Bài giảng Ngữ văn 11: Tôi yêu em - A.X Pu-skin

 A-lếch-xan-đơ Xéc-ghê-e-vích Pu-skin (1799-1837), là một hiện

tượng kỳ diệu vô song của văn học Nga và văn học Thế Giới.

 Ông được xem là “nhà cải cách vĩ đại của văn học Nga”, là “con

Người của tinh thần Nga”, là “Mặt Trời của Thi ca Nga”, người

đưa văn học Nga lên một tầng cao mới trong lịch sử phát triển của

Văn học nhân loại.

 

ppt25 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Ngữ văn 11: Tôi yêu em - A.X Pu-skin, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: THPT Nguyễn Hữu CầuGiáo viên: Phạm Nữ Thủy HằngLớp: 11b7Tổ: I Kính chào Thầy Cô và toàn thể các bạn học sinhAlexandr Puskin Mặt trời của Thi ca Nga (1799-1837)Tôi Yêu EmA.X Pu-skinA.Giới thiệuI.Tác giả A-lếch-xan-đơ Xéc-ghê-e-vích Pu-skin (1799-1837), là một hiện tượng kỳ diệu vô song của văn học Nga và văn học Thế Giới. Ông được xem là “nhà cải cách vĩ đại của văn học Nga”, là “con Người của tinh thần Nga”, là “Mặt Trời của Thi ca Nga”, người đưa văn học Nga lên một tầng cao mới trong lịch sử phát triển của Văn học nhân loại.1. Dòng dõi và gia thế-A.X. Puskin (1799-1837) sinh tại Matxcova, trong một gia đình dòng dõi quý tộc lâu đời và có truyền thống văn chương.-Là cậu bé có tài năng văn chương bẩm sinh.-Puskin tham gia trận quyết đấu vào ngày 10/2/1837 để bảo vệ danh dự và ông đã bị sát hại2. Sự nghiệp sáng tác-Gần 1000 bài thơ, hàng chục trường ca, truyện thơ, kịch thơ, tiểu thuyết bằng thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, bút kí, phê bình văn học trong đó khoảng hơn 800 bài thơ trữ tình-Đề tài: thể hiện tuyệt đẹp tâm hồn nhân dân Nga khao khát TỰ DO và TÌNH YÊU, biểu lộ lòng căm thù chế độ nông nô và yêu tự do.-Sáng tác tiêu biểu: Tự Do(1817), Bài Dao Găm (1821), Người Tù Capca (1820), Tôi Yêu Em (1829) II.Tác phẩm:1.Hoàn cảnh sáng tác-Tháng 12 năm 1828, Puskin đến Matxcova, tại đây lần đầu tiên ông gặp A.A Ô-lê-nhi-na (1812-1873)_trong vũ hội, một cô gái xinh đẹp, kém Puskin 13 tuổi. -Ông cầu hôn lần đầu vào tháng 4 năm 1829 nhưng không được chấp thuận. Trong hoàn cảnh ấy, cuối năm 1829, Puskin sáng tác bài thơ này.2.Kết cấu bài thơ-Bài thơ có 8 dòng, phân thành 2 đoạn:+ Đoạn một: nhân vật trữ tình bộc bạch tình yêu chân thành, mãnh liệt đối với em.+ Đoạn hai: nhân vật trữ tình thể hiện quan niệm tình yêu cao thượng giàu nhân hậu, vị tha.Я вас любил: любовь еще, быть может, В душе моей угасла не совсем; Но пусть она вас больше не тревожит; Я не хочу печалить вас ничем. Я вас любил безмолвно, безнадежно, То робостью, то ревностью томим; Я вас любил так искренно, так нежно, Как дай вам бог любимой быть другим. Я вас любилB.Đọc_tìm hiểu văn bảnMục đích và yêu cầu:- Giúp học sinh nhận thức được tình yêu giữ vai trò quan trọng trong đời sống con người- Bài thơ góp phần giúp tuổi trẻ biết trân trọng tình yêu- Giọng điệu thơ Puskin vừa nhẹ nhàng vừa mãnh liệt - Thấy được tài năng nghệ thuật của Puskin và chất thơ trong tác phẩm, qua đó biết cách tiếp nhận cũng như phân tích tác phẩm Theo bạn nhan đề bài thơ có ý nghĩa như thế nào?- Thể hiện tình cảm vừa gần vừa xa, phù hợp với tư duy người Nga lại được Việt hóa. Đặc biệt là phù hợp với tình yêu nam nữ.- Cách xưng hô như vậy, người đọc dường như cảm nhận được tình cảm của nhân vật “em”, còn với nhân vật “tôi” lại gợi một chút buồn.Đọc và tự diễn xuôi nội dung bài thơ theo cách riêng?I.Tìm hiểu bài thơĐọc và cảm nhận chung bài thơTôi yêu em: đến nay chừng có thểNgọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,Hay hồn em phải gợn sóng u hoài.Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng,Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm, Cầu em được người tình như tôi đã yêu em. Nhân vật trữ tình này luôn dành tình yêu cho “em”, tình yêu vẫn tiếp tục “cho không”, tuy “không hi vọng” nhưng lại mãnh liệt, chân thành; càng không mong người mình yêu “phải bận lòng”. Tuy vậy tình cảm vẫn luôn hướng về em, vẫn rất yêu em.1.Nhân vật trữ tình bộc bạch tình yêu chân thành, mãnh liệt đối với “em”Mở đầu bài thơ, nhân vật “tôi” thổ lộ điều gì?Hai câu thơ đầu:“Tôi yêu em: đến nay chừng có thể Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai.”Hình ảnh: “ngọn lửa tình”Nghệ thuật: Hoán dụNhân vật “tôi” bộc lộ tình cảm của mình qua hình ảnh “ngọn lửa”, nó chưa tắt hẳn mà vẫn âm ỷ cháy, để rồi nó sẽ bùng lên mạnh hơn, to hơn khi có ngọn gió nơi “em” tiếp sức. Ngọn lửa: nồng nàn, cháy bóng, không tàn lụi ngay tức khắc mà âm ỷ cháy, và ngày một lớn Mối tình ấy “chưa hoàn toàn lụi tắt trong tôi”, nó vẫn âm thầm tiếp diễn và lớn dầnTình yêu thầm kín, kiên trì, nồng nàn mà thiết tha mãnh liệt.Lời thổ lộ ấy có ý nghĩa như thế nào?Với tâm trạng như trên, nhân vật trữ tình xử sự như thế nào với người yêu của mình? 1.Nhân vật trữ tình bộc bạch tình yêu chân thành, mãnh liệt đối với “em”Hai câu thơ kế:“Nhưng không để em bận lòng thêm nữa, Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.”Từ ngư:õ “Bận lòng” “Gợn bóng” Từ ngữ vừa có ý nghĩa tế nhị, e ngại vừa mang âm điệu nhẹ nhàng, sâu lắng. Thay lời nói “xin dừng bước quan hệ tình cảm với em” Điều mà ngay cả chính mình cũng không hề muốn. Về lôgic bài thơ: Vì yêu “em” nên không muốn làm phiền em, không muốn em buồn rầu, nên tốt nhất là không nên quấy rầy “em” nữa và xin dừng quan hệ tình cảm với “em”. “Một tình yêu vị tha, cao thượng” Tình cảm vẫn hướng về “em” và dường như ngày càng mãnh liệt hơn.Bạn có nhận xét gì về cách cư xử ấy? Theo bạn cảm xúc, tình cảm có tuân theo lý trí không? Với bạn, nhân vật trữ tình trong bài thơ là người như thế nào?1.Nhân vật trữ tình bộc bạch tình yêu chân thành, mãnh liệt đối với “em”-Như vậy, nhân vật “tôi” là một người giàu lòng vị tha, đức hy sinh, tôn trọng tự do lựa chọn tình cảm của người mà mình yêu mến. Xuất hiện mâu thuẫn:Lý trí(bảo thôi)Tình cảm(vẫn yêu) Cảm xúc không tuân theo lý trí nên đã có sự giằng co giữa lý trí và tình cảm. Lời bộc bạch chân thật thể hiện tâm trạng đau khổ, cô đơn của nhân vật hay chính là của tác giả trong mối tình không hi vọng; yêu nồng nàn lại vị tha2.Nhân vật trữ tình thể hiện quan niệm tình yêu cao thượng giàu nhân hậu, vị thaBốn câu thơ cuối:“Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng, Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen, Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm, Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.”Theo bạn, giữa lý trí và tình cảm, thì cái nào sẽ chiến thắng?Mãnh lực tình yêu được biểu hiện ở dấu hiệu nào?Nghệ thuật: “Điệp ngữ_Tôi yêu em”(Được lặp lại ba lần) Có tác dụng khẳng định và nhấn mạnh tình cảm của “tôi” đối với “em”, chẳng những không bị dập tắt mà còn tiếp tục tăng lên gấp bội với những trạng thái khác nhau:Trạng thái tình cảm của nhân vật trữ tình được biểu hiện như thế nào trong câu thơ trên?2.Nhân vật trữ tình thể hiện quan niệm tình yêu cao thượng giàu nhân hậu, vị thaHai câu thơ 3_4:“Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng, Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen ”Từ ngữ: “Âm thầm” Âm thầm: lặng lẽ, kín đáo trong tâm hồnTừ ngữ: “Không hi vọng” Không hi vọng: thiếu tự tin, chỉ một mình Tình yêu từ một phía, yêu đơn phương; vô vị lợi Từ ngữ: “Lúc rụt rè” Lúc rụt rè: e dè, ngượng nghịu nhưng có vẻ dịu dàng, đáng yêuTừ ngữ: “Hậm hực”, “Ghen” Khi hậm hực lòng ghen: có khi giận hờn, bực tức, không bằng lòng nhưng cố nén lại trong lòng2.Nhân vật trữ tình thể hiện quan niệm tình yêu cao thượng giàu nhân hậu, vị thaHai câu thơ 3_4:“Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng, Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen ”Theo bạn khi yêu thì có sự ghen không?Nếu ghen phải ghen như thế nào?Bạn có nhận xét gì về cách ghen của nhân vật “tôi” trong bài thơ ? Cách ghen của nhân vật trữ tình là cách ghen chân thật, tầm thường như bất cứ chàng trai đang yêu nào Chứng tỏ một tình yêu đích thực, chân thành, vị tha, hơn chính bản thân mình2.Nhân vật trữ tình thể hiện quan niệm tình yêu cao thượng giàu nhân hậu, vị thaHai câu thơ cuối:“Tôi yêu em chân thành, đằm thắm, Cầu em được người tình như tôi đã yêu em. ”Theo bạn câu thơ thể hiện sự vun vào hay duỗi ra của nhân vật “tôi” trong tình yêu dành cho em?- Nếu là sự vun vào: Xuất hiện ngôi ba trong bài thơ - Nếu là sự duỗi ra: Thật không dễ dàng từ bỏ tình cảm với một người ngay khi nó còn đang mãnh liệt  Nhân vật “tôi” muốn biết sự lựa chọn của “em” là “tôi” hay “một người khác” Phép “thử”, một cách nói vun vào, một cách đặt vấn đề tỉnh táo và khôn khéo của nhân vật “tôi” Khẳng định cũng như tự tạo cho mình cơ hội để được “em” đáp lại tình yêu2.Nhân vật trữ tình thể hiện quan niệm tình yêu cao thượng giàu nhân hậu, vị thaHai câu thơ cuối:“Tôi yêu em chân thành, đằm thắm, Cầu em được người tình như tôi đã yêu em. ”Theo bạn ý nghĩa sâu sắc ẩn trong câu thơ này là gì? Câu thơ thể hiện một tình yêu cao thượng và trong sáng, vì tình yêu sẵn sàng hi sinh cho người mình yêu Trong tâm tư “tôi” vẫn luôn luôn dành cho “em” tình yêu tuyệt vời nhất Cầu mong em có được hạnh phúc từ người em yêu dù không phải là “tôi”3.Kết luận:Hai câu thơ đầu:“Tôi yêu em: đến nay chừng có thể Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai.” Tình yêu “tôi” dành cho “em” nồng nàn, cháy bỏng như “ngọn lửa”, cứ lớn và lớn dần theo thời gianHai câu thơ kế:“Nhưng không để em bận lòng thêm nữa, Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.” Tình yêu của sự vị tha, cao thượng, vì yêu “em” nên tôn trọng lựa chọn của “em”, không muốn “em” bận lòngHai câu thơ 3_4:“Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng, Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen.” Tình yêu được khẳng định và nhấn mạnh : không những không dập tắt mà còn tiếp tục tăng lên gấp bộiHai câu thơ cuối:“Tôi yêu em, chân thành, đằm thắm, Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.”“Tôi” khẳng định và tự tạo cho mình cơ hội được yêu Tôi yêu em: đến nay chừng có thểNgọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,Hay hồn em phải gợn sóng u hoài.Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng,Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.Tôi yêu emI loved you, and the feeling, why deceive youMay not be quite extinct within me yet;But do not let it any longer grieve you,I would not ever have you grieve or fret.I loved you not with words or hope,But turns with bashful and with jealous pain;I loved you as devotedly, as dearly,As may God grant you to be loved again.I loved youB.Đọc_tìm hiểu văn bảnII.Tổng kết:Theo bạn chất thơ của bài thơ là gì?Bạn rút ra được bài học gì trong tình yêu?-Chất thơ của bài thơ chính là tình yêu chân thành, đằm thắm, trong sáng, cao thượng, có văn hóa Điệp ngữ, nghệ thuật diễn tả lý trí và tình cảm song song tồn tại, giằng co Khẳng định tình yêu càng mãnh liệt; tình cảm, cảm xúc lấn át lý trí Qua đó, người đọc có thể hiểu được thế nào là một tình yêu chân chính. Khi yêu phải có lòng vị tha và giàu đức hi sinh, không nên ích kỷ, hẹp hòi và ghen tuông mù quáng dẫn đến những hậu quả đáng tiếc xảy ra

File đính kèm:

  • pptTôi yêu em_Puskin.ppt