Bài giảng Ngữ văn 6: Tóm tắt tác phẩm văn học

Chuyện Con Rồng cháu Tiên

Ngày xửa ngày xưa, trên vùng đất Lạc Việt, có một vị thần tên là LLQ, con trai của thần Long Nữ. LLQ sống nơi thuỷ cung, đôi khi lên cạn đi chơi đây đó.

 

ppt55 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1386 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Ngữ văn 6: Tóm tắt tác phẩm văn học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường : THCS Dương Nội Hà Đông – Hà Tây Lạc Long Quân (Nòi Rồng, tài giỏi, khoẻ mạnh) Âu Cơ (Tiên trên núi, Xinh đẹp, hiền dịu) Kết duyên Bọc trăm trứng (100 con trai) 50 con lên rừng 50 con xuống biển Con trưởng – Vua Hùng I Đoàn kết như một nhà, tương trợ lẫn nhau ệ CHUYỆN CON RỒNG CHÁU TIÊN BÀI 1 Chuyện Con Rồng cháu Tiên Ngày xửa ngày xưa, trên vùng đất Lạc Việt, có một vị thần tên là LLQ, con trai của thần Long Nữ. LLQ sống nơi thuỷ cung, đôi khi lên cạn đi chơi đây đó. Thần nòi rồng, rất tuấn tú, sức khoẻ vô địch, lắm phép lạ. Thần đã diệt trừ Ngư Tính, Hồ Tinh, Mộc Tinh, những yêu quái ghê gớm. Thần đã dậy dân trồng trọt, chăn nuôi, đánh cá, săn bắt và cách ăn ở. Thuở ấy, ở vùng núi cao phương Bắc có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông xinh đẹp tuyệt trần. Nàng du ngoạn đến Lạc Việt, miền đất lắm hoa thơm cỏ lạ. Âu Cơ gặp LLQ, kẻ mến sắc, người mến tài, mà nên vợ nên chồng, chung sống ở cung điện Long Trang, thuộc đất Phong Châu ngày nay. - Hơn một năm sau, Âu Cơ có mang đẻ ra một cái bọc có 100 trứng nở ra 100 đứa con trai, khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. LLQ lại trở về thuỷ cung. Năm tháng trôi đi…. một hôm họ chia tay nhau. 50 người con theo cha xuống biển và 50 người con theo mẹ lên núi, chia nhau cai quản các phương. Hễ có việc đại sự thì giúp đỡ lẫn nhau đừng quen lời hẹn ước. Người con trưởng được lên làm vua lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu. Con cháu nối truyền ngôi mười mấy đời làm rạng rỡ nước Văn Lang. Từ huyền thoại trăm trứng này mà nhân dân ta tự hào nói đến nguồn gốc mình là con cháu Rồng cháu Tiên. Bánh chưng bánh giầy Hùng Vương có hai mươi người con trai. Vua về già quyết định mở cuộc thi tài làm cỗ cúng trời đất và Tiên Vương, chọn người xứng đáng nối ngôi. Các lang đua nhau làm cỗ thật hậu, thật ngon. Riêng Lang Liêu- con trai thứ mười tám của Vua Hùng, người thiệt thòi nhất so với các lang khác được thần báo mộng, bày cách lấy gạo nếp làm bánh. Lang Liêu đã sáng tạo ra hai loại bánh hình vuông và hình tròn. Kết quả, vua đã chọn hai thứ bánh đó để tế Trời Đất cùng Tiên Vương và truyền ngôi cho Lang Liêu. Từ đó, nước ta có tục làm bánh chưng, bánh giầy ngày Tết cổ truyền của dân tộc. BÀI 2 Thánh Gióng Truyện kể về người anh hùng làng Gióng đánh tan giặc Ân vào thời Hùng Vương thứ sáu.Gióng ra đời rất kì lạ:bà mẹ dẫm phải vết chân lạ, mang thai mười hai tháng sinh ra cậu bé khôi ngô, hồng hào đặt tên là Gióng. Gióng lên ba vẫn không nói không cười. BÀI 3 Nhưng khi nghe tiếng của sứ giả đi tìm người tài giỏi cứu nước thì bỗng cất tiếng nói xin đi đánh giặc. Rồi chú bé lớn nhanh như thổi. Mẹ Gióng nuôi không nổi, bà con trong làng góp gạo nuôi chú vì ai cũng muốn chú lớn nhanh để đi giết giặc. Khi giặc đến, Gióng vùng dậy, vươn vai một cái bỗng thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ nhẩy lên lưng ngựa sắt, ngựa phun lửa phi thẳng ra chiến trường. Tráng sĩ vung roi quất giặc chết như ngả rạ. Roi sắt gẫy, Gióng nhổ tre bên đường đánh tiếp. Dẹp tan giặc Ân, Gióng cưỡi ngựa lên đỉnh núi Sóc, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Vua nhớ ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà. SƠN TINH THUỶ TINH Vua Hùng kén rể (Sự việc khởi đầu) Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn, cả hai đều tài giỏi. Vua Hùng ra điều kiện chọn rể (Sự việc phát triển) ST mang lễ vật đến trước, cưới được MN TT không cưới được vợ, nổi giận dâng nước đánh ST. Giao tranh quyết liệt (Sự việc cao trào) Sự việc kết thúc Thủy Tinh thua Oán nặng thù sâu, hàng năm TT lại dâng nước đánh ST, nhưng đều thua BÀI 4 Vua Hùng thứ mười Tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính tình thuỳ mị nết na. Năm Mị Nương 18 tuổi, vua cha mở cuộc kén rể chọn người tài giỏi. ST, chúa vùng non cao, TT, chúa vùng nước thẳm đều đến cầu hôn, cả hai đều tài giỏi. Vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai bèn ra điều kiện kén rể. Tờ mờ sáng hôm sau, ST mang lễ vật đến trước, cưới được Mị Nương, Thuỷ Tinh đến sau không cưới được vợ, tức giận dâng nước đánh ST. Cuộc giao tranh diễn ra quyết liệt. Thuỷ Tinh thua đành rút quân về. Từ đó, oán nặng thù sâu, hằng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh ST, nhưng đều thua. Bài 5 ĐÊM HỒ GƯƠM RÙA VÀNG ĐÒI LẠI GƯƠM THẦN SỰ TÍCH HỒ GƯƠM Thế kỉ XV, quân Minh sang xâm lược nước ta. Chúng coi dân ta như cỏ rác và làm nhiều điều bạo ngược khiến thiên hạ căm giận đến tận xương tuỷ. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn tỉnh Thanh Hoá, nghĩa quân dựng cờ khởi nghĩa nhưng vì thế lực còn non yếu nên thua trận liên tiếp. Thấy vậy, Long Quân quyết định cho họ mượn thanh gươm thẦn để giết giặc. Thanh gươm thần được người đánh cá tên là Lê Thận một lần đi kéo lưới ở bến sông vớt lên. Ông đem gươm về cất ở xó nhà rồi gia nhập nghĩa quân Lam Sơn và sau này trở thành người tâm phúc của Lê Lợi. Nhân một lần đến nhà Lê Thận, khi gặp chủ tướng Lê Lợi thì lưỡi gươm sáng rực lên hai chữ Thuận Thiên (thuận theo ý trời). Lưỡi gươm ấy tra vào với chuôi gươm nạm ngọc ở trên rừng thì vừa như in. Từ khi có gươm thiêng, nhuệ khí của nghĩa quân ngày càng tăng tiến, đánh đâu thắng đấy, quân giặc bạt vía kinh hồn. Đánh tan quân xâm lược, non sông trở lại thanh bình, Lê Lợi lên ngôi vua, đóng đô ở Thăng Long. Một ngày nọ, vua Lê cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng trước kinh thành. Nhân dịp này, Long Quân sai Rùa VÀng đòi lại gươm thần. Lê Lợi hiểu ý thần linh trao gươm cho Rùa Vàng ngậm thanh gươm báu, lặn xuống đáy hồ sâu. Sau việc Lê Lợi trả gươm cho Long Quân, hồ Tả Vọng được đổi tên là Hồ Gươm (hay hồ Hoàn Kiếm) Bài 6 SỌ DỪA Ở một làng nọ, có hai vợ chồng đã già mà chưa có con. Sau khi uống nước mưa đọng trong chiếc sọ dừa dưới một gốc cây rừng, người vợ có thai và sinh ra đứa con chỉ có đầu mà không có chân tay bèn đặt tên là Sọ Dừa. Sọ Dừa đến ở nhà Phú ông, cậu chăn bò rất giỏi. Cô gái Út nhà Phú ông đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế và cô đem lòng yêu mến Sọ Dừa. Sọ Dừa có đủ đồ sính lễ để cưới cô Út nhà Phú ông. Chàng đã trút bỏ cái lốt xấu xí, hiện thành một chàng trai khôi ngô, tuấn tú, học giỏi, thi đỗ trạng nguyên. Trước khi đi sứ, chàng đã tìm cách bảo vệ an toàn cho vợ qua cơn hoạn nạn. Khi chàng trở về, trong tiệc đoàn viên, hai cô chị độc ác vì quá xấu hổ nên đã bỏ đi biệt xứ. Bài 7 Thạch Sanh là thái tử của Ngọc Hoàng, được phải xuống trần gian đầu thai làm con hai vợ chồng già hiếm muộn. Người vợ có mang đến mấy năm mà chưa sinh nở. Người chồng qua đời. Mãi sau người vợ mới sinh được một cậu con trai. Thạch Sanh rất to lớn, khoẻ mạnh. Cha mẹ Thạch Sanh mất sớm. Thạch Sanh sống một mình nơi ven rừng, dưới một cây đa cổ thụ. Thạch Sanh nghèo lắm, chỉ có một cái rìu để đốn củi đem đổi lấy gạo ăn, và một chiếc khố. Tuy nghèo nhưng Thạch Sanh rất vui vẻ và tử tế, hay giúp đỡ mọi người. Thạch Sanh có một người bạn tên là Lý Thông. Lý Thông ở gần chợ với một người mẹ già. Lý Thông tính tình rất gian xảo, hay lường gạt. Thạch Sanh thường đến nhà Lý Thông chơi vì cha mẹ mất sớm, Thạch Sanh thương mến mẹ Lý Thông như mẹ của mình và coi Lý Thông như anh ruột, gọi là anh kết nghĩa Nơi làng Lý Thông ở có một con xà tinh rất hung dữ. Nhà vua đã nhiều lần sai quân lính tới giết nó nhưng không sao giết nổi. Nhà vua đành phải xây cho nó một cái miếu thờ và mỗi năm phải hứa cúng cho nó một người để nó ăn thịt. Được như vậy nó mới không phá phách và để yên cho dân chúng làm ăn. Mỗi năm, người ta bốc thăm, ai trúng thì bị làm mồi cho xà tinh ăn. Nhà vua hứa ai giết được xà tinh sẽ ban thưởng. Rủi cho Lý Thông, anh ta bị rút thăm trúng làm người đem cúng cho xà tinh ăn thịt. Biết Thạch Sanh là người thật thà lại ở ven rừng không biết nhiều tin tức, Lý Thông nghĩ cách gạt em kết nghĩa của mình. Lý Thông mời Thạch Sanh đến nhà ăn cơm. Sau khi ăn xong, Lý Thông rót rượu mời Thạch Sanh uống rồi nói: - Tối nay đến phiên anh phải canh gác miếu xà tinh nhưng mẹ anh lại không khoẻ trong người, anh nhờ chú đi thế giùm được không? Vốn thương mến mẹ con Lý Thông, Thạch Sanh Sẵn sàng đi thế. Nửa đêm, xà tinh tới miếu để ăn thịt người. Một luồng gió hôi tanh thổi lên, cây cối ngã rào rào. Thạch Sanh bỗng trông thấy một con rắn lớn hả miệng hung dữ. Thạch Sanh vội giơ rìu lên chém. Sau một trận đánh, Thạch Sanh giết được xà tinh. Anh ta chặt lấy đầu rồi nổi lửa đốt xác. Xác xà tinh cháy rụi. Từ trong đám tro bỗng hiện ra một cây cung và mấy mũi tên bằng vàng. Thạch Sanh đeo cung tên vào người rồi xách đầu xà tinh đem về. Hai mẹ con Lý Thông đang ngủ say, yên trí là Thạch Sanh đã bị xà tinh ăn thịt mất rồi. Nghe tiếng Thạch Sanh gọi cửa, hai người sợ hãi tưởng là hồn ma Thạch Sanh về báo oán. Lý Thông vội quì xuống nói: - Xin chú hãy tha cho tôi. Mẹ con tôi hứa sẽ lễ cầu siêu và mỗi năm cúng giỗ cho chú. Thạch Sanh nghe vậy, biết là Lý Thông gạt mình. Nhưng vốn tốt bụng, Thạch Sanh không giận, nói: - Em vẫn còn sống đây mà. Xà tinh đã bị em giết chết đem đầu về đây. Lý Thông thấy Thạch Sanh không có vẻ giận, vội mở cửa cho Thạch Sanh vào. Qua cơn hoảng sợ, Lý Thông nghĩ ngay ra được cách gạt Thạch Sanh. Anh ta làm ra vẻ sợ hãi, lo lắng: - Chết! Chú không biết là con xà tinh này đã được vua phong thần hay sao mà giết nó. Chú mang tôi to lắm rồi, phải trốn ngay đi. Thạch Sanh tưởng thật, vội trốn vào rừng. Còn Lý Thông mang đầu xà tinh lên kinh đô báo tin cho vua biết chính mình đã giết được xà tinh. Nhà vua mừng rỡ, ban thưởng cho Lý thông nhiều vàng bạc và phong cho hắn chức một quan võ. Bấy giờ công chúa con vua muốn kén phò mã, bảng yết khắp dân gian, điệp gửi cùng các nước, nhưng không chọn được ai vừa ý. Một hôm công chúa đi dạo vườn hoa, bỗng con yêu tinh Ðại bàng sà xuống cắp đi mất. Tình cờ đại bàng bay ngang trên cây đa có Thạch Sanh đang ngồi thẫn thờ dưới gốc cây. Thạch Sanh thấy vậy, liền gương cung bắn một phát trúng ngay vào cánh. Nhưng đại bàng rút tên ra rồi tiếp tục bay đi, Thạch Sanh lần theo vết máu đỏ, thấy đại bàng chui vào một cái hang rất kiên cố. Chàng đánh dấu lối vào hang và trở về. Khi nghe tin công chúa bị yêu quái cắp đi mất tích nhà vua đau lòng xót ruột, truyền cho lý Thông đi tìm, hứa tìm được sẽ gả công chúa và truyền ngôi cho. Lý Thông vừa mừng vừa lo, bèn lập mưu mở hội hát xướng trong mười ngày, sức cho nhân dân đến xem mục đích để dò hỏi nghe ngóng tin tức. Tám chín ngày đã qua, mà không nghe ai nói một lời gì về chuyện đại bàng bắt người cả. Tin Lý Thông mở hội hát xướng đồn đến tai Thạch Sanh, chàng lần về thăm, gặp Thạch Sanh, Lý Thông tỏ mối lo không tìm được công chúa. Thạch Sanh thật thà mà kể lại về việc bắn trúng cánh chim. Lý Thông mừng lắm, lập tức nhờ Thạch Sanh dẫn đường, mang lính đến nơi sào huyệt của yêu quái. Thạch Sanh tình nguyện xuống hang tìm công chúa hộ bạn. Xuống tới đáy hang, Thạch Sanh đốt đuốc lên và dò tìm theo dấu máu khô tới một căn phòng. Thạch Sanh trông thấy một cô gái đang ngồi rầu rĩ trước cửa. Đoán chừng là công chúa, Thạch Sanh nói: - Xin công chúa đừng sợ. Hãy đi theo tôi.   Công chúa cho Thạch Sanh biết Đại Bàng có tài biến hóa và rất hung dữ. Nó bị mũi tên vàng của Thạch Sanh băn trúng, bị thương nặng đang nằm trong phòng. Thạch Sanh dẫn công chúa đến chỗ dây thòng, cột dây vào người công chúa rồi giật dây báo hiệu cho Lý Thông kéo lên. Không ngờ Lý Thông thấy đã cứu được công chúa bèn thu dây lại, không thả xuống cho Thạch Sanh lên nữa. Lý Thông lại sai lính khiêng đá to lấp cửa hang luôn Thạch Sanh dò dẫm trong hang tìm lối ra. Nơi một ngõ ngách, Thạch Sanh thấy một cái cũi sắt, trong có một người con trai đang ngồi rầu rĩ. Thạch Sanh hỏi chuyện. Chàng ta nói: - Tôi là Thái Tử con vua Thủy Tề. Tôi bị Đại Bàng bắt giam ở đây đã lâu. Cũi này làm cho phép của tôi hết hiệu lực. Nhờ người cứu giùm. Thạch Sanh phá cũi cho Thái Tử ra. Nhờ phép thần thông của Thái Tử giúp, Thạch Sanh ra được khỏi hang. Thái Tử dắt Thạch Sanh xuống thủy cung gặp vua Thủy Tề. Vua Thủy Tề cảm ơn Thạch Sanh đã cứu con mình, tặng cho Thạch Sanh một cây đàn thần và đưa Thạch Sanh trở lên mặt đất Thạch Sanh về kinh đô tìm Lý Thông để hỏi cho ra lẽ tại sao lại đối xử với mình thật xấu. Nào ngờ, Lý thông đổ cho Thạch Sanh tội ăn cắp vàng bạc rồi giam vào ngục. Trước đó, anh ta đã cho công chúa uống thuốc làm cho câm để công chúa khỏi kể chuyện lại với vua cha. Anh ta tự nhận là mình đã cứu được công chúa và giết chết Đại Bàng. Vua tưởng thật, thưởng cho anh ta thật nhiều vàng bạc và cho làm quan to. Thạch Sanh bị giam trong ngục bèn lấy đàn thần ra gẩy. Tiếng đàn thần vang tới tai Lý Thông thì nghe như những lời trách móc kẻ hại người. Tiếng đàn lọt vào cung cấm đến tai công chúa thì nghe như những lời than. Công chúa tự nhiên hết câm, đi tìm vua cha. Công chúa cho vua biết chính Thạch Sanh mới là người cứu mình. Vua cho thả Thạch Sanh khỏi ngục và bắt giam Lý Thông chờ ngày xử tội. Thạch Sanh là người tốt bụng, quì xuống xin vua tha tội cho Lý Thông. Mẹ con anh ta bị đuổi về làng cũ. Giữa đuờng đi, cả hai bị sét đánh chết. Thạch Sanh đuợc vua gả công chúa. Khi vua chết, Thạch Sanh nối ngôi làm vua. Thạch Sanh là một ông vua tài giỏi và nhân đức, đem lại hạnh phúc cho toàn dân. BÀI 8 EM BÉ THÔNG MINH Ngày xưa, nhà vua sai một viên quan đi tìm người tài giỏi để triệu về kinh đô. Viên quan tìm khắp nơi mà chưa thấy ai lỗi lạc. Đến làng nọ, viên quan gặp hai cha con người nông dân đang làm ruộng. Sau cuộc đối đáp với chú bé, viên quan tin chắc chú là người cần tìm, vội phi ngựa về tâu vua. Nhà vua kín đáo thử tài chú bé. Hai cha con chú bé tìm đường vào kinh đô. Chú bé vượt qua mấy lần thử tài của nhà vua một cách dế dàng. Sau đó chú bé giúp nhà vua và triều đình giải được câu đố hiểm hóc của sứ thần nước láng giềng (xỏ sợi chỉ qua đường ruột ốc). Nhà vua và cả triều đình khâm phục trí thông minh kì lạ của chú bé. Chú bé được vua phong chức trạng nguyên và ban cho một dinh thự trong cung. Chú trở thành người giúp vua rất đắc lực trong việc cai trị đất nước. BÀI 9 ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG Ngày xưa có hai vợ chồng người đánh cá già sống rất nghèo khổ. Một hôm, ông lão kéo lưới bắt được một con cá vàng. Cá vàng van xin ông lão thả ra, ông lão muốn gì sẽ được nấy. Mụ vợ tham lam bắt ông lão phải phải ra biển năm lần gọi cá vàng để thực hiện những điều mụ yêu cầu: một cái máng lợn mới, một toà nhà đẹp, đòi làm nhất phẩm phu nhân, làm nữ hoàng. Lòng tham vô tận, mụ muốn làm Long Vương ngự trị trên mặt biển để bắt cá vàng hầu hạ. Cá vàng tức giiận, bắt mụ trở về cuộc sống nghèo khổ như xưa. BÀI 10 Ếch ngồi đáy giếng Vì sống lâu trong một cái giếng nhỏ hẹp nên ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung, còn nó thì oai như một vị chúa tể. Một năm nọ trời mưa to, nước giếng tràn bờ đưa ếch ra ngoài. Quen thói cũ, nó nhâng nháo đưa mắt nhìn lên bầu trời, chẳng thèm để ý gì đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp. BÀI 11 THẦY BÓI XEM VOI Truyện kể về cuộc xem voi của năm thầy bói mù. Chưa ai biết về voi nên nhân buổi ế hàng, nghe nói có voi đi qua, họ bèn chung tiền biếu người quản voi, xin cho voi dừng lại để cùng xem. Mỗi thầy nhận thức về hình dáng của con voi một khác dẫn đến cuộc tranh luận bất phân thắng bại, thậm chí xô xát, đánh nhau toác đầu, chảy máu. BÀI 12 ĐEO NHẠC CHO MÈO Tự bao giờ mèo cứ xơi chuột mãi nên mới đẻ ra là chuột đã sợ mèo rồi. Một hôm cả làng chuột đã có một cuộc họp mặt lạ lùng để bàn cách chống lại mèo. - Chuột cống có sáng kiến đeo nhạc cho mèo để mèo đi đến đâu, chuột sẽ biết trước mà tránh. Cả họ nhà chuột đồng tình với sáng kiến đó nhưng không ai dám đi đeo nhạc vào cổ mèo, cứ du đẩy cho nhau. Cuối cùng Chuột Chù ì ạch phải nhận việc này. Nhưng mới trông thấy mèo, chú đã sợ run cả mình. Thấy Mèo giơ nanh vuốt, chú cắm đầu bỏ chạy về báo cả làng hay, cả làng bỏ chạy tán loạn. Từ đó chuột mãi mãi khiếp sợ mèo. BÀI 13 TREO BIỂN Có một cửa hàng bán cá làm cái biển đề mấy chữ to tướng: Ở ĐÂY CÓ BÁN CÁ TƯƠI Có bốn người khách qua đường góp ý về nội dung của tấm biển. Mỗi người đều góp ý theo cách “nghĩ gì nói đấy”. Ông chủ nghe theo cứ bỏ dần từng chữ và cuối cùng thì cất luôn cái biển. BÀI 14 CON HỔ CÓ NGHĨA

File đính kèm:

  • pptTom tat tac pham van hoc tu su.ppt