I.MỤC TIÊU:
- Biết được hoàn cảnh cần sử dụng văn miêu tả.
-. Những yêu cầu cần đạt đối với một bài văn miêu tả.
- Nhận diện và vận dụng văn miêu tả trong khi nói và viết.
II. KIẾN THỨC CHUẨN:
1.Kiến thức:
- Mục đích của miêu tả.
- Cách thức miêu tả.
2.Kỹ năng:
- Nhận diện được đoạn văn, bài văn miêu tả.
- Bước đầu xác định được nội dung của một đoạn văn hay bài văn miêu tả, xác định được đặc điểm nổi bậc của đối tượng được miêu tả trong đoạn văn hay bài văn miêu tả
10 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1516 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn 6 tuần 21, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
21
76
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN MIÊU TẢ
28-12-2011
01-2012
(NGHỈ TẾT)
06-01-2012
77
SÔNG NƯỚC CÀ MAU
28-12-2011
01-01-2012
(NGHỈ TẾT)
06-01-2012
78
SO SÁNH
28-12-2011
06-01-2012
09-01-2012
DUYỆT CỦA TỔ PHÓ
NGUYỄN VĂN THƯỢNG
Tuần : 21 Tiết : 76 –TLV : TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN MIÊU TẢ
I.MỤC TIÊU:
- Biết được hoàn cảnh cần sử dụng văn miêu tả.
-. Những yêu cầu cần đạt đối với một bài văn miêu tả.
- Nhận diện và vận dụng văn miêu tả trong khi nói và viết.
II. KIẾN THỨC CHUẨN:
1.Kiến thức:
- Mục đích của miêu tả.
- Cách thức miêu tả.
2.Kỹ năng:
- Nhận diện được đoạn văn, bài văn miêu tả.
- Bước đầu xác định được nội dung của một đoạn văn hay bài văn miêu tả, xác định được đặc điểm nổi bậc của đối tượng được miêu tả trong đoạn văn hay bài văn miêu tả.
III. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
*HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
1.Ổn định:KTSS
2.Kiểm tra:
Có mấy phương thức biểu đạt văn bản ?kể tên?
3.Bài mới:
Ở cấp tiểu học ,các em đã học về văn miêu tả ,và đã biết một số bài văn miêu tả :người ,vật ,phong cảnh thiên nhiên ,…Vậy em nào có thể nhớ và trình bày thế nào là văn miêu tả .
=>Có sáu phương thứ biểu đạt :Tự sự ,miêu tả ,biểu cảm ,nghị luận ,thuyết minh ,hành chính công vụ .
=>Học kì một ta tìm hiểu phương thức tự sự
TLV- TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN MIÊU TẢ
*HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới.
*Khái niệm về văn miêu tả .
GV: gọi HS đọc to (3) tình huống trong SGK trang (15).GV:
Để người khách đến nhà em được thì em là gì?
GV: Em làm gì để người bán hàng lấy xuống đúng chiếc áo mà em định mua ?
GV: Em phải làm gì để giúp HS ấy hình dung ra được hình ành của người lực sĩ ?
GV: Em hãy tìm một số tình huống tương tự như (3) tình huống trên?
GV: Từ việc tìm hiểu các tình huống trên em nào rút ra nhận xét thế nào là văn miêu tả ?
GV: gọi HS đọc to mục (2)SGK trang (15).
GV: chỉ ra hai đoạn văn miêu tả Dế Mèn và dế Choắt ?
GV: hai đoạn văn có giúp cho em hình dung được đặc điểm nổi bật của hai chàng dế ?Tìm những chi tiết làm nổi bật hai đặc điểm đó ?
GV: Muốn giúp người ta hình dung được một người ,vật ,phong cảnh …Em làm gì ?
*Để nắm kĩ về đặc điểm của văn miêu tả ta tiến hành luyện tập .
-HS đọc ngữ liệu .
-HS thảo luận theo nhóm –đại diện nhóm trình bày .
*Tình huống :1
-Tập trung miêu tả những đặc điểm nổi bật của con đường và ngôi nhà em ,trong sân có gì ?nhà cửa sơn màu gì ,…?
*Tình huống :2
Miêu tả đặc điểm nổi bật của chiếc áo ,hay so sánh với các đặc điểm của những chiếc áo xung quanh .
*Tính huống 3:
Miêu tả ngoại hình bao quát ,một số đặc điểm của người lực sĩ như :bắp tay ,cơ bắp ,công việc, chiều cao ,,….hay có thể giới thiệu hình ảnh lực sĩ trong chương trình nào đó trên đài ,….
-GV+HS uốn nắn sửa chữa .
-HS nêu ghi nhớ (1).
-Đoạn văn miêu tả Dế Mèn :”Bởi tôi ăn uống ………vuốt râu”
-Đoạn văn miêu tả dế Choắt :”Cái anh chàng dế Choắt …..nhiều ngách như hang tôi “
-Đặc điểm của Dế Mèn:có vẽ đẹp cường tráng ,kiêu căng ,(càng ,vuốt ,khoeo,đầu cánh ,răng ,đuôi ,…”
Đặc điểm của dế Choắt :ốm yếu ,bệnh tật (cánh ,dáng ,người ,râu, chỗ ở ,…)
-Miêu tả những đặc điểm nổi bật của cảnh vật ,phong cảnh ,…
I.THẾ NÀO LÀ VĂN MIÊU TẢ :
Văn miêu tả là loại văn giúp người đọc ,người nghe hình dung những đặc điểm tính chất nổi bật của sự vật ,sự việc ,con người phong cảnh .Làm cho cái như hiện lên trước mắt người đọc người nghe .Trong văn miêu tả năng lực quan sát của người viết ,người nói thường bộc lộ rõ nhất .
*HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập .
GV: gọi HS đọc to BT1 trong SGK trang (16)
-HS thảo luận theo tổ ,đại diện tổ trình bày .
-GV+HS nhận xét uốn nắn sửa chữa .
II.LUYỆN TẬP :
1.Bài tập ;
-Đoạn 1;Đăc tả chú Dế Mèn vào độ tuổi “thanh niên cường tráng “
+Những đặc điểm :Một chàng dế thanh niên cường tráng ,đôi càng ,vuốt, khoeo,..”
-Đoạn 2: tái hiện lại hình ảnh chú bé liên lạc (Lượm )
+Đặc điểm :Chú bé nhanh nhẹn ,vui vẻ, hồn nhiên (loắt choắt ,thoăn thoắt ,nghênh nghênh ,đội lệch ,mồn huýt ,…)
-Đoạn 3:Miêu tả một cảnh bải xen ao hồ ngập nước sau mưa .
+Đặc điểm : một thế giới động vật sinh động ,ồn ào ,huyên náo (cò,vạc ,cãi cọ nhau ,…)
*HOẠT ĐỘNG 4: Củng cố, dặn dò.
Củng cố:
Thế nào là văn miêu tả ?
Dặn dò:
-Học thuộc ghi nhớ ;đọc lại các đoạn văn miêu tả .
-Làm bài tập 2(thay mùa đông bằng mùa xuân )
-Soạn bài :”Sông nước cà mau “của Đoàn Giỏi .
Chú ý :Tìm bố cục –nội dung của đoạn .
Vị trí người miêu tả ->tác dụng .
Cảnh sông nước Cà Mau và Chợ năm căn được miêu tả như thế nào
Hướng dẫn tự học:
- Nhớ khái niệm về văn miêu tả.
- Tìm và phân tích một đoạn văn miêu tả tự chọn
=>Văn miêu tả là loại văn giúp người đọc người nghe hình dung những đặc điểm tính chất nổi bật của sự vật ,sự việc ,con người ,phong cảnh .
Tuần : 21 Tiết : 77 -Văn Bản: SÔNG NƯỚC CÀ MAU
( Trích: Đất rừng phương Nam)
-Đoàn Giỏi-
I. .MỤC TIÊU :
- Bổ sung kiến thức về tác giả và tác phẩm văn học hiện đại.
- Hiểu và cảm nhận được sự phong phú và độc đáo của thiên nhiên sông nước Cà Mau, qua đó thấy được tình cảm gắn bó của tác giả đối với vùng đất này.
- Thấy được hình thức nghệ thuật độc đáo được sử dụng trong đoạn trích.
II. KIẾN THỨC CHUẨN:
1. Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả và tác phẩm Đất rừng phương Nam.
- Vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống con người một vùng đất phương Nam.
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích.
2. Kỹ năng:
- Nắm bắt nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố miêu tả kết hợp với yếu tố thuyết minh.
- Đọc diễn cảm phù hợp với nội dung văn bản.
- Nhận biết các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản và vận dụng chúng khi làm văn miêu tả cảnh thiên nhiên.
III. HƯỚNG DẪN-THỰC HIỆN:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
*HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
1.ổn định:
2.Kiểm tra:
+Qua văn bản: “Bài học đường đời đầu tiên”, hãy nêu đặc điểm nổi bật của Dế Mèn?
+Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn là gì ?
3.Bài mới:
Truyện “Đất rừng phương Nam” kể về quãng đời lưu lạc của chú bé An,nhân vật chính trong truyện,tại vùng đất U Minh miền tây Nam Bộ trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954).Qua hành trình lưu lạc của chú bé, tác giả Đoàn Giỏi đưa người đọc đến với những cảnh thiên nhiên hoang dã ở đây .
=>Là một chàng dế thanh niên cường tráng,trẻ trung chất chứa sức sống mạnh mẽ của tuổi trẻ ở Dế Mèn;tính nết còn kiêu căng,xốc nổi.
=> “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ,có óc mà không biết nghĩ,sớm muộn rồi cũng mang vạ vào thân”.
VB- SÔNG NƯỚC CÀ MAU
*HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu chung
GV:qua việt chuẫn bài ở nhà .Em nào hãy trình bài những hiểu biết của em về tác giả Đoàn Giỏi ?
GV:bài văn miêu tả cảnh gì ?theo trình tự như thế nào?.Dựavào trình tự miêu tả em hãy tìm bố cục của bài văn ?
GV:em hãy hình dung vị trí quan sát của người miêu tả ?vị trí ấy có thuận lợi gì trong việc
-Để thấy được cảnh thiên nhiên vùng sông nước Cà Mau được miêu tả như thế nào ta đi vào phần phân tích.
-Đoàn Giỏi ( 1925-1989) làtên khai sinh ngoài ra còn có các bút danh khác : Nguyễn Hoài ,Nguyễn Phú Lễ,…quê ở Châu Thành ,Tiền Giang
-bài văn miêu tả cảnh sông nước Cà Mau.
-văn bản được chia thành 3 đoạn
Đ1 :”Từ đầu …lặng lẽ một màu xanh đơn điệu “
=>Những ấn tượng chung ban đầu về thiên nhiên vùng Cà Mau
Đ2:”Tiếp …khối ban mai “
=>Đặt tả bên rạch Cà Mau và con sông năm căn sông lớn
Đ3:phần còn lại
=>Đặt tả chợ năm căn đông vui trừu phú và nhiều màu sắc độc đáo
-Người miêu tả trên con thuyền xuôi theo kênh rạch vùng Cà Mau .Vị trí ấy rất thuận lợi cho việc miêu tả từng chi tiết một.
I. TÁC GIẢ –TÁC PHẨM
1.Tác giả:
Đoàn Giỏi(1925-1989) quê ở Tiền Giang, là nhà văn thường viết về thiên nhiên và con người Nam Bộ .
2.Vị trí đoạn trích:
Vb “Sông nước Cà Mau” trích từ chương XVII truyện Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi .
3.Đại ý: bài văn miêu tả cảnh sông nước Cà Mau
4.Bố cục :chia thành 3 đoạn
*HOẠT ĐỘNG 3: Phân tích.
*Bao quát về cảnh thiên nhiên vùng C M.
GV:Gọi HS đọc đoạn (1)-sgk-trang 18.
GV:Trong đoạn văn(Từ đầu…..lặng lẽ một màu xanh đơn điệu),tác giả đã diễn tả ấn tượng ban đầu bao trùm về sông nước Cà Mau.Ấn tượng ấy như thế nào ? Và được cảm nhận qua những giác quan nào ?
Gợi ý:
+Sông ngòi kênh rạch ở đây được miêu tả ra sao ?
+Ở đoạn văn,tác giả miêu tả nổi bật màu sắc gì ?
+Ở đây có những âm thanh,sự việc gì?
GV:Trong đoạn văn tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì ?
+Từ nào được lặp lại ?Sông ngòi giống với gì ?
GV:Qua các chi tiết về miêu tả sông ngòi,màu sắc âm thanh giúp em có ấn tượng chung,ban đầu về cảnh thiên nhiên vùng Cà Mau như thế nào ?
Sông ngòi ở Cà Mau thật nhiều nhưng có đặc điểm gì nổi bật ?
*Nhận biết sơ lược kênh rạch ở vùng Cà Mau và con sông Năm Căn.
GV:Qua đoạn nói về cách đặt tên cho các dòng sông,con kênh ở vùng Cà Mau,em có nhận xét gì về các địa danh ấy? Những địa danh này gợi ra đặc điểm gì về thiên nhiên vùng Cà Mau?
+Đó là những tên sông,kênh rạch nào?
+Từ cách đặt tên sông ngòi,kênh rạch gợi cho em suy nghĩ gì về con người ở phía nam tận cùng của tổ quốc ?
GV:Gọi HS đọc đoạn văn từ “Thuyền chúng tôi chèo lướt qua…..sương mù và khói sóng ban mai”.
+Tìm những chi tiết thể hiện sự rộng lớn,hùng vĩ của sông ngòi và rừng đước ?
GV:Trong câu “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt đổ ra sông Cửa Lớn xuôi về năm Căm”có những động từ nào chỉ cùng một hoạt động của con thuyền ?Nếu thay đổi trình tự những hoạt động ấy trong câu thì có ảnh hưởng gì đến nội dung được diễn đạt hay không ? Nhận xét về sự chính xác và tinh tế trong cách dùng từ của tác giả ở câu này ?
GV:Tìm trong câu văn những từ miêu tả màu sắc của rừng đước và nhận xét về cách miêu tả màu sắc của tác giả ?
Sông ngòi kênh rạch ở Cà Mau rất rộng lớn,hùng vĩ,còn chợ Năm Căn thì sao
* Sự trù phú độc đáo của chợ năm Căn.
GV:Gọi HS đọc đoạn cuối.
GV:Những chi tiết,hình ảnh nào về chợ Năm Căn thể hiện sự tấp nập,đông vui,trù phú,độc đáo của vùng chợ Cà Mau ?
+Sự tấp nập,đông vui trù phú được thể hiện qua những hình ảnh nào ? Câu văn nào?
GV:Từ những hình ảnh trên,em nhận xét chợ Năm Căn như thế nào ?
Gv: Trải dài theo nội dung văn bản, em nhận thấy văn bản được tác giả miêu tả theo không gian như thế nào?
GV:Văn bản”Sông nước Cà Mau”,tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào nổi bật? Cách chọn hình ảnh ra sao?
Gv: Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản ra sao?
Gv thuyết giảng thêm về phương thức thuyết minh.
-HS đọc ngữ liệu .
-Ấn tượng ban đầu là những hình ảnh khái quát về sông ngòi ,kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện .Trên trời một màu xanh ,dưới thì cũng xanh ,chung quanh chỉ toàn một màu xanh cây lá –Tác giả tập trung miêu tả cảnh thiên nhiên qua sự cảm nhận của thị giác và thính giác ,đặt biệt là cảm giác về màu xanh bao trùm và tiếng rì rào bất tận của rừng cây của sông và gió .
-Tác giả sử dụng nghệ thuật so sánh ,tả, xen kể ,lối liệt kê,dùng điệp từ tính từ chỉ màu sắc ,trạng thái cảm giác .
*nghệ thuật so sánh tiết sau ta sẻ học
-Cách đặt tên cho các dòng sông con kênh ,vùng đất cho thấy thiên nhiên ở đây rất tự nhiên .con người ở đây giản dị và chất phác.
Hs suy nghĩ trả lời.
-Con sông rộng hơn ngàn thước
-Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác .
-Cá nước bơi hàng đàn …trắng .
-Rừng đước dựng lên cao …vô tận .
-Các động từ cụm động từ trong câu :”thoát qua ,đổ ra ,xuôi về “không thể thay đổi trình tự các động từ ,cụm động từ ấy trong câu vì như thế sẽ làm sai lạc nội dung đặc biệt là sự diễn tả trạng thái hoạt động của con thuyền trong mọi khung cảnh :”thoát qua :là nói con thuyền vượt qua một nơi khó khăn ,nguy hiểm ;đổ ra :diễn tả con thuyền từ con kênh nhỏ ra dùng sông lớn ;xuôi về :diễn tả con thuyền nhẹ nhàng xuôi theo dòng nước ở nơi dòng sông êm ả
->Cách dùng từ của tác giả ở đây chặt chẽ chính xác và gợi cảm
-Màu xanh lá mạ ,màu xanh chai lọ ,màu xanh rêu =>những sắc thái ấy chỉ cùng một màuxanh đã miêu tả các lớp cây đước từ non đến già nối tiếp nhau .
-Sự tấp nập đông vui trừu phú :”túp lều lá thô sơ; những ngôi nhà gạch hai tầng; những đóng gỗ cao như núi; những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới ,những bến vận hà nhộn nhịp; những ngôi nha than hầm; những ngôi nhà bè ban đêm; ánh đèn mang song chiếu rực ……
-Sự độc đáo của chợ Năm Căn : chợ họp ngay trên sông ,chỉ cần cặp thuyền lại với nhau là mua đủ thứ đồ tiêu dùng và ẩm thực .
-Sự đa dạng về màu sắc trang phục ,tiếng nói của người bán hàng thuộc nhiều dân tộc : người hoa ,người miên ,người chà châu giang
- Miêu tả theo trình tự từ bao quát đến cụ thể.
-Nghệ thuật miêu tả so sánh ,tưởng tượng ,dùng từ độc đáo .
-HS phát biểu.
II.PHÂN TÍCH :
1. Nội dung.
a. Những ấn tượng chung ban đầu về cảnh thiên nhiên vùng Cà Mau.
-Sông ngòi kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện .
-Trên thì trời xanh ,dưới thì nước xanh chung quanh chỉ toàn một màu sắc xanh cây lá .
-Tiếng rì rào bất tận của khu rừng .
=>Vùng Cà Mau là một không gian rộng lớn mênh mông có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã .
b.Chợ Năm Căn :
Chợ Năm Căn tấp nập đông vui trừu phú ,độc đáo .
2. Nghệ thuật:
- Miêu tả theo trình tự từ bao quát đến cụ thể.
- Lựa chọn từ ngừ gợi hình, chính xác kết hợp với việc sử dụng các phép tu từ.
- Sử dụng ngôn ngữ địa phương.
- Kết hợp miêu tả với thuyết minh.
*HOẠT ĐỘNG 4: Tổng kết.
GV:Qua văn bản,em cảm nhận như thế nào về vùng cực nam của tổ quốc?
Gv: Tấm lòng của tác giả đối với thiên nhiên và con người vùng đất Cà Mau ra sao?
Hs dựa vào nội dung vừa học trả lời.
III. Ý nghĩa :
Sông nước Cà Mau là một đoạn trích độc đáo, hấp dẫn thể hiện sự am hiểu, tấm lòng gắn bó của nhà văn Đoàn Giỏi với thiên nhiên và con người vùng đất Cà Mau.
*HOẠT ĐỘNG 5: Luyện tập.
GV:Gọi HS đọc yêu cầu BT2.
GV:”Hãy kể tên một vài con sông ở địa phương em,giới thiệu vắn tắt về con sông ấy?
IV.LUYỆN TẬP :
*Bài tập :2
-Hs kể tên một vài con sông ở quê em .
*HOẠT ĐỘNG 6: Củng cố, dặn dò.
Củng cố:
+Em có nhận xét như thế nào về vùng sông nước Cà Mau ?
+Vì sao người ta nói chợ Năm Căn trù phú,độc đáo ?
Dặn dò:
+Đọc kể lại được văn bản-học thuộc phần ghi nhớ.
+Làm BT1(trình bày cảm nhận của em về vùng Cà Mau)
+Soạn bài: “ So Sánh”
*Chú ý: So sánh có mấy vế ? Vế nào là vế A và vế B ?
Hướng dẫn tự học:
- Đọc kĩ văn bản, nhớ những chi tiết miêu tả đặc sắc, các chi tiết sử dụng phép so sánh.
- Hiểu được ý nghĩa của các chi tiết có sử dụng biện pháp tu từ.
=>Học sinh liệt kê các hình ảnh tiêu biểu
Tuần : 21 Tiết :78-Tiếng Việt : SO SÁNH
I.MỤC TIÊU:
Nắm được khái niệm so sánh và vận dụng nó để nhận diện trong một số câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh.
Lưu ý: học sinh đã học vcề so sánh ở tiểu học.
II. KIẾN THỨC CHUẨN:
1.Kiến thức:
- Cấu tạo của phép tu từ so sánh.
- Các kiểu so sánh thường gặp.
2.Kỹ năng:
- Nhận diện được phép so sánh.
- Nhận biết và phân tích được các kiểu so sánh đã dùng trong văn bản, chỉ ra được tác dụng của các kiểu so sánh đó.
III. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
*HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
1.Ổn định:KTSS
2.Kiểm tra:
Phó từ là gì ?đặt câu có phó từ và cho biết ý nghĩa của phó từ đó ?
3.Bài mới:
Trong cuộc sống người ta thưòng so sánh sự vật này với sự vật khác.Trong đó có khi so sánh gợi lên một ý tưởng hoặc so sánh từ ngữ.Để phân biệt điều đó,bài học hôm nay ta sẽ rõ.
=>Phó từ là những từ chuyên đi kèm với động từ ,tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ ,tính từ .
TV- SO SÁNH
*HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới.
*khái niệm về so sánh .
GV: gọi HS đọc mục (1)SGK trang (24) .
GV: tìm những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong những câu sau ?
GV: gọi HS đọc mục (2)SGK trang (24)
GV: trong mỗi phép so sánh nói trên,những sự vật ,sự việc nào được so sánh với nhau ?vì sao có thể so sánh như vậy ?So sánh các sự vật ,sự việc với nhau như vậy để làm gì ?
GV: qua việc phân tích trên em nào kết luận so sánh là gì ?
GV: gọi HS đọc mục (3)SGK trang (24).
GV: sự so sánh trong những câu trên có gì khác với sự so sánh trong câu sau :
+Con mèo được so sánh với con gì ?
+Hai con vật này có gì giống nhau và khác nhau ?
+Sự so sánh trong câu này có gì khác với sự so sánh trong các câu trên?
GV: Em nào có thể nhắc lại như thế nào là phép so sánh .Tìm trong câu văn ,thơ ,ca dao ,…có sử dụng nghệ thuật so sánh .
* Cấu tạo của phép so sánh .
GV: gọi HS đọc mục (1)phần IISGK trang (24).
GV: điền những tập hợp từ chứa hình ảnh sosánh trong các câu đã dẫn ở phần I vào mô hình phép so sánh dưới đây .
GV: Dựa vào mô hình cấu tạo của phép so sánh .Em thấy so sánh có cấu tạo gồm mấy phần ?kể tên ?
GV: gọi HS đọc mục (2)phần II SGK trang (25).Nêu thêm các từ so sánh mà em biết ?
GV:gọi HS đọc mục (3)phần IISGK trang (25).
GV:cấu tạo của phép so sánh trong những câu dưới đây có gì đặc biệt ?
GV:hãy tìm các hình ảnh so sánh trong các câu (a),(b)?
GV: hình ảnh nào thuộc vế (A),vế (B)và từ so sánh ,phương diện so sánh
GV: em có nhận xét gì về trật tự các yếu tố trong so sánh các câu trên ?
-HS đọc ngữ liệu .
1a. Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan .
2b.{…}Trông hai bên bờ rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận .
-Các sự vật sự việc được so sánh với nhau :
a.Trẻ em so sánh với búp trên cành
b.Rừng đước dựng lên cao ngất so sánh với hai dãy trường thành vô tận .
-Cơ sở được so sánh :
=>Dựa vào sự tương đồng (giống nhau về hình thức ,tính chất ,vị trí ,chức năng ,….)giữa sự vật ,sự việc này vớisự vật sự việc khác .
=>Cụ thể :
Trẻ em là mần non của đất nước có nét tương đồng với búp trên cành :Mầm non của cây cối trong thiên nhiên .
=>Đó là sự tươi non ,đầy sức sống chứa chan hy vọng .
Mục đích của so sánh :
Tạo ra hình ảnh mới mẻ cho sự vật ,sự việc quen thuộc ,gợi cảm giác cụ thể ,thích thú ,hấp dẫn khi nghe nói ,đọc, viết
=>Rừng đước mọc nhiều dày ,dài có nét tương đồng với bức tường thành vô tận .
=>Giúp người đọc hình dung hình ảnh của rừng đước .
HS: nêu ghi nhớ .
-Con mèo được so sánh với con hổ .
+Hai con vật này :
-Giống nhau về hình thức :lông vằn
-Khác nhau về tính chất :mèo hiền ; hỗ dữ
-Chỉ ra sự tương phản về hình thức và tính chất của sự vật cụ thể là con mèo .
=>Đây là sự so sánh lôgíc
-Hs nêu ghi nhớ –cho VD.
=>So sánh cần có hai vế ,vế trước là sự vật chưa biết người ta gọi là vế A.Vế sau là sự vật đã biết được gọi là vế B.Thông qua vế B ta tưởng tượng ra được vế A.Từ như là từ so sánh
=>So sánh gồm hai vế ,còn phép tu từ ẩn dụ cũng là hình thức so sánh nhưng chỉ có một vế A tiết sau ta sẽ học .
Mô hình phép So sánh :
-Cấu tạo của phép so sánh đầy đủ gồm 4phần :
+Từ so sánh :là ,như, như là, y như giống như , tựa như , hơn ,bao nhiêu bấy nhiêu ,..
a=>Chí lớn ông cha so sánh với trường sơn .
=>Lòng mẹ bao la sóng trào so sánh với Cửu Long .
=>Con người không chịu khuất so sánh với tre mọc thẳng .
=>Trong các so sánh trên đảo vế B lên trước ,thay từ so sánh bằng dấu(:), dấu (,) để nhấn mạnh vế B,vắng mặt phương diện so sánh .
-Trật tự vế Avà vế Bcó thể thay đổi
I. SO SÁNH LÀ GÌ ?
-So sánh là đối chiếu sự vật ,sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng .
*Tác dụng :
-Nhằm thể hiện tư tưởng tình cảm hoặc tạo hình ảnh cho sự vật, sự việc được so sánh.
*Chú ý :Cần phân biệt sự so sánh lôgíc và so sánh nghệ thuật (tu từ ).
VD:con mèo nhỏ hơn con chó (gọi là so sánh lôgíc )
VD:Mẹ già như chuối chín cây(so sánh nghệ thuật )
II. CẤU TẠO CỦA PHÉP SO SÁNH :
-Mô hình cấu tạo của phép so sánh (HS vẽ vào )
-Mô hình cấu tạo của phép so sánh gồm :
+Vế A(nêu tên sự vật ,sự việc được so sánh )
+Vế B(nêu tên sự vật ,sự việc dùng để so sánh với sự vật ,sự việc nói ở vế A)
+Từ ngữ chỉ phương diện so sánh
+Từ ngữ chỉ ý so sánh (gọi tắt là từ so sánh ).
-Trong thực tế mô hình cấu tạo nói trên có thể biến đổi ít nhiều :
+Các tư ngữ chỉ phương diện so sánh ,chỉ ý so sánh có thể lượt bớt
-Vế B có thể đảo trước vế Acùng với từ so sánh .
*HOẠT ĐỘNG 3:Luyện tập.
*MỤC TIÊU :củng cố lại kiến thức đã học .
GV: gọi HS đọc yêu cầu BT3 .
GV:hãy tìm những câu văn có sử dụng phép so sánh trong” bài học đường đời đầu tiên “;”Sông nước Cà Mau “
-HS: thảo luận nhóm .
III.LUYỆN TẬP :
BT3:các câu văn có sử dụng phép so sánh :
-Những ngọn cỏ gãy rạp như có nhát dao vừa lia qua .
-…người gầy gò như gã nghiện thuốc phiện .
-…sông ngòi kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện .
-nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác ….
*HOẠT ĐỘNG 4: Củng cố, Dặn dò
Củng cố
+So sánh là gì ?tác dụng của so sánh ?
+Mô hình cấu tạo của phép so sánh gồm mấy phần ?kể tên ?
Dặn dò
+Học thuộc (2) ghi nhớ SGK;làm BT1,2(dựa vào VD1).
+Soạn bài:” Quan sát ,tưởng tượng ,so sánh và nhận xét trong văn miêu tả”.
*Chú ý :xác định trình tự quan sát trong các đoạn văn ,hình ảnh so sánh liên tưởng ,…
Hướng dẫn tự học:
Nhận diện được phép so sánh, các kiểu so sánh trong các văn bản đã học.
=>So sánh là đối chiếu sự vật này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng .
=>Tác dụng :nhằm thể hiện tư tưởng tình cảm hoặc tạo hình ảnh cho sự vật ,sự việc được so sánh .
File đính kèm:
- VAN6_TUAN 20.doc