I. Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
- Nắm được nội dung, ý nghĩa của truyện.
- Nắm được nghệ thuật của truyện và miêu tả tâm lí nhân vật trong tác phẩm.
II. Lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: - Cảm nhận của em về cảnh sắc thiên nhiên ở vùng đất tận cùng phía Nam Tổ Quốc như thế nào?
- Em hãy giới thiệu vài nét về con sông mà em đang ở.
2. Giới thiệu: (Trực tiếp):
14 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1447 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng ngữ văn 6 tuần 21- 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
Tiết 81,82: Bức tranh của em gái tôi
Tiết 83,84: Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả
Ngày soạn: 25/01/2006
Tiết 81,82
BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI
I. Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
- Nắm được nội dung, ý nghĩa của truyện.
- Nắm được nghệ thuật của truyện và miêu tả tâm lí nhân vật trong tác phẩm.
II. Lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: - Cảm nhận của em về cảnh sắc thiên nhiên ở vùng đất tận cùng phía Nam Tổ Quốc như thế nào?
- Em hãy giới thiệu vài nét về con sông mà em đang ở.
2. Giới thiệu: (Trực tiếp):
3. Tiến trình thực hiện các hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
Nêu vài nét về tác giả?
Tóm tắt truyện bằng ngôn ngữ của mình
I. Giới thiệu tác giả-tác phẩm:
- Tạ Duy Anh sinh năm 1959, quê ở Chương Mĩ tỉnh Hà Tây.
- Bức tranh của em gái tôi là truyện ngắn đạt giải nhì trong cụôc thi “tương lai vẫy gọi” của nhà bào TNTP 1998
Nhân vật chính trong truyện là ai? Vì sao? (cả hai)
Kể theo ngôi thứ mấy?
(Người anh có vị trí quan trọng hơn … Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của cô em gái, người đọc hướng tới sự thức tỉnh người anh)
II. Phân tích:
1. Diễn biến tâm trạng của nhân vật người anh.
Theo em, diễn biến tâm trạng của người anh thể hiện qua những thời điểm nào?
( - Từ trước cho đến lúc thấy em gái tự chế màu vẽ.
- Khi tài năng hội hoạ ở cô em gái được phát hiện.
- Khi lén xem những bức tranh em gái đã vẽ.
- Khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái trong phòng trưng bày).
Em hãy tìm những chi tiết diễn tả tâm trạng người anh từ trước đến lúc thấy em gái tự chế màu vẽ? (HSTL) (Người anh có thái độ gì khi thấy em chế thuốc vẽ tự nhọ nồi)
a. Trong cuộc sống thường ngày với em gái:
Trời ạ! Thì ra nó chế thuốc vẽ.
Þ Ngạc nhiên, xem thường nhưng vui vẽ.
Khi tài năng hội hoạ của cô em gái được mọi người phát hiện thì tâm trạng của người anh biến đổi như thế nào? (Người anh có những suy nghĩ và hành động gì?)
b. Khi bí mật về tài vẽ của Kiều Phương được chú Tiến lệ phát hiện:
- Cảm thấy mình bất tài, nên buồn.
- Lén xem tranh của em gái.
Tại sao người anh lại “lén trút ra 1 tiếng thở dài” sau khi xem tranh của em gái?
HS: Thấy em có tài thật, còn mình thì kém cỏi.
- Thở dài, hay gắt gỏng với em.
Khi em gái bộc lộ tình cảm chia vui vì được giải thưởng tranh, người anh đã có cử chỉ gì? (đẩy nhẹ em ra)
Tại sao người anh có cử chỉ không thân thiện đó?
- Đẩy em ra à Vì cảm thấy mình thua kém em.
Đằng sau thái độ và cử chỉ không bình thường ấy là tâm trạng gì của người anh?
Nếu cần có lời khuyên, em sẽ nói gì với người anh lúc này? (HSTL)
HS: Ghen tị là thói xấu, nó sẽ chia rẽ tình cảm tốt đẹp, sẽ không có tư cách làm anh, …
Þ Tức tối, ghen tị với người hơn mình.
GV: Người anh đã muốn khóc khi nào?
GV: Theo em, người anh muốn khóc vì: Ngạc nhiên, hãnh diện hay xấu hổ?
GV: Cuối truyện, người anh muốn nói với mẹ “không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu … đấy (cuối bài Tr33)” Câu nói đó gợi cho em những suy nghĩ gì về nhân vật người anh?
HS: Người anh đã nhận ra thói xấu của mình, nhận ra tình cảm trong sáng, nhân hậu của em gái, biết xấu hổ, người anh có thể biến thành người tốt như trong bức tranh.
GV: Theo em, nhân vật người anh đáng yêu hay đáng ghét.
- Khi thấy mình hoàn hảo trong bức tranh của em gái thì ngỡ ngàng.
Þ Hãnh diện, sau đó là xấu hổ.
GV: Trong truyện này, nhân vật người em gái hiện lên với những nét đáng yêu, đáng quý nào về tính tình, tài năng?
GV: Theo em, tài năng hay tấm lòng của cô em gái đã cảm hoá được người anh? (HSTL)
HS: Cả hai, nhưng nhiều hơn là ở tấm lòng trong sáng, độ lượng dành cho anh trai.
GV: Ở nhân vật này, điều gì khiến em cảm mến nhất?
HS: Tấm lòng trong sáng và độ lượng.
Tại sao tác giả lại để người em vẽ bức tranh người anh hoàn thiện đến thế?
GV: Đoạn kết của truyện “Tôi không trả lời … con đấy” đã hé mở các ý nghĩa truyện, đó là các ý nghĩa nào?
HS: Sự chiến thắng của tình cảm trong sáng, nhân hậu đối với tình cảm ghen ghét …
Tình cảm trong sáng bao giờ cũng lớn hơn và cao hơn tình cảm đố kị.
GV: Ngoài ý nghĩa xã hội truyện còn đề cao sức mạnh của nghệ thuật là góp phần hoàn thiện con người. (Nâng con người lên tầm cao của chân, thiện, mĩ)
HS: suy nghĩ, nghe
2. Nhân vật người em:
- Tính tình: hồn nhiên, trong sáng, độ lượng và nhân hậu.
- Tài năng: Vẽ sự vật có hồn, vẽ đẹp
* Tấm lòng trong sáng, độ lượng đã dành cho người thân và nghệ thuật Þ cảm hoá được người anh.
Văn bản này cho em hiểu gì về nghệ thuật kể chuyện và miêu tả trong truyện hiện đại?
Qua truyện, em rút ra cho bản thân những bài học gì?
III. Tổng kết (Ý nghĩa truyện):
Ghi nhớ SGK
4. Củng cố:
Thiện cảm của em dành cho nhận vật nào? Vì sao?
5. Hướng dẫn học bài:
- Học phần ghi nhớ
- Làm bài tập phần luyện tập.
- Soạn bài tiết tiếp theo “Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả”
Ngày soạn: 25/01
Tiết 83,84
LUYỆN NÓI VỀ QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Học sinh :
- Biết cách trình bày và diển đạt một vấn đề bằng miệng trước tập thể
- Từ những nội dung luyện nĩi ,nắm chắt hơn kiến thức đã học về quan sát ,tưởng tượng ,so sánh và nhận xét trong văn miêu tả .
II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
-Giáo viên cần chuẩn bị : Chuẩn bị bảng phụ, viết bảng.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :
1)Kiểm tra bài cũ :
-Hãy cho biết tâm trạng của người anh Kiều Phương ?
-Em biết gì về Kiều Phương ?
-Hãy cho biết ý nghĩa truyện .
2)Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
BÀI HS GHI
* HĐ 1: HS tìm hiểu bài học
Bước 1: Nêu vai trò, tầm quan trọng, ý nghĩa của việc luyện nói.
Bước 2: Yêu cầu của giờ học
GV: Em hãy nhắc lại yêu cầu của tiết luyện nói?
HS: Hình thức: Nói to, rõ ràng, mạch lạc, tahy đổi ngữ điệu khi nói, tự nhiên, tự tin, biết quan sát.
Nội dung: Nói đúng yêu cầu.
I. Tìm hiểu bài:
GV: Gọi HS đọc bài tập 1
? Em hãy cho biết yêu cầu bài tập 1 là gì?
Bài tập 1:
Nhận xét và miêu tả nhân vật Kiều Phương, nhân vật người anh, so sánh người anh ngoài đời với hành ảnh người anh trong bức tranh
GV: Gọi HS đọc bài tập 4
? Bài tập này yêu cầu các em làm gì?
Bài tập 4:
Miêu tả cảnh bình minh trên biển
GV: Gọi HS đọc bài tập 5
? Bài tập này yêu cầu làm gì ?
GV giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh ?
Tổ 1: Bài tập 1; Tổ 2: Bài tập 4; Tổ 3: Bài tập 5.
Bài tập 5:
Miêu tả Công chúa, Hoàng tử trong truyện cổ tích.
*HĐ 2: Thực hành luyện nói
Bài tập 1: Gọi HS đại diện tổ 1 lên tổng hợp và bổ sung các ý trong bài tập 1
GV nhận xét, bổ sung
Bài tập 4, bài tập 5: (như trên)
II. Thực hành:
GV nhận xét chung giờ luyện nói
III. Tổng kết:
Bài tập 1:
* Nhận xét và miểu tả hình ảnh Kiều Phương theo tưởng tượng của mình
- Là một hình ảnh đẹp
- Vẽ đẹp của tài năng, của 1 tấm lòng trong sáng, vị tha, nhân hậu.
* Nhận xét về người anh của Kiều Phương
- Phê phán
- Cũng có phẩm chất tốt đẹp à Biết hối hận và nhận ra được sự cao đẹp của em gái mình.
Bài tập 2: Nói về người thân của mình
Làm nổi bật đặc điểm bằng các hình ảnh so sánh và nhận xét.
Bài tập 3: Nói về 1 đêm trăng: dựa theo dàn ý.
- MB: Nêu nhận xét khái quát về đêm trăng. Đó là 1 đêm trăng đẹp vô cùng (trăng rằm) 1 đêm trăng kì diệu. Một đêm trăng mà đất trời, con người và vạn vật như được tắm gội, bởi ánh trăng.
- TB: Đêm trăng ấy có gì đặc sắc (Chú ý hướng các em tìm được những so sánh, liên tưởng (đẹp) trăng tròn sáng, rọi vào các gợn sóng lăn tăn tựa hồ bằng muôn ngàn con rắn vàng bò trên mặt biển).
- KB: Nêu cảm nghĩ của em về đêm trăng
4. Củng cố:
Khi nói (viết) 1 bài văn miêu tả, ta cần phải đảm bảo đủ những điều kiện nào?
5. Hướng dẫn học bài:
- Làm bài tập còn lại.
- Soạn bài tiếp theo văn bản “Vượt thác”
+ Đọc văn bản và tập kể tóm tắt
+ Tìm bố cục
+ Tìm hiểu nội dung toàn văn bản
Tuần 22
Tiết 85: Vượt thác
Tiết 86: So sánh (tt)
Tiết 87: Chương trình địa phương TV
Tiết 88: Phương pháp tả cảnh
Viết bài Tập làm văn tả cảnh ở lớp
Ngày soạn: 08/02/2009
Tiết 85
V ƯỢT THÁC
I. Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
- Cảm nhận vẻ đẹp phong phú, hùng vĩ của thiên nhiên và vẻ đẹp của người lao động được miêu tả trong bài.
- Nắm được nghệ thuật phối hợp miêu tả khung cảnh thiên nhiên và hoạt động của con người.
II. Tiến trình dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu: (Trực tiếp): Nếu như trong “ Sông nước Cà Mau”, Đoàn Giỏi đã đưa người đọc tham quan cảnh sắc phong phú, tươi đẹp của vùng đất cực Nam Tổ quốc ta, thì với Vượt thác, trích truyện Quê nội, Võ Quảng lại dẫn chúng ta ngược dòng sông Thu Bồn, thuộc miền Trung Trung bộ đến tận thượng nguồn lấy gỗ. Bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung này cũng không kém phần kì thú. Vậy ở đoạn trích này nổi bật về vấn đề gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu ở tiết học này.
3. Tiến trình thực hiện các hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
Em hãy cho biết về tác giả?
Văn bản được trích trong chương mấy? Truyện nào?
I. Giới thiệu :
1.Tác giả : - Võ Quảng sinh năm 1920 là nhà văn chuyên viết truyện cho thiếu nhi.
2.Tác phẩm:
- Trích trong chương XI “Quê nội”.
HD HS đọc văn bản và tìm hiểu chú thích SGK
GV: Văn bản chia làm mấy đoạn?
HS: 3 đoạn
GV: Mỗi đoạn miêu tả gì?
HS: Đoạn 1+3: Tả cảnh thiên nhiên ( đ1: Từ đầu đến “Vượt nhiều thác nước” ; đ3: Phần còn lại)
Đoạn 2: Tả cảnh người lao động ( TT đến “ Cổ cò”)
Tác giả đứng ở vị trí nào để quan sát? Vị trí ấy có thuận lợi không? Vì sao? ( Tgiả ở trên con thuyền đang vượt thác , đó là vị trí thích hợp vì phạm vi cảnh rộng )
II. Phân tích:
GV: Dẫn vào phân tích cảnh 1 cảnh thiên nhiên ở đoạn này được miêu tả như thế nào? Bằng những hình ảnh cụ thể nào?
Tại sao tác giả miêu tả sông bằng hoạt động của thuyền?
( Vì con thuyền là sự sống của sông, miêu tả thuyền cũng chính là mtả sông).
Cảnh bờ bãi ven sông được mtả bằng những hình ảnh cụ thể nào?
Tác giả dùng nghệ thuật gì? Với những biện pháp so sánh, nhân hoá như thế có tác dụng gì?
Sự mtả của tgiả đã làm hiện lên một cảnh tượng th/ nhiên ntn?
1. Cảnh thiên nhiên:
- Hình ảnh con thuyền:
+ Rẻ sóng lướt bon bon, ……
+ Chở đầy sản vật chầm chậm xuôi
- Bãi dâu trải ra bạt ngàn.
- Những chòm cây cổ thụ dáng mãnh liệt, đứng trầm ngâm….
-> Biện pháp so sánh, nhân hoá làm cho cảnh vật trở nên sinh động.
=> Phong phú, giàu sức sống, mang vẻ đẹp hùng vĩ
GV chuyển ý
Dượng Hương Thư lao động trong hoàn cảnh nào? Em có suy nghĩ gì về hoàn cảnh đó (HSTL)
2.Cuộc vượt thác của Dượng Hương Thư:
- Lái thuyền vượt thác giữa mùa nước to.
à Hoàn cảnh nguy hiểm, khó khăn
Hình ảnh Dượng Hương Thư được miêu tả như thế nào?
- Hình ảnh Dượng Hương Thư như 1 pho tượng đồng đúc, …… hùng vĩ.
Nét nổi bật trong nghệ thuật miêu tả nhân vật Dượng Hương Thư ở đoạn trên là gì?
Các so sánh đó có sức gợi tả một con ngườìù như thế nào?
* Nghệ thuật so sánh à Dáng vóc khoẻ mạnh, có khả năng về vật chất và tinh thần vượt qua nguy hiểm.
Hình ảnh trên có ý nghĩa gì?
à Đề cao sức mạnh của người lao động trên sông nước.
Em hãy cho biết tình cảm của tác giả đối với người lao động như thế nào? ( Bên cạnh đề cao sức mạnh tgiả còn biểu hiện tình cảm quý trọng đối với người lao động trên quê hương)
Qua bài văn em học tập được gì về nghệ thuâït miêu tả? ( Chọn điểm nhìn thuận lợi cho qsát, có trí tưởng tượng, có cảm xúc với đối tượng mtả)
Miêu tả cảnh vượt thác, tác giả muốn thể hiện tình cảm nào dối với quê hương: Tình yêu thiên nhiên, tình yêu người lao động hay tình yêu đất nước dân tộc? ( Có all các tcảm này, nhưng rõ nhất là t/yêu cảnh vật và người lđộng ở quê hương)
GV liên hệ thực tế: Trong thực tế nơi quê ta đang ở cũng có những người lao động trên sông nước như nghề chày lưới, đánh cá… trên sông lớn. Có những khi họ phải cố gắng vượt qua những cơn giông gió, cơn bão lớn để mang cá về bán lấy tiền,làm nguồn thu nhập cho gia đình.
Qua văn bản “Vượt thác” em rút ra được bài học gì?
III. Tổng kết:
Ghi nhớ SGK Tr41
IV. Luyện tập:
Nêu nõ nét đặc sắc của ph/cảnh th/nhiên được miêu tả ở hai bài “ Sông nước Cà Mau” và “ Vượt thác”.
4. Củng cố:
- Hãy kể lại tóm tắt văn bản “Vượt thác”
- Đọc phần đọc thêm ở SGK.
5. Hướng dẫn HS học ở nhà:
- Học thuộc ghi nhớ bài “Vượt thác”
- Soạn bài tiếp theo “So sánh” theo các câu hỏi SGK.
+ Các kiểu so sánh.
+ Tác dụng của phép so sánh.
*Rút kinh nghiệm :
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn: 08/02/2009
Tiết 86
SO SÁNH (tt)
I. Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
Các kiểu so sánh và tác dụng của so sánh.
II. Lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu: (Trực tiếp):
3. Tiến trình thực hiện các hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
HĐ 1: GV: Em hãy nhắc lại những từ so sánh đã học ở tiết trước?
HS: Như, như là, bằng, giống như, dường như, hơn, ……
GV: Em hãy đọc khổ thơ của “Trần Quốc Minh”? (ở bảng phụ)
GV đọc lại 1 lần nữa
GV: Trong khổ thơ trên, em có thấy các từ so sánh ấy không?
HS: Không có các từ ấy.
GV: Vậy, chúng ta sẽ tiếp tục tìm những từ so sánh khác của phép so sánh.
GV: Trong khổ thơ ấy, có mấy phép so sánh? Đó là những phép so sánh nào? Hãy chỉ rõ từ so sánh ở mỗi phép so sánh?
HS: Có 2 phép so sánh.
Phép so sánh 1: Vế A: Những ngôi sao
Vế B: Mẹ đã thức
Từ so sánh: Chẳng bằng
Phép so sánh 2: Vế A: Mẹ
Vế B: Ngọn gió
Từ so sánh: Là
GV: Từ ngữ chỉ ý so sánh trong các phép so sánh trên có gì khác nhau?
(HSTL)
HS: Từ so sánh “chẳng bằng” so sánh vế A không ngang bằng vế B
Từ so sánh “Là” so sánh vế A bằng vế B
I. Các kiểu so sánh:
GV: Vậy, có mấy kiểu so sánh? Đó là gì?
HS 2 kiểu: ngang bằng và không ngang bằng
Em hãy tìm thêm những từ ngữ chỉ ý so sánh ngang bằng (Có thể gợi ý HS tìm bằng những ví dụ)
HS: là, như, chừng như, bao nhiêu, …… bấy nhiêu.
Có 2 kiểu so sánh
- So sánh ngang bằng.
GV: Em hãy cho 1 ví dụ dùng từ chỉ ý so sánh ngang bằng.
HS: chẳng bằng, còn hơn, hơn, không bằng, ……
VD: Gió thổi là chổi trời
- So sánh không ngang bằng
Em hãy cho 1 ví dụ dùng từ chỉ ý so sánh không ngang bằng
VD: Thà rằng ăn bát cơm rau
Còn hơn cá thịt nói nhau nặng lời.
HĐ 2:
GV: Em hãy đọc đoạn văn của (Khái Hưng)
GV: Em hãy tìm những câu văn có dùng phép so sánh?
GV gợi ý HS tìm
Sự vật nào được đem ra so sánh
HS: Sự vật được đem ra so sánh: Những chiếc lá
Hoàn cảnh: đã rụng
Hãy phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc đoạn văn?
HS: Đoạn văn hay, giàu hình ảnh và xúc động, trân trọng ngòi bút tài hoa của tác giả.
Em có được cảm xúc ấy là nhờ đâu?
HS: Nhờ vào tác giả sử dụng phép so sánh một cách linh hoạt.
Vậy dùng phép so sánh có tác dụng gì?
HS: Đọc ghi nhớ SGK Tr42
II. Tác dụng của so sánh:
*Ghi nhớ: SGK Tr42
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
HĐ 3:
1. Hãy xác định yêu cầu của bài tập 1
GV HD HS phân tích tác dụng.
III. Luyện tập:
1. Chỉ ra phép so sánh, cho biết chúng thuộc kiểu nào, phân tích tác dụng gợi hình, gợi cảm của 1 phép so sánh mà em thích.
a. Tâm hồn tôi là 1 buổi trưa hè
Từ so sánh: Là à so sánh ngang bằng.
b. Chưa bằng …… bầm.
Chưa bằng …… sáu mươi
Từ so sánh: Chưa bằng à so sánh không ngang bằng
c. Như nằm …… mộng
Ấm hơn …… hồng
Từ so sánh: Như à so sánh ngang bằng
Từ so sánh: Hơn à so sánh không ngang bằng
2. HS đọc câu hỏi và xác định yêu cầu của bài tập 2
2. Tìm những câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài “Vượt thác”.
- Thuyền rẻ sóng …… như đang nhớ núi rừng ……
- Núi cao như đột ngột hiện ra ……
- Những động tác …… nhanh như cắt, ……
- Dượng Hương Thư như pho tượng đồng đúc …… giống như …… hùng vĩ.
- …… những cây to …… như những cụ già.
Em giải thích hình ảnh so sánh nào? Vì sao?
HS nêu yêu cầu của bài tập 3
GV HD HS tự viết
3. Viết đoạn văn (3à5 câu)
Tả Dượng Hương Thư đưa thuyền vượt qua thác dữ.
4. Củng cố:
- Có mấy kiểu so sánh?
- Sử dụng phép so sánh có tác dụng gì?
5. Hướng dẫn học bài:
- Học thuộc cả 2 phần ghi nhớ SGK Tr42.
- Soạn bài tiếp theo “Phương pháp tả cảnh” theo các câu hỏi SGK.
*Rút kinh nghiệm :
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn: 08/02/2009
Tiết 87
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(PHẦN TIẾNG VIỆT)
RÈN LUYỆN CHÍNH TẢ
I. Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
Viết đúng những tiếng, những từ chứa các âm, vần dễ mắc lỗi.
II. Lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: 1. Câu “Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ” đã sử dụng cách so sánh nào?
a. So sánh ngang bằng b. So sánh không ngang bằng.
2. “Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ”. (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
Đoạn văn trích trên có bao nhiêu phép so sánh?
a. 1 phép so sánh b. 2 phép so sánh c. 3 phép so sánh d. 4 phép so sánh
2. Giới thiệu: (Trực tiếp):
3. Tiến trình thực hiện các hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
GV: Giới thiệu sơ lược về nội dung luyện tập để HS nắm
I. Nội dung luyện tập:
GV: Đọc đoạn cuối của văn bản “Vượt thác”
HS: Nghe – viết
II. (Thực hành) Hình thức luyện tập:
1. Viết những đoạn, bài chứa các âm, thanh dễ mắc lỗi:
a. Nghe – viết
HS: Nhớ – viết
b. Nhớ – viết
GV đọc một đoạn văn trong các văn bản đã học để hs nghe viết và tự mình tìm ra những lỗi sai khi đối chiếu với vbản ở SGK
2. Làm bài tập chính tả:
a. Điền 1 chữ cái vào chỗ trống:
- ……ắng vẻ, ……ủi ro, hiếm h……, tr…… tréo, t…… tòi, ba…… bạc, …
- Điền (một) dấu thanh vào các từ sau:
Ha hê, ngu nghê, gơ gạc, lăng lơ, hóm hinh, quạnh que, lặng le, ……
b. Điền cả một tiếng hoặc một từ chứa âm c / t, v / d
- chen ………, đông ………, ……… rích, răng ………, quấn ………
- dai ………, anh đội ………
c. Tìm từ:
3. Lập sổ tay chính tả.
- Ở văn bản “Bức tranh của em gái tôi”:
- Ở vb “ Vượt Thác”:
4.Củng cố:
- Đối với các tỉnh miền Bắc ta cần phải viết đúng các phụ âm đầu nào là thường dễ mắc lỗi?
- Đối với các tỉnh miền Trung, miền Nam ta cần phải viết đúng các phụ âm đầu nào là thường dễ mắc lỗi?
5. Hướng dẫn học bài:
Soạn bài tiếp theo “Phương pháp tả cảnh” theo các câu hỏi SGK.
*Rút kinh nghiệm :
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn: 08/02/2009
Tiết 88
PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH
I. Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
Biết cách viết 1 bài văn, đoạn văn tả cảnh theo một thứ tự nhất định.
II. Tiến trình dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu: (Trực tiếp):
3. Tiến trình thực hiện các hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
HS đọc văn bản a) SGK Tr45
GV: Ở văn bản này t/giả tả dượng Hương Thư đang làm gì?
HS: Dượng Hương Thư chống thuyền, vượt thác.
GV: Tại sao qua hình ảnh dượng Hương Thư, ta có thể hình dung được cảnh sắc ở khúc sông có nhiều thác dữ?
HS: Bởi vì dượng Hương Thư đã đem hết gân sức, tinh thần để chiến đấu cùng thác dữ.
I. Phương pháp viết văn tả cảnh :
* Văn bản a:
- Tả dượng Hương Thư chống thuyền, vượt thác
- Người vượt thác đã đem hết gân sức, tinh thần để chiến đấu cùng thác dữ. (à Hai hàm răng cắn chặt, ……)
GV: T/giả tả hình ảnh dượng Hương Thư được miêu tả qua những chi tiết nào? (Về ngoại hình và động tác)
HS: Hai hàm răng, cắn chặt, cặp mắt nảy lửa, quai hàm bạnh ra, bắp thịt cuồn cuộn như hiệp sĩ …… oai linh ………
HS đọc văn bản b
GV: Văn bản b) tả quang cảnh gì?
Người viết đã miêu tả cảnh vật ấy theo một trình tự nào?
Trình tự miêu tả như thế có hợp lí không? Vì sao?
HS: Hợp lí vì người tả đang ngồi trên thuyền xuôi từ kênh ra sông.
* Văn bản b:
- Tả cảnh sắc một vùng sông nước Cà Mau – Năm Căn
- Theo trình tự: Từ dưới mặt sông nhìn lên bờ; từ gần đến xa.
HS đọc văn bản c
GV: Văn bản c) có 3 phần rõ rệt, em hãy chỉ ra 3 phần đó và nêu tóm tắt ý của mỗi phần?
GV: 3 phần của đoạn là dàn ý đoạn.
Dàn ý của 1 bài văn gồm mấy phần? Đó là gì?
Vậy dàn ý 1 đoạn văn cũng như thế , đó là Mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.
* Văn bản c:
GV: Phần mở đầu từ đâu đến đâu? Nội dung chính là gì?
- Mở đoạn: Từ đầu à màu của luỹ: Tả khái quát về tác dụng, cấu tạo, màu sắc của luỹ tre làng.
Phần 2 là đâu? Ý của phần 2 là gì?
- Thân đoạn: Từ “Luỹ ngoài cùng …… không rõ! ……”
à Tả kỉ 3 vòng của luỹ tre.
Phần 3 là gì? Tóm tắt ý của phần 3?
- Kết đoạn: Phần còn lại
à Tả măng tre dưới gốc.
GV: Từ dàn ý đó, em hãy nhạn xét trình tự miêu tả của tác giả?
- Nhận xét trình tự miêu tả: Từ khái quát à cụ thể.
Trình tự miêu tả như thế là thuộc trình tự thời gian hay không gian?
Từ ngoài vào trong (trình tự không gian)
Vậy, khi muốn tả một cảnh ta cần phải theo một phương pháp như thế nào? Bố cục thường gồm mấy phần?
* Ghi nhớ: SGK Tr47
GV yêu cầu đọc cau hỏi bài tập 1
II. Luyện tập phương pháp viết văn tả cảnh và bố cục tả cảnh :
1. Nếu tả cảnh lớp học trong giờ làm tâïp làm văn, em sẽ miêu tả theo trình tự:
a. Những hình ảnh cụ thể tiêu biểu:
- Cảnh HS nhận đề – Một vài gương mặt tiêu biểu.
- Cảnh HS chăm chú làm bài
- GV trong khi HS làm bài, cảnh thu bài; cảnh bên ngoài lớp học (sân trường, gió, cây, ……)
b. Theo trình tự: Từ ngoài và
File đính kèm:
- Tuan 21-22.doc