Bài giảng Ngữ văn 11 tiết 85, 86: Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử

Tác giả

 + Hàn Mặc Tử (1912-1940), tên thật là Nguyễn Trọng Trí

 + Bút danh: Minh Duệ Thi, Phong Trần. Từ năm 1935 ông đổi bút danh thành Lê thanh rồi thành Hàn Mạc Tử và cuối cùng la Hàn Mặc Tử.

 + Quê quán:Sinh ở Đồng Hới (Quảng Bình) nhưng sống ở Qui Nhơn (Bình Định)

 + Gia Đình: Ông sinh ra trong một gia đình viên chức nghèo theo đạo Thiên Chúa

 + Cuộc đời: Cuộc đời ông có nhiều bất hạnh: Cha mất sớm, bản thân mắc bệnh hiểm nghèo_bệnh phong lúc bấy giờ là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm

 

ppt25 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 553 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Ngữ văn 11 tiết 85, 86: Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÂY THÔN VĨ DẠ(HÀN MẶC TỬ)(Tiết 85- 86)GV : Nguyễn Thị Thuỷ AnhI. Đọc hiểu khái quátTác giả + Hàn Mặc Tử (1912-1940), tên thật là Nguyễn Trọng Trí + Bút danh: Minh Duệ Thi, Phong Trần. Từ năm 1935 ông đổi bút danh thành Lê thanh rồi thành Hàn Mạc Tử và cuối cùng la Hàn Mặc Tử. + Quê quán:Sinh ở Đồng Hới (Quảng Bình) nhưng sống ở Qui Nhơn (Bình Định) + Gia Đình: Ông sinh ra trong một gia đình viên chức nghèo theo đạo Thiên Chúa + Cuộc đời: Cuộc đời ông có nhiều bất hạnh: Cha mất sớm, bản thân mắc bệnh hiểm nghèo_bệnh phong lúc bấy giờ là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm2. Sự nghiệp văn chương: + Ông làm thơ từ rất sớm, bắt đầu là thơ cổ Đường lluật , sau chuyển sang sáng táctheo khuynh hướng lãng mạn + Các tác phẩm chính (SGK) + Nội dung chính: Thơ Hàn Mặc Tử thể hiện một tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời trần thế nhưng yếu tố tích cực vẫn là căn bảnHÀN MẶC TỬChân dung Hàn Mặc Tử & tranh "Hàn Mặc Tử và trăng"HÀN MẶC TỬ HÀN MẶC TỬ Ở TRẠI PHONG QUY NHƠNVở 100 phút cuối cùng của Hàn Mặc Tử. ( Đạo diễn Lê Hùng )Vở 100 phút cuối cùng của Hàn Mặc Tử. ( Đạo diễn Lê Hùng )Vở 100 phút cuối cùng của Hàn Mặc Tử.( Đạo diễn Lê Hùng )Vở 100 phút cuối cùng của Hàn Mặc Tử.( Đạo diễn Lê Hùng ) Mộ Hàn Mặc Tử ở Ghềnh Ráng, Quy Nhơn - ảnh Đào Tiến Đạt3. Tác phẩm3.1. Hoàn cảnh sáng tácTrong thời gian chứa bệnh ở Quy Nhơn, Quy Hoà Hàn Mặc Tủ nhận được tấm thiệp với vài lời động viên của Hoàng Cúc. Biết bao xúc động, những kỷ niệm một thời về Huế trỗi dạy, ông đã viết lên bài thơ này.Bài thơ được in trong tập thơ “Điên” sau đổi thành “Đau thương”3.2. Tập thơ điên Các đặc trưng cơ bản: Điệu cảm xúc là đau thương; Nhân vật trữ tình tự phân thân thành nhiều nhân vật khác; Mạch thơ đứt, nối, đầy bất ngờ; Từ ngữ đặc tả.Hoàng Cúc trong trang phục nữ y tá tình nguyện năm 30 tuổi.Bến đò Vỹ Dạ3.3. Đọc văn bảnĐây thôn Vỹ Dạ Sao anh không về chơi thôn Vỹ?Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền.Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay? Mơ khách đường xa, khách đường xa Áo em trắng quá nhìn không ra Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà? 3.3.1. Bố cục Phần 1: Khổ 1 - Tả cảnh thôn vĩ và thể hiện cảm xúc say đắm mãnh liệt với thiên nhiên và tình người; Phần 2: Khổ 2 - Cảnh sông nước đêm trăng đầy thơ mộng. Ẩn sau là cảm xúc buồn chia li; Phần 3: Khổ 3 - Cảnh chìm trong mộng ảo giữa khách đường xa trong mơ tưởng và sương khói mông lung biểu hiện cảm xúc vừa khát khao mơ ước, vừa hoài nghi không hi vọng.3.3.2. Nội dung cơ bản Bài thơ miêu tả thiên nhiên và tình người thôn Vĩ để bộc lộ lòng thương nhớ đến bâng khuâng, da diết, đắm say và nỗi buồn chia ly. Mơ ước nhưng tran ngập hoài nghi. Đây là bài thơ tiêu biểu nhất cho tập Thơ Điên. Bài thơ có mạch liên kết đứt nối, mỗi đoạn thơ có thể tách riêng ra trở thành một bài thơ, một bức tranh riêng.Sơ đồ :Đây thôn Vĩ Dạ Khổ 1: Cõi thực-tươi sáng Khổ 2:Thực- mơ:huyền ảoKhổ 3:Cõi mộng:đau thương Khát khao,Hoài nghiLo âu,khắc khoảiĐắm say,nuối tiếcÁnh sáng,Không gian,Thời giannghệ thuật MạchCảm xúcII. Đọc hiểu chi tiết 1.Thiên nhiên và con người thôn Vĩ đã gợi nỗi lòng bâng khuâng, say đắm đến mãnh liệt :Bài thơ mở đầu bằng một câu hỏi tu từ,có thể được mượn lời của hồn cúc, nhưng đây chính là lời của Hàn Mặc Tử-ông phân thân tự vấn chính mình-Ba câu thơ sau của khổ 1-mỗi câu là một chi tiết của hình ảnh vườn:+ Hình ảnh hàng cau trong nắng mới lên.+Hình ảnh bao quát của khu vườn với vẻ mượt mà non tơ : * mướt quá * xanh như ngọc+Hình ảnh con người với khuân mặt chữ điền ẩn hiện sau cành lá trúc trước ngõ.=>Tất cả họp lại, ánh lên một vẻ tươi sáng thanh khiết và tinh khôi. Cảnh và và người thôn Vĩ hiện lên trong hoài niệm,tâm tưởng của nhà thơ thật đằm thắm dịu dàng trong trẻo và thơ mộng.Nhưng đằng sau nó dấu kín một nỗi niềm trắc ẩn.2.Nỗi buồn chia li trước cảnh và tình người: - Khổ thơ thứ hai là cảnh dòng sông thôn Vĩ với mây trôi, dòng nước lặng lẽ chảy, hoa băp khẽ lay,con thuyền đậu bến,sông nước tràn đầy ánh trăng huyền ảo vừa gợi lên vẻ đẹp lung linh vừa gợi lên một hiện thực phiêu tán, buồn hưu hắt.Dòng tâm trạng cảm xúc dường như đang vận động, biến chuyển ở bề sâu đó là cảm thức về sự chia li của vạn vật: + Gió theo lối gió / mây đường mây + Sự chia lìa làm cảnh vật mang tâm trạng của con người “Dòng nước buồn thiu” + Hai câu hỏi tu từ: “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có trở trăng về kịp tối nay” là đỉnh điểm của dòng tâm trạng-như khao khát muốn biết liệu còn một hy vọng nào không.=>Đoạn thơ thể hiện nỗi niềm tâm trạng về tình yêu,hạnh phúc,thân phận khi nhà thơ phải đối diện với một sự thật phũ phàng-thời gian ngắn trong phút giây mà vẫn tha thiết níu kéo. 3.Một ước mơ tràn ngập hoài nghi, không hi vọng : - Đến khổ thơ cuối nhà thơ dường như không nhìn ra cảnh mà hướng vào cõi lòng mình và chìm đắm trong mơ tưởng : + Khổ thơ mở đầu bằng một niềm mơ:” Mơ_ khách đường xa”=>đó là khát khao về một tình yêu và sâu xa hơn là mặc cảm về một thân phận đau thương bị tách lìa với cuộc sống trần gian tươi đẹp. + “ Áo em trắng quá “là một tiếng kêu, một cách cực tả sắc trắng một cách tuyệt đối.Tinh khiết là thế nhưng rất đỗi xa vời hư ảo. + “ Sương khói “_của khoảng cách không gian,thời gian xa vời,của mối tình vô vong,của cõi lòng thê lương.Vì thế mà câu thơ cuối như thốt lên một lời khắc khoải:”Ai biết tình ai có đậm đà”Đoạn thơ thứ ba lặp lại kết cấu hỏi của đoạn một và hai.Giống nhau về hình thức nhưng sắc thái biểu cảm khác nhau: Kết cấu: Mở Đoạn 2 KếtHỏi Hỏi HỏiNhớ mong,tiếc nuối Khắc khoải,lo âu Khát khao,hoài nghi=>Như vậy thôn Vĩ quá đẹp nhưng không thể về.Khát khao đến cháy bỏng nhưng hạnh phúc cuộc đời cứ dần xa như sương khói.Một nỗi buồn da diết rất đỗi Hàn Mặc Tử và rất chung của cong người, của thời đại.III.Tổng kết:1.Nội dung: Người đọc cảm nhận ở bài thơ một hồn quê,tình quê đậm đà,sâu săc của tác giả.Nhưng chủ yếu là nỗi niềm của một thân phận đau đớn_bi kịch giữa cuộc đời_đó cũng là nỗi buồn đau của một thế hệ thanh niên những năm 1930-1945 biết bao khát vọng tốt đẹp mà tất cả đều bấp bênh, hư ảo.2.Nghệ thuật: Với nghệ thuật chấm phá đạt đến độ tinh diệu đầy ấn tượng và đậm đà màu sắc hiện đại với bút pháp tượng trưng. Cấu tứ được xây dựng theo lối liên tưởng_ phi lôgic đứt gãy nhưng nhất quán trong tình cảm. CỦNG CỐ: HS trả lời các câu hỏi sau: 1. Hoàn cảnh sáng tác, cuộc đời Hàn Mặc Tử và bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” để lại trong em cảm xúc và bài học gì? 2. “Đây thôn Vĩ Dạ” là bai thơ về: A. Tình yêu đôi lứa B. Tình yêu thiên nhiên và con người sứ Huế mộng mơ C. Tình yêu thiên nhiên - cuộc sống – con người D. Cả ba ý trên đều đúng E. Cả ba ý trên đều sai ĐÁP ÁN : 1._Cần có tình cảm thương mến, khâm phục một thi sĩ tài hoa mà bất hạnh. _ Bài học đáng giá là phải vượt lên số phận hoàn cảnh bất hạnh. 2. C. Tình yêu thiên nhiên - cuộc sống – con người. xin ch©n thµnh c¶m ¬n!

File đính kèm:

  • pptDAYTHO~2.ppt