1/Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của bài thơ:
- “Chiều tối” là bài thơ thứ 31 của tập thơ “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh.
-Bài thơ được ra đời trên đường Bác bị chuyển lao từ nhà ngục Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo, qua một vùng sơn cước vào lúc chiều tối .
16 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 407 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn 12 Tiết 87 - Đọc văn Chiều tối ( Hồ Chí Minh), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 87 - Đọc văn CHIỀU TỐI( Hồ Chí Minh)I /TÌM HIỂU CHUNG1/Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của bài thơ: - “Chiều tối” là bài thơ thứ 31 của tập thơ “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh.-Bài thơ được ra đời trên đường Bác bị chuyển lao từ nhà ngục Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo, qua một vùng sơn cước vào lúc chiều tối .Hồ Chí Minh1890- 1969 Bản đồ bị chuyển lao của Bác qua các nhà tù của Tưởng Giới Thạch ở tỉnh Qủang Tây – Trung Quốc2. Tìm hiểu bản dịch thơNguyên tácBản dịch thơQuyện điểu quy lâm tầm túc thụ,Cô vân mạn mạn độ thiên không;Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng. -Hồ Chí Minh-Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không;Cô em xóm núi xay ngô tối,Xay hết, lò than đã rực hồng. - Nam Chân– (dịch)+ Câu 2: Bản dịch đã bỏ rơi nghĩa cô lẻ của đám mây ”mạn mạn“ là chậm chậm chứ không phải là trôi nhẹ+ Câu 3: Nguyên tác không nói tối, bản dịch thêm chữ tối làm mất đi vẻ tự nhiên trong sáng tạo của BácSo vôùi nguyeân taùc baûn dòch thô coù ñieåm naøo chöa phuø hôïp? 3/ Thể loại và bố cục của bài thơ: - Thể thơ : Thất ngôn tứ tuyệt.- Bố cục : 2 phần + Hai câu đầu : Bức tranh thiên nhiên. + Hai câu sau : Cảnh sinh hoạt của con người.II/ ĐỌC HIỂU1. Đọc và giải nghĩa chú thích: - Đọc diễn cảm : đúng nhịp thơ, giọng chậm rãi thể hiện phong thái khoan thai, thoáng chút vui thể hiện tinh thần lạc quan của thi nhân ở câu cuối . Đặc biệt kết thúc bài thơ , ở chữ “hồng” đọc hơi to và kéo dài. - Giải thích các từ khó : + Quyện : + Mạn mạn : + Dĩ hồng : * Căn cứ vào hoàn cảnh ra đời ,thể loại và nội dung của bài thơ, em hãy nêu cách đọc bài thơ? Mỏi mệt, rã rờichậm chậmrực hồng2. Phân tích : a.Hai câu đầu : Bức tranh thiên nhiên trên đường bị chuyển lao - Cảnh thiên nhiên lúc chiều tàn được hiện lên thật đẹp, mênh mông, nhưng buồn và tĩnh lặng: + Hình ảnh cánh chim chiều về rừng tìm chốn ngủ. + Chòm mây lẻ loi, trôi chậm chậm giữa bầu trời. Chỉ vài nét chấm phá, Bác đã vẽ nên một không gian bát ngát, cao rộng , gợi không khí yên ả, thanh bình vào lúc trời chiều. * Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên được Bác ghi lại ở 2 câu đầu của bài thơ?* Vậy, bức tranh thiên nhiên đẹp, buồn, mênh mông tĩnh lặng ấy được nhà thơ vẽ lại bằng những hình ảnh nào? @/ Nét độc đáo trong cách cảm nhận và nghệ thuật biểu đạt của nhà thơ: * Hình ảnh thơ giàu sức liên tưởng : - Hình ảnh cánh chim chiều vừa mang ý nghĩa không gian, vừa mang ý nghĩa thời gian gợi sự liên tưởng đến hoàn cảnh của người tù đang trên đường bị giải đi trong trạng thái rã rời, mệt mỏi. - Hình ảnh chòm mây trôi chậm giữa bầu trời là một môtip nghệ thuật quen thuộc trong thơ cổ ( nó gợi cái cô độc thanh tao, cái phiêu diêu thoát tục) Tuy nhiên, chòm mây trong thơ Bác không phiêu diêu thoát tục mà nó quen thuộc , được phả hồn người, nó gợi nên cái cao rộng , trong trẻo , êm ả của một chiều thu miền sơn cước. * Sự kết hợp hài hoà giữa vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại : - Thi pháp cổ điển : Cách dùng điểm vẽ diện , lấy tĩnh tả động độc đáo của thơ cổ : + Chỉ một cánh chim, mà gợi ra một không gian êm đềm, tĩnh lặng của không gian tạo vật. + Chỉ một chòm mây mà gợi nên cái bát ngát thi vị của bầu trời - Tinh thần hiện đại : + Hình ảnh thơ cổ nhưng gần gũi , vận động hướng về sự sống . + Tâm trạng nhà thơ buồn, cô đơn, mệt mỏi nhưng không bi luỵ mà vẫn tha thiết giao hoà đồng cảm với thiên nhiên bằng những cảm nhận tinh tế. * Qua những từ ngữ, hình ảnh đã tìm hiểu , em hãy nhận xét về vẻ đẹp và tinh thần hiện đại của hai câu thơ? - Điểm nhìn của nhà thơ là bầu trời- Tả ngoại cảnh nhưng cũng chính là tâm cảnh- Sự rung động và cảm thông của Bác với cảnh vật thiên nhiên- Thể hiện một tâm hồnUng dung thư tháiTự chủ Hoàn toàn tự do=> Cảm nhận thiên nhiên sâu sắc, tinh tế trong hoàn cảnh khắc nghiệt @/ Tóm lại, hai câu thơ vừa ghi lại bức tranh thiên nhiên cao rộng, yên ả của cảnh trời chiều; vừa thể hiện tâm hồn giàu cảm xúc trước thiên nhiên và sự sống của nhà thơ. Đây chính là sự thể hiện nghị lực phi thường và cũng là chất thép của người tù Cộng Sản Hồ Chí Minh.b.Hai câu sau : Cảm nhận về cuộc sống con người. Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng - Hình ảnh cô gái xay ngô , gợi tả cảnh lao động của cô gái Trung Hoa nghèo nhưng khoẻ khoắn, đáng yêu vào lúc chiều tối nơi núi rừng heo hút . Nó đem lại cho người đi đường chút hơi ấm của sự sống, chút niềm vui trong hạnh phúc lao động vất vả mà tự do của người dân. - Hình ảnh lò than rực hồng ở cuối bài thơ trở thành điểm hội tụ của bức tranh , kết tinh ánh sáng của toàn bài thơ . Đây là tứ thơ và cũng là nhãn tự, tạo nên cái cái thần của bài thơ. * Nếu như hai câu đầunhà thơ cảm nhận thiên nhiên qua hình ảnh cánh chim chiều và chòm mây , thì ở hai câu sau , sự cảm nhận của nhà thơ về cuộc sống sinh hoạt của người dân lại được ghi lại qua những hình ảnh nào? @/ Cái hay trong nghệ thuật biểu đạt của nhà thơ: - Cách dùng điệp ngữ “ma bao túc – bao túc ma hoàn” theo lối vắt dòng từ câu 3 sang câu 4, có tác dụng :+ Diễn tả động tác lao động nặng nhọc, đều đều của cô gái xay ngô.+Sự kiên nhẫn, bền bỉ, lam làm và đời sống vất vả của người dân lao động Trung Quốc.+ Sự thu nhỏ không gian từ bầu trời cao rộng vào cảnh bếp lửa hồng.+ Sự chuyển vận của thời gian tự nhiên từ chiều sang tối qua những vòng quay của cối ngô xay.- Cách lấy sáng để tả tối, lấy không gian tả thời gian ( lấy lò than hồng để tả cảnh vào tối).- Lấy cảnh tả tình ( cảnh sinh hoạt đầm ấm của người dân Sự quan tâm và niềm tin yêu vào cuộc sống của tác giả) => Cảnh được miêu tả trong sự chuyển động từ sáng sang tối, từ buồn ( 2 câu đầu sang vui ( 2 câu sau).@/Tóm lại, từ bút pháp Đường thi chuyển sang bút pháp hiện thực , hai câu thơ thể hiện tình cảm lạc quan, yêu đời và tình yêu thương nhân dân, nâng niu tất cả chỉ quên mình của Bác trong hoàn cảnh tù đày.III/ Ghi nhớ ( sgk)VI/ Luyện tập : 1. Phân tích vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại của bài thơ.2. Theo em, bài thơ giúp ta hiểu thêm điều gì về vẻ đẹp phẩm chất – tâm hồn của tác giả?3. Khép lại trang sách, bài thơ để lại cho em những dấu ấn gì về chân dung của Bác ? Vẻ đẹp cổ điểnVẻ đẹp hiện đại- Nghiêng về cảm hứng thiên nhiên, không gian rộng lớn- Không miêu tả cụ thể mà chỉ gợi- Khai thác thi đề phổ biến (chiều tối)- Mượn cảnh để tả tìnhCó sự vận động của cảnh-Sự vận động hướng về sự sống-Nhân vật trữ tình hiện ra trung tâm của cảnh là chủ thể trong bức tranh phong cảnh
File đính kèm:
- Tiet 87 Chieu toi.ppt