I/ Luyện tập phân tích cách bác bỏ
1. Phân tích cách bác bỏ trong đoạn văn của A. L. Ghéc-xen
[...] Cuộc sống riêng không biết gì hết ở bên kia ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. Nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận đầy hoa thơm, sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là nếu lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn giông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mỏng manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn
14 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 488 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn 11 Làm văn: Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhiệt liệt chào mừng các thầy cô giáo và các em học sinh về dự hội giảng năm học 2007 - 2008Kiểm tra bài cũCâu hỏi: Em hãy nhắc lại khái niệm bác bỏ ? Có mấy cách thức bác bỏ ? Khi bác bỏ cần tỏ thái độ như thế nào ? Bác bỏ là dùng lý lẽ và chứng cứ để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác, từ đó, nêu ý kiến kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe (người đọc).Cách thức bác bỏNêu tác hại chỉ ra nguyên nhânPhân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác,của một luận điểm, luận cứhoặc lập luận nào đó Khi bác bỏ, cần tỏ thái độ khách quan, đúng mực.Làm văn:Luyện tập thao tác lập luận bác bỏI/ Luyện tập phân tích cách bác bỏ1. Phân tích cách bác bỏ trong đoạn văn của A. L. Ghéc-xen[...] Cuộc sống riêng không biết gì hết ở bên kia ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. Nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận đầy hoa thơm, sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là nếu lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn giông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mỏng manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốnCâu hỏi: Trong đoạn văn của Ghéc-xen, vấn đề cần bác bỏ là gì ? Ghéc-xen đã bác bỏ bằng cách nào ? Vấn đề bác bỏ: Tác giả bác bỏ một quan niệm sống, một lối sống sai lầm - sống bó hẹp trong ngưỡng cửa nhà mình Cách bác bỏ: Dùng lí lẽ bác bỏ trực tiếp: “Cuộc sống riêng không biết gì hết ở bên kia ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn dù có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa”. Dùng cách nói vừa hình tượng vừa thực tế để phân tích cụ thể, có sức thuyết phụcTác giả đã ví lối sống bó hẹp giống như một mảnh vườn rào kín.Nêu lên tác hại của lối sống bó hẹp bằng một so sánh lôgíc.Người bác bỏ kết luận: Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mỏng manh như thế.Chỉ ra quan niệm đúng: Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng,...Như vậy tác giả đã sử dụng hình tượng mang tính đối lập ( mảnh vườn rào kín- đại dương mênh mông) để tính chất bác bỏ được khẳng định quyết liệt hơn. Diễn đạt: Rõ ràng, rành mạch; từ ngữ giản dị; phối hợp câu tường thuật với câu miêu tảĐoạn văn trở lên sinh động , có sức thuyết phục cao2. Phân tích cách bác bỏ trong đoạn văn của Ngô Thì Nhậm Nay trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi, nhưng những người học rộng tài cao chưa thấy có ai tìm đến. Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng ? Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng ? Kìa như, trời còn tăm tối, thì đấng quân tử phải trổ tài. Nay đương ở buổi đầu của nền đại định, công việc vừa mới mở ra. Kỉ cương nơi triều chính còn nhiều khiếm khuyết, công việc ngoài biên đương phải lo toan. Dân còn nhọc mệt chưa lại sức, mà đức hóa của trẫm chưa kịp nhuần thuấn khắp nơi. Trẫm nơm nớp lo lắng, ngày một ngày hai vạn việc nảy sinh. Nghĩ cho kĩ thì thấy rằng: Một cái cột không thể đỡ nổi một căn nhá lớn, mưu lược một người không thể dựng nghiệp trị bình. Suy đi tính lại trong vòm trời này, cứ cái ấp mười nhà ắt phải có người trung thành tín nghĩa. Huống nay trên dải đát văn hiến rộng lớn như thế này, há trong đó lại không có lấy một người tài danh nào ra phò giúp cho chính quyền buổi ban đầu của trẫm hay sao ? Vấn đề bác bỏ: Vua Quang Trung bác bỏ thái độ e ngại, né tránh của những người hiền tài không chịu ra giúp nước trong buổi đầu nhà vua dựng nghiệp.Cách bác bỏ:+ Không phê phán trực tiếp mà phân tích những khó khăn trong sự nghiệp chung+ Nỗi lo lắng trước thực tế của đất nước và lòng mong đợi người tài của nhà vua+ Khẳng định trên dải đất văn hiến của nước ta không hiếm người tài để bác bỏ thái độ e ngại, né tránh của những người hiền tài, động viên người hiền tài ra giúp nước Diễn đạt: Từ ngữ trang trọng mà giản dị; giọng điệu chân thành, khiêm tốn; sử dụng câu tường thuật, kết hợp câu hỏi tu từ; dùng lí lẽ kết hợp hình ảnh so sánh. Đoạn văn có tác dụng vừa bác bỏ, vừa động viên khích lệ, thuyết phục người hiền tài ra giúp nướcII/ Luyện tập cách bác bỏHãy bác bỏ hai quan niệm sau rồi đề xuất một vài kinh nghiệm học Ngữ văn tốt nhấtMuốn học giỏi môn Ngữ vănchỉ cần đọc nhiều sách, học thuộc nhiều thơ văn.Không cần đọc nhiều sách,không cần học thuộc nhiềuthơ văn, chỉ cần luyện nhiềuvề tư duy, về cách nói, cáchviết là có thể học giỏi mônNgữ vănHoạt động nhómMột vài kinh nghiệm để học tốt môn Ngữ văn: Đọc nhiều sách, học thuộc nhiều thơ văn. Luyện nhiều về tư duy, về cách nói, cách viết. Trang bị cho mình những kiến thức lí luận cần thiết. Trau dồi vốn ngôn ngữ Luyện viết thường xuyên. Trau dồi vốn sống và những kiến thức thực tế. Không ngừng tìm hiểu đời sống tâm hồn còn nhiều bí ẩn của con người.Cả hai quan niệm đều chưa đúng, có phần phiến diện, cực đoan, bắt nguồn từ thái độ học tập, ý thức, động cơ,... rèn luyện, phấn đấu còn hạn chế trong việc học tập môn Ngữ vănIII/ Luyện tập lập dàn ý và viết bài nghị luận bác bỏĐề bài: Có quan niệm cho rằng: “Thanh niên, học sinh thời nay phải biết nhuộm tóc, hút thuốc lá, uống rượu, vào các vũ trường,...thế mới là cách sống “sành điệu” của tuổi trẻ thời hội nhập”.Anh (chị) hãy lập dàn ý và viết bài nghị luận bác bỏ quan niệm trên. 1. Phân tích đề Yêu cầu về nội dung: Lập dàn ý và viết bài nghị luận bác bỏ một quan niệm sống của tuổi trẻ thời hội nhập. Yêu cầu về hình thức: Sử dụng thao tác lập luận bác bỏ. Phạm vi tư liệu cần sử dụng: Sách báo, phim ảnh, các phương tiện thông tin khoa học đại chúng, trong cuộc sống, trong xã hội.2. Lập dàn ýa, Mở bài: b, Thân bài:+ Khẳng định tính đúng sai của quan niệm: Quan niệm trên là hoàn toàn sai.+ Nguyên nhân dẫn đến quan niệm sai. + Biểu hiện của quan niệm sai và tác hại của nó. + Khẳng định một quan niệm về cách sống đúng đắn: Cách sống “sành điệu” của tuổi trẻ thời hội nhập là không ngừng học tập để có tri thức hiện đại, không ngừng rèn luyện để có sức khỏe tốt, trung sống hài hòa với môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội xung quanh mìnhc, Kết bài: Bài học rút ra từ những quan niệm trênDẫn dắt nêu nhận xét khái quát về quan niệm cần bác bỏ3. Viết bài hoàn chỉnh+ Triển khai các luận điểm của dàn ý thành những đoạn văn có tính liên kết chặt chẽ + Diễn đạt rành mạch, sáng sủa, uyển chuyển, thái độ dứt khoát, rõ ràng, lời lẽ đúng mựcIV/ Hướng dẫn học ở nhà Hoàn chỉnh bài viết ở lớp Phân tích thao tác lập luận bác bỏ trong một số văn bản đã học: Ngô Tử Văn bác bỏ ý kiến Diêm Vương (trong Chuyện chức phán sự đền tản viên), Tào Tháo bác bỏ ý kiến Lưu Bị (trong đoạn trích Tào Tháo uống rượu luận anh hùng) Chuẩn bị bài mớiBài học kết thúc, xin chào các thầy cô giáo và toàn thể các em !À
File đính kèm:
- Mienhoigiang.ppt