv cho Hs nhận xét trả lời của Hs trong lớp . - GV nhận xét :Lượm là một em bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi, say mê tham gia kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu . -Gv ghi bài Hỏi :Nhà thơ đã hình dung và miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hy sinh của Lượm như thế nào? Hỏi : Cái chết của Lượm được miêu tả qua các chi tiết nào? Hỏi : Cái chết ấy gợi cho em những suy nghĩ và tình cảm gì ? Hỏi: Trong đoạn thơ này, có những câu thơ và khổ thơ được cấu tạo đặc biệt, hãy tìm những câu thơ và khổ thơ ấy ? và nêu tác dụng của nó trong việc biểu hiện cảm xúc của tác giả ? - Gv nhận xét -> rút ra ý ghi bảng. Hỏi: Trong bài thơ, quan hệ giữa tác giả và Lượm là quan hệ gì ? Hỏi Khi được tin Lượm làm nhiệm vụ và hy sinh, tác giả đã thay đổi cách gọi Lượm như thế nào? Cách gọi ấy bộc lộ tình cảm và thái độ gì ? - GV chốt lại: Cảm xuc nghẹn ngào, đau xót như một tiếng nức nở. Hỏi Câu thơ nào trực tiếp nói lên tâm trạng đau xót của nhà thơ về sự hy sinh của Lượm ? Hỏi Những lời thơ cuối cùng lặp lại những lời thơ mở đầu, miêu tả Lượm hồn nhiên, nhanh nhẹn. Theo em điều đó có ý nghĩa gì trong việc biểu hiện cảm nghĩ của nhà thơ ? Hỏi: Ở cuối bài thơ có câu thơ được lập lại câu thơ ở đoạn đầu nhằm mục đích gì của tác giả ? Gv chốt : Trong bài thơ có hai trường hợp câu thơ 4 chữ được cấu tạo đặc biệt : +Câu “Ra thế, Lượm ơi !.....” được ngắt thành hai dòng à đột ngột, khoảng lặng à Xúc động nghẹn ngào, sửng sờ của tác giả trước cái tin đột ngột về sự hy sinh của Lượm . +Câu “Lượm ơi, còn không ?” tách ra làm khổ thơ riêng ở cuối bài có tác dụng nhấn mạnh về sự còn hay mất của Lượm, câu thơ dưới dạng câu hỏi tu từ và tác giả gián tiếp trả lời bằng việc nhắc lại hình ảnh Lượm vui tươi, hồn nhiên trong hai khổ thơ cuối cùng . HS đọc văn bản -HS tìm chi tiết -Hs nhận xét -Hs trả lời. -Hs dựa vào văn bản, trả lời -Hs lắng nghe và ghi bài - Hoạt động cá nhân. - Thảo luận nhóm, trao đổi ý kiến. - Hoạt động cá nhân. - Học sinh đọc. Hs suy nghĩ, trả lời -Hs lắng nghe -Hs xác định câu thơ Hs phát hiện và nói rõ quan hệ xưng hô các từ đã tìm thấy, VD : Chú bé=của người lớn với một em trai nhỏ thể hiện thân mật …. Hs cứ thế mà phát hiện . -Hs trả lời : “Ra thế, Lượm ơi !.....” “Lượm ơi, còn không ?” Xúc động nghẹn ngào, sửng sờ của tác giả trước cái tin đột ngột về sự hy sinh của Lượm . Nhắc lại hình ảnh Lượm vui tươi, hồn nhiên trong hai khổ thơ cuối cùng . -Lượm còn sống mãi trong lòng mọi người. II/ Phân tích : 1. Nội dung: 1.1.Hình ảnh Lượm. a. Lượm trước khi hy sinh. - Lượm được miêu tả sinh động qua các chi tiết : + Hình dáng : Loắt choắt , chân thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh … + Trang phục : Mang cái xắc xinh xinh, mũ ca lô đội lệch. + Cử chỉ : Hồn nhiên, vui vẻ, mồm huýt sáo vang, cười híp mí … + Lời nói : Tự nhiên, chân thật . ð Thể hiện Lượm là một em bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi, say mê tham gia kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu . b. Lượm trong chuyến đi liên lạc cuối cùng : -Ra thế Lượm ơi ! à Câu thơ bị gãy đôi, diễn tả sự đau sót đột ngột . - Nhà thơ hình dung ra sự hy sinh của Lượm khi làm nhiệm vụ : Lượm dũng cảm, nhanh nhẹn, hăng hái, quyết hoàn thành nhiệm vụ . 1.2. Tình cảm của nhà thơ. Tâm trạng xúc động, nỗi đau xót, nghẹn ngào của tác giả khi nghe tin Lượm hi sinh. 1.3.Hình ảnh Lượm vẫn còn sống mãi : Lượm còn sống mãi trong lòng nhà thơ và còn sống mãi với quê hương, đất nước . 2. Nghệ thuật: - Sử dụng thể thơ 4 chữ giàu chất dân gian, phù hợp với lối kể chuyện. - Sử dụng từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu. - Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt:miêu tả,tự sự và biểu cảm. - Cách ngắt dòng các câu thơ: thể hiện sự đau xót, xúc động đến nghẹn ngào của tác giả khi nghe tin Lượm hi sinh. - Kết cấu đầu cuối tương ứng trong bài thơ có khắc sâu hình ảnh của nhân vật,làm nổi bật chủ đề của tác phẩm:Hình ảnh chú bé Lượm vui tươi, hồn nhiên,hăng hái, dũng cảm sẽ sống mãi trong lòng tác giả,trong lòng chúng ta. * Hđ 4: Ý nghĩa. GV:Qua bài thơ em thấy Lượm có những phẩm chất,đức tính gì đáng quý ? Gv chốt ý, ghi bài. - Hs trả lời. - Hs nghe, ghi. III- Ý nghĩa: Bài thơ khắc họa hình ảnh một chú bé hồn nhiên, dũng cảm hi sinh vì nhiệm vụ kháng chiến. Đó là 1 hình tượng cao đẹp trong thơ Tố Hữu. Đồng thời bài thơ đã thể hiện chân thật tình cảm mến thương và cảm phục của tác giả dành cho chú bé Lượm nói riêng và những em bé yêu nước nói chung. * Hđ 5: Củng cố - Dặn dò: Củng cố: + Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào ? + Vẻ đẹp của nhân vật Lượm trong hai khổ thơ 2 và 3 là vẻ đẹp gì ? A. Khoẻ mạnh, cứng cáp B.Hiền lánh, dễ thương. C. Rắn rỏi, cương nghị. ü D. Hoạt bát, hồn nhiên. Dặn dò: - Đọc kỹ lại bài thơ, nắm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. - Hoàn thành các bài tập vào vở BTNV . - Chuẩn bị bài “ Mưa “ - Chú ý các nội dung về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Hướng dẫn tự học: - Học thuộc lòng bài thơ. -Hiểu ý nghĩa của kết cấu đầu cuối tương ứng được thể hiện trong bài thơ. Tiết 100 – VB : MƯA - TRẦN ĐĂNG KHOA - (HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM ) I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:Giúp học sinh : - Cảm nhận được sức sống, sự phong phú, sinh động của bức tranh thiên nhiên và sức sống của con người được miêu tả trong bài thơ. - Nắm được nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, đặc biệt là phép nhân hoá. - Yêu con người, yêu quê hương, đất nước . - Rèn luyện kỹ năng phân tích thơ tự do. - Giáo dục ý thức tự học, tự nghiên cứu . II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1.Kiến thức : -Nét đặc sắc của bài thơ : sự kết hợp giữa bức tranh thiên nhiên phong phú, sinh động trước và trong cơn mưa rào cùng tư thế lớn lao của con người trong cơn mưa . - Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản . 2.Kĩ năng : - Bước đầu biết cách đọc diễn cảm bài thơ được viết theo thể thơ tự do . - Đọc – hiểu bài thơ có yếu tố miêu tả . - Nhận biết và phân tích được tác dụng của những phép nhân hóa, ẩn dụ có trong bài thơ . - Trình bày những suy nghĩ về thiên nhiên, con người nơi làng quê Việt Nam sau khi học xong văn bản . III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN. HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ NỘI DUNG *Hoạt động 1: Khởi động. 1. Ổn định: 2. KTBC: +Qua văn bản “Lượm”,em thấy Lượm nổi lên những đặc điểm,phẩm chất gì đáng quý? +Nêu cảm nghĩ của em về Lượm ? 3. Bài mới: Gv giới thiệu bài. - Hs thực hiện theo yêu cầu. *Hoạt động 2: Tìm hiểu chung. GV:Qua việc chuẩn bị bài ở nhà, em hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả Trần Đăng Khoa ? GV:Cho biết xuất xứ của bài thơ? GV:Bài thơ miêu tả cơn mưa ở vùng nào ? Mùa nào ? GV:Cơn mưa được miêu tả qua hai giai đoạn:lúc sắp mưa và lúc đang mưa.Dựa vào trình tự miêu tả,em hãy tìm bố cục của bài thơ,nêu ý chính của mỗi đoạn ? Để tìm hiểu cảnh thiên nhiên được miêu tả như thế nào ? Ta đi vào phần phân tích. GV:Hướng dẫn Hs đọc bài thơ (cần đọc với giọng nhanh,nhịp ngắn ) GV:Đọc mẫu-Hs đọc tiếp GV:Qua việc đọc,em hãy nhận xét thể thơ:cách ngắt nhịp,gieo vần trong bài thơ và nêu tác dụng đối với việc thể hiện nội dung(tả trận mưa rào ở làng quê) +Thể thơ gì ? Ngắt nhịp,gieo vần ra sao ? +Trần Đăng Khoa sinh năm 1958,quê huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương… +Bài thơ rút từ tập thơ đầu tay “Góc sân và khoảng trời” của tác giả. +Tả cơn mưa ở vùng nông thôn vào đầu mùa mưa. +Văn bản chia làm 2 đoạn: -Đ1: “Từ đầu……….trọc lóc” =>Quang cảnh lúc sắp mưa -Đ2:Phần còn lại: =>Quang cảnh trong cơn mưa. +Thể thơ tự do. +Ngắt nhịp ngắn gọn,nhanh +Gieo vần liền nhau. I. Tìm hiểu chung. 1.Tác Giả: Trần Đăng Khoa sinh năm 1958,quê huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. 2.Tác Phẩm: a.Xuất Xứ: Bài thơ rút từ tập thơ đầu tay “Góc sân và khoảng trời” của tác giả. b.Bố Cục: Văn bản chia làm 2 đoạn: -Đ1: “Từ đầu……….trọc lóc” =>Quang cảnh lúc sắp mưa -Đ2:Phần còn lại: =>Quang cảnh trong cơn mưa. c. Thể thơ: +Thể thơ tự do. +Ngắt nhịp ngắn gọn,nhanh +Gieo vần liền nhau. *Hoạt động 3: Phân tích. GV:Bài thơ miêu tả rất sinh động trạng thái và nhiều hoạt động của cây cối,loài vật trước và trong cơn mưa.Em hãy tìm: +Hình dáng,trạng thái,hoạt động của mỗi loài lúc sắp mưa và trong cơn mưa? +Tìm những động từ và tính từ miêu tả và nhận xét về việc sử dụng các từ ấy ? GV:Nêu các trường hợp sử dụng phép nhân hoá để miêu tả thiên nhiên trong bài thơ ? Hãy phân tích tác dụng của biện pháp ấy trong một số trường hợp đặc sắc? GV:Nhà thơ tả cơn mưa rất sinh động dựa vào yếu tố nào ? GV:Gọi Hs đọc đoạn cuối. GV:Ở khổ thơ này ta bắt gặp hình ảnh của ai ? GV:Từ “sấm” “chớp” gợi cho em cảm nhận cơn mưa có gì đặc biệt ? GV:Trong khổ thơ từ nào được nhắc lại nhiều lần ? Tác dụng gì ? HS:Tìm -“Mối trẻ bay cao Mối già bay thấp” -“Gà con –rối rít tìm nơi ẩn nấp Cỏ già rung tai-nghe” -“Sấm ghé xuống sân-khanh khách cười”. =>Những tính từ:tròn trọc lóc,mù trắng,chéo,hả hê……. =>Sử dụng rất đúng chỗ,góp phần diễn tả sinh động,hình dáng,trạng thái,hoạt động của mỗi loài vật lúc sắp mưa và trong cơn mưa. -“Ông trời mặc áo giáp đen…” -“Kiến hành quân đầy đường..” -“Mía múa gươm..” -“Cỏ già rung tai nghe..” -“Bụi tre tần ngần gỡ tóc..” =>Những hình ảnh nhân hoá tạo nên cảnh tượng một cuộc ra trận dữ dội với khí thế mạnh mẽ,khẩn trương. =>Miêu tả,nhân hoá. =>Hình ảnh con ngườilaođộng =>Cơn mưa có hiện tượng nguy hiểm. =>Với hình ảnh ẩn dụ,nghệ thuật điệp từ “đội” câu thơ này đã dựng lên được hình ảnh con người có tầm vóc lớn lao và tư thế hiên ngang,sức mạnh to lớn có thể sánh với thiên nhiên và vũ trụ. II. Phân tích: 1. Nội dung. 1.1. Cảnh thiên nhiên. a. Trước cơn mưa : - Mọi việc đều khẩn trương, vội vã. b. Trong cơn mưa : - Chớp rạch. - Mưa rơi lộp độp, chéo mặt sân, mù trắng nước. - Cây lá hả hê. -> nhân hoá => Cảnh tượng của một cuộc ra trận dữ dội. 1.2.Hình ảnh con người : - Đội sấm, đội chớp, đội cả trời mưa -> khoa trương => vẻ hiên ngang lớn lao của con người trước thiên nhiên. 2. Nghệ thuật: - Sử dụng thể thơ tự do với những câu ngắn nhịp nhanh. - Sử dụng các phép nhân hóa, tác giả tạo được hình ảnh sống động về cơn mưa. - Khắc họa hình ảnh người cha đi cày về mang ý nghĩa biểu trưng cho tư thế lớn lao, sức mạnh và vẻ đẹp của con người trước thiên nhiên. - Quan sát và miêu tả thiên nhiên 1 cách hồn nhiên, tinh tế, độc đáo. *Hoạt động 4: Ý nghĩa. Hãy nêu ý nghĩa của bài thơ ? - Hs trả lời. III. Ý nghĩa: Bài thơ cho thấy sự phong phú của thiên nhiên và tư thế vững chãi của con người. Từ đó thể hiện tình cảm vui tươi, thân thiện của tác giả đối với thiên nhiên và làng quê yêu dấu của mình. *Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò. Củng cố: +Hình ảnh thiên nhiên và con người được miêu tả như thế nào ? =>Quang cảnh thiên nhiên thật sinh động,độc đáo….. =>Con người hiện lên thật vững chãy……… Dặn dò: +Học thuộc lòng bài thơ,phần ghi nhớ +Làm bài tập 2. +Soạn bài “ Hoán Dụ” *Chú ý: -So sánh giữa ẩn dụ-hoá dụ . -Tìm ví dụ minh hoạ. Hướng dẫn tự học: Tìm và đọc thêm các bài thơ khác của Trần Đăng Khoa. Tiết 97- KIỂM TRA VĂN I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1.Kiến thức: +Củng cố lại kiến thức về văn bản hiện đại(thơ,văn xuôi) đã học. +Giúp học sinh nắm lại nội dung,nghệ thuật của văn bản +Cảm nhận được phong cảnh thiên nhiên,tình yêu quê hương đất nước. 2.Kỹ năng: +Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức để làm bài. 3.Thái độ: +Giáo dục học sinih tình yêu thiên nhiên,tự hào về quang cảnh hùng vĩ…của thiên nhiên,lòng yêu quê hương đất nước. II- KIỂM TRA: Ổn định: KTBC: Bài mới: MA TRẬN ĐỀ. Cấp độ Chủ đề kiểm tra (Nội dung ,chương….) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN. Ch: Sự kiện của truyện. Ch: Ý nghĩa của truyện. Số câu:2 Số điểm : 1 - tỉ lệ: 10 % Số câu:1 Số điểm :0.5 Số câu:1 Số điểm :0.5 Số câu:2 Số điểm:1 -Tỉ lệ: 10 % SÔNG NƯỚC CÀ MAU Ch: Ý nghĩa văn bản. Số câu:1 Số điểm :2. tỉ lệ: 20 % Số câu:1 Số điểm :2 Số câu:1 Số điểm:2-Tỉ lệ:20% BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI. Ch: Tâm trạng nhân vật. Ch: Tình cảm người em có tài năng đối với anh. Số câu:3 Số điểm :30. tỉ lệ: 30 % Số câu:2 Số điểm : 1 Số câu:1 Số điểm : 2 Số câu:3 Số điểm :3. tỉ lệ: 30 % VƯỢT THÁC Ch: Tình cảm với cảnh đẹp quê hương. Số câu:1 Số điểm :0.5. tỉ lệ: 30 % Số câu:1 Số điểm :0.5 Số câu:1 Số điểm :0.5 tỉ lệ:5 % ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ. Ch: Chép lại đoạn thơ. Ch: Hình ảnh Bác Hồ. Số câu:2 Số điểm :3.5. tỉ lệ: 35% Số câu:1 Số điểm :3 Số câu:1 Số điểm :0.5 Số câu:3 Số điểm :3.5. tỉ lệ: 35% Tổng số câu: 4 Tổng số điểm:10 Tỉ lệ :100% Số câu: 4 Số điểm :4.5 Tỉ lệ: 45 % Số câu: 4 Số điểm

File đính kèm:

  • docTUAN 27.doc
Giáo án liên quan