Bài giảng Ngữ văn 6 tuần 22

1.MỤC TIÊU:

- Nắm được một số thao tác cơ bản cần thiết cho việc viết văn miêu tả: Quan sát, tưởng tượng, nhận xét, so sánh.

- Thấy được vai trò và tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.

- Biết cách vận dụng những thao tác trên khi viết bài văn miêu tả.

1.1.Kiến thức:

- Mối quan hệ trực tiếp của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.

- Vai trò, tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.

1.2.Kỹ năng:

- Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét khi miêu tả.

- Nhận diện và vận dụng được những thao tác cơ bản : quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong đọc và viết văn miêu tả.

1.3. Thái độ:

Hs thấy được vai trò, tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.

2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

2.1. Chuẩn bị của giáo viên:

SGK, giáo án.

2.2. Chuẩn bị của học sinh:

SGK, soạn bài ở nhà.

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1259 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn 6 tuần 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :22 Tiết : 79 , 80 Ngày soạn: 03/01/ 2013 TLV: QUAN SÁT,TƯỞNG TƯỢNG SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ 1.MỤC TIÊU: - Nắm được một số thao tác cơ bản cần thiết cho việc viết văn miêu tả: Quan sát, tưởng tượng, nhận xét, so sánh. - Thấy được vai trò và tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. - Biết cách vận dụng những thao tác trên khi viết bài văn miêu tả. 1.1.Kiến thức: - Mối quan hệ trực tiếp của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. - Vai trò, tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. 1.2.Kỹ năng: - Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét khi miêu tả. - Nhận diện và vận dụng được những thao tác cơ bản : quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong đọc và viết văn miêu tả. 1.3. Thái độ: Hs thấy được vai trò, tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. 2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 2.1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, giáo án. 2.2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, soạn bài ở nhà. 3. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: *HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) 3.1.Ổn định: 3. 2.Kiểm tra: Như thế nào là văn miêu tả ? Giới thiệu bài: 3.3.Tiến hành bài học: a/ Phương pháp: Phân tích theo mẫu, nêu vấn đề, tích hợp, so sánh b/ Các bước hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG *HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới. (40’) *Các thao tác cơ bản khi miêu tả . GV: gọi HS đọc mục (1,2) SGK trang (27) GV: Mỗi đoạn văn trên giúp em hình dung được những đặc điểm nổi bật gì của sự vật và phong cảnh được miêu tả ? GV: Những đặc điểm nổi bật đó thể hiện ở những từ ngữ và hình ảnh nào ? GV: Để viết được đoạn văn trên người viết cần có năng lực gì ? GV: hãy tìm những câu văn có sự liên tưởng ,so sánh trong mỗi đoạn –Sự tưởng tượng và so sánh ấy có gì độc đáo ? GV: Em nào biết thuốc phiện là gì ?Tác hại của thuốc phiện ra sao ? GV: gọi HS đọc mục (3) SGK trang (28) GV: em hãy so sánh với đoạn văn trên mục (1),đoạn (2)để chỉ ra đoạn văn này đã bỏ đi những chữ nào ?Những chữ được bỏ đó đã ảnh hưởng đến đoạn văn miêu tả này như thế nào ? GV: Để miêu tả sự vật ,sự việc,con người, phong cảnh ,..Người viết cần có năng lực gì ? -Hs đọc ngữ liệu . -HS trình bày ý kiến theo sự thảo luận nhóm . +Đoạn 1: tái hiện lại hình ảnh ốm yếu , tội nghiệp của dế Choắt -Đoạn 2: đặc tả cảnh vừa đẹp ,vừa thơ mộng ,mênh mông hùng vĩ của sông nước Cà Mau . +Đoạn 3: miêu tả hình ảnh đầy sức sống của cây gạo vào mùa xuân . *Đoạn 1:các từ ngữ hình ảnh : gầy gò , lêu nghêu ,bè bè ,ngẩn ngẩn,ngơ ngơ. *Đoạn 2:các từ ngữ hình ảnh :sông ngòi kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện ,trời xanh ,nước xanh ,tiếng rì rào bất tận (mênh mông ,ầm ầm như thác ..) *Đoạn 3:Chim ríu rít ,cây gạo thấp đèn khổng lồ ,hàng ngàn bông hoa ,hàng ngàn bút nõn,đàn đàn ,lũ lũ ,.. -Người viết cần có năng lực quan sát , tưởng tượng ,so sánh và nhận xét -Đoạn 1:so sánh dáng vẽ “của gã nghiện thuốc phiện “đã gợi lên trong người đọc hình ảnh chú dế Choắt đi đứng xiêu xẹo, lờ đờ , ngất ngưỡng …trông rất bệ rạc . -Đoạn 2:sông ngòi kênh rạch như …mạng nhện . -Cá nước bơi ….như người bơi ếch … -Rừng đước …như hai dãy trường thành … -Đoạn 3:Cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ . -Hàng ngàn bông hoa ….ngọn nến . -Đoạn văn đã bị lược bớt một số chữ như : nước (ầm ầm )…ngày đêm (như thác )…nhô lên hụp xuống (như người bơi ếch )…cao ngất (như hai dãy trường thành vô tận ) =>Những chỗ bị bỏ đi đều là những hình ảnh so sánh ,liên tưởng thú vị ..Không có những hình ảnh so sánh ấy đoạn văn mất đi sự sinh động ,không gợi trí tưởng tượng trong người đọc ,… -HS nêu ghi nhớ trong SGK trang (28). I. QUAN SÁT TƯỞNG TƯỢNG ,SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ : Muốn miêu tả được trước hết người ta phải biết quan sát ,rồi từ đó nhận xét liên tưởng tưởng tượng ví von so sánh …để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật . HẾT TIẾT 79 *HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập . (40’) GV: gọi HS đọc yêu cầu BT1SGK trang (28). GV: Đoạn văn sau đây miêu tả quan cảnh hồ gươm .Tác giả đã quan sát và lựa chọn những hình ảnh đặc sắc và tiêu biểu nào ? GV: hãy điền các từ ngữ thích hợp đã cho vào chỗ trống ? GV :gọi hs đọc bài tập 2 sách giáo khoa trang (29) GV:ở đoạn văn sau đây nhà văn Tô Hoài tập trung miêu tả một chú dế mèn có thân hình đẹp cường tráng nhưng tính tình rất ương bướng kiêu căng .Nhưng hình ảnh tiêu biểu và đặt sắc nào đã làm nổi bật điều đó . GV:gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 3 sách giáo khoa trang 29 GV: em hãy quan sát và ghi chép lại những đặt điểm ngôi nhà hoặc căn phòng em ở .Trong những đặt điểm đó ,đặt điểm nào là nổi bật nhất ? GV:gọi học sinh yêu cầu bài tập 4 trang 29 GV:nếu miêu tả quang cảnh một buổi sáng trên quê hương thì em sẽ liên tưởng ,so sánh các hình ảnh và sự vật sau đây với những gì? GV:gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 5 sách giáo khoa trang 29, từ bài sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi hãy viết lại một đoạn văn tả lại quang cảnh một dòng sông hay một khu rừng mà em đã có dịp quan sát (chú ý nêu lên những đặt điểm nỗi bật của dòng sông hoặc khu rừng mà em miêu tả ) - Những hình ảnh:mặt hồ, cầu thê húc , đền ngọc sơn ,gốc đa già ,tháp rùa. (1)gương bầu dục ,(2) cong cong (3) lấp ló (4) cổ kính (5) xanh um-những từ khác thay vào không hợp lí - Những hình ảnh tiêu biểu đặt sắc:.rung rinh ,bóng mỡ.Đầu to từng tảng .Răng đen nhánh. Sợi râu dài và uống cong rất bướng,rất đổi hùng dũng,hãnh diện trịnh trọng khoan thai.. -những hàng cây như những bức tường thành cao vút. -hs tự do phát biểu theo cá nhân -mặt trời như chiếc mầm lửa -bầu trời sáng trong cvà mát mẽ như khuôn mặt của em bé sau một giấc ngủ dài -hs viết ra giấy II- LUYỆN TẬP : 1.Bài tập 1 +Những hình ảnh đó là : +Mặt hồ…sáng long lanh +Cầu thê húc +Góc đa già +Tháp rùa –đó là đặt điểm nổi bật mà các hồ khác không có. 2.Bài tập 2. Những ảnh tiêu biểu đặt sắc :rung rinh ,bóng mỡ .đầu to từng tảng .răng đen nhánh .sợ râu dài cuống cong .rất bướng .rất đổi hùng dũng .hãnh diện . 3.Bài Tập 3 -nhà tường ,màu xanh ,cửa kính … 4.Bài Tập 4. -mặt hồ như chiếc mâm lửa -bầu trời sáng trong và mát mẽ như khuông mặt của em bé sau một giấc ngủ dài -ngững hàng cây như những bức từng thành cao vút . 5.Bài Tập 5 thu giấy của học sinh viết 4 . Tổng kết và hướng dẫn học tập: (5’) 4.1. Củng cố: ( Tổng kết) +Muốn miêu tả cho sinh động gợi cảm thì người viết,người tả cần có năng lực gì ? -Muốn miêu tả sự vật một sự việc ,con người phong cảnhsinh động ,nổi bật ta chú ý đến vấn đề nào ? 4.2.Dặn dò: ( Hướng dẫn học tập) a. Bài vừa học: -Xem lại các bài tập làm ở lớp .Làm hoàn chỉnh bài tập 3 (theo nhà mình ) b. Chuẩn bị bài mới: Soạn bài :”Bức tranh của em gái tôi.” + Tìm hiểu về tác giả, bố cục, nội dung chính của văn bản. + Chú ý :nhân vật người anh –cô em gái có đặt điểm gì nổi bật . Đọc kĩ lại văn bản c. Bài sẽ trả: Sông nước Cà Mau. Văn bản : “Sông Nước Cà Mau” của tác giả nào ? Từ đó giúp em hình dung được những gì về vùng Cà Mau cực nam của Tổ quốc ? => Năng lực quan sát ,liên tưởng , tưởng tuợng ,so sánh va nhận xét ,… -Biết lựa chọn những đặt điểm nổi bật . Tuần :22 Tiết : 81 Ngày soạn: 03/01/ 2013 Bài : 20 Văn Bản: BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI -Tạ Duy Anh- 1 .MỤC TIÊU : - Nắm được những nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện và miêu tả tâm lí nhân vật trong tác phẩm. - Thấy được sự chiến thắng của tình cảm trong sáng, nhân hậu đối với lòng ghanh ghét, đố kị. 1.1. Kiến thức: - Tình cảm của người em có tài năng đối với người anh. - Những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và nghệ thuật kể chuyện. - Cách thức thể hiện vấn đề giáo dục nhân cách của câu chuyện: không khô khan, giáo huấn mà tự nhiên, sâu sắc qua sự tự nhận thức của nhân vật chính. 1.2. Kỹ năng: - Đọc diễn cảm, giọng đọc phù hợp với tâm lí nhân vật. - Đọc – hiểu nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với miêu tả tâm lí nhân vật. - Kể tóm tắt câu chuyện trong một đoạn văn ngắn. 1.3. Thái độ: Hs thấy được tình cảm của người em dành cho anh. 2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 2.1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, giáo án. 2.2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, soạn bài ở nhà. 3. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: *HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) 3.1.Ổn định: 3. 2.Kiểm tra: Văn bản : “Sông Nước Cà Mau” của tác giả nào ? Từ đó giúp em hình dung được những gì về vùng Cà Mau cực nam của Tổ quốc ? Giới thiệu bài: 3.3.Tiến hành bài học: a/ Phương pháp:Đọc sáng tạo, phân tích, gợi mở, nêu vấn đề. b/ Các bước hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG * HOẠT ĐỘNG 2: Đọc – hiểu văn bản (20’) Gọi học sinh đọc phần chú thích dấu sao SGK trang (33) GV: qua việc đọc chú thích dấu sao em hãy cho biết vài nét sơ lược về tác giả Tạ Duy Anh ? Gv: văn bản này có đặc điểm nào nổi bật: GV: hướng dẫn đọc :cần phân biệt lời kể ,các đối thoại ,diễn biến tâm lí của nhân vật người anh qua các chặng đường. GV: giáo viên đọc mẫu một đoạn =>HS đọc tiếp cho đến hết . GV: gọi HS tóm tắt ngắn gọn nội dung truyện . * Tìm hiểu nhân vật . (Tích hợp KNS: TL) GV: hãy suy nghĩ và thảo luận với các bạn trong nhóm về những đặc điểm sau : +Nhân vật chính trong truyện là ai?(Kiều Phương ,người anh hay cả hai ?)vì sao em cho đó là nhân vật chính? +Truyện được kể theo lời của nhân vật nào ? việc lựa chọn vai kể như vậy có tác dụng gì ? *HOẠT ĐỘNG 3:Phân tích . (15’) * Diễn biến tâm trạng và thái độ của người anh . GV: gọi HS đọc lại đoạn từ đầu đến “có vẻ vui lắm “ GV: nguyên nhân nào Kiều Phương có tên là mèo ? GV: vì sao người anh trai lại đặt cho em gái mình cái tên là mèo? Từ đó ta bắt gặp thái độ của người anh trai ra sao ? GV:từ giọng kể về cách chế tạo màu vẻ của em gái ta bắt gặp anh trai thể hiện tính cách gì ? GV: qua cách đặt tên cho emgái , giọng kể về việc làm của em gái mình .Em nào hãy nêu nhận xét gì về người anh trai trong truyện ? GV: gọi HS đọc đoạn tiếp theo cho đến : ”Cháu hãy vẻ những gì thân thuộc nhất với cháu .” GV: Khi tài năng hội hoạ của Kiều Phương được phát hiện thì tâm trạng của mội người như thế nào ?Còn riêng tâm trạng của người anh trai ra sao ?(được thể hiện qua những từ ngữ nào?) GV: từ nhân vật người anh trai rút ra cho em bài học gì ? -Hs :đọc ngữ liệu . -Tạ Duy Anh tên khai sinh là Tạ Viết Dãng ,sinh năm 1959; quê quán : Hoàng Diệu ,Chương Mĩ ,Hà Tây -ông là hội nhà văn việt Nam ,hiện công tác tại nhà xuất bản hội nhà văn . -Các tác phẩm tiêu biểu của ông : Bước qua lời nguyền (tập truyện 1990),Khúc dạo đầu (tiểu thuyết 1991),Lão khổ (tiểu thuyết 1992). HS chú ý nghe và trả lời. GV+Hsnhận xét uốn nắn sửa chữa -HS thảo luận theo nhóm nhỏ . -Nhân vật chính trong truyện là người anh .Bởi lẽ tác giả tập trung thể hiện chủ đề sự ăn năng ,hối hận ,để khắc phục tính ghen ghét trong tình anh em là chủ yếu chứ không phải là chủ đề ca ngợi tài năng và tâm hồn của người em gái . -Truyện được kể theo ngôi thứ nhất bằng lời của nhân vật người anh .Cách kể này cho phép tác giả có thể miêu tả tâm trạng của nhân vật một cách tự nhiên băng lời của chính nhân vật ấy .Cách kể theo ngôi thứ nhất còn giúp cho nhân vật kể chuyện có thể tự soi xét tình cảm ý nghĩ của mình để tự vượt lên .Do đó chủ đề của tác phẩmcàng có ý nghĩa về sự tự đánh giá ,tự nhận thức .Một phẩm chất rất cần thiết trong sự hoàn thiện nhân cách của con người . Kiều Phương có tên là mèo là do anh trai đặt cho . -Mèo rất hay lục lội các đồ vật . -Thái độ của người anh trai coi thường ,bực bội ,đối với việc lục lội của em . -Người anh trai coi việc làm của em gái là trò nghịch ngợm ,buồn cười , thể hiện tính cách ta đây . -Coi thường bực bội chế giễu em gái . -Tất cả mọi người đều vui mừng (bố ôm thóc Mèo lên ;Mẹ không kìm được xúc động ,mua sắm tất cả những gì cần cho công việc vẽ, … =>Riêng anh trai lại cảm thấy buồn (tôi chỉ muốn gục xuống khóc ; không tìm thấy ở mình một năng khiếu gì ;cảm thấy mình bị cả nhà bỏ quên) I.TÌM HIỂU CHUNG: 1.Tác giả :Tạ Duy Anh (tên khai sinh là Tạ Viết Đãng),sinh 1959; quê quán ở Hoàng Diệu, Chương Mĩ ,Hà Tây ( Hà Nội) 2.Tác phẩm : Truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi đoạt giải nhì trong cuộc thi viết “ Tương lai vẫy gọi” của báo TNTP. II.PHÂN TÍCH : 1. Nội dung: a. Tâm trạng của người anh trai từ trước cho tới lúc em gái tự chế tạo màu . Anh trai Kiều Phương có thái độ coi thường ,bực bội gọi em gái là Mèo ,bí mật theo dõi vịêc làm của em . 4 . Tổng kết và hướng dẫn học tập: (5’) 4.1. Củng cố: ( Tổng kết) +Tâm trạng của người anh trai như thế nào khi thấy em gái lục lội chế tạo màu ? +Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy ? 4.2.Dặn dò: ( Hướng dẫn học tập) a. Bài vừa học: +Đọc lại văn bản ,tóm tắt nội dung . b. Chuẩn bị bài mới: Bức tranh của em gái tôi (tt) Soạn tiếp các câu hỏi còn lại ,tiết sau ta tìm hiểu tiếp . *Chú ý :Diễn biến tâm trạng của người anh và nhân vật Kiều Phương . c. Bài sẽ trả: Bức tranh của em gái tôi. + Hãy tóm tắt ngắn gọn nội dung văn bản : “Bức tranh của em gái tôi “. + Ai là nhân vật chính trong truyện? Vì sao? =>Coi thường bực bội, gọi em gái là Mèo . =.>Kể theo ngôi thứ nhất . DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG Ngày….tháng….năm 2013

File đính kèm:

  • docVAN 6_TUAN 22.doc
Giáo án liên quan