Cuộc đời nguyễn khuyến (1835-1909)
1. Nguyễn Khuyến lúc đầu tên là Thắng, sau mới đổi là Khuyến (để tỏ quyết tâm học tập), hiệu là Quế Sơn. Nguyến Khuyến sinh ra ở quê mẹ, làng Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam định nhưng lớn lên ở quê cha, làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
14 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 584 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn 11: Khái quát tác gia Nguyễn Khuyến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BàI KHáI QUáT TáC GIA NGUYễN KHUYếN(Bài dạy 1 tiết) SVTH: Thế Thị Thuỳ DươngCuộc đời nguyễn khuyến (1835-1909) 1. Nguyễn Khuyến lúc đầu tên là Thắng, sau mới đổi là Khuyến (để tỏ quyết tâm học tập), hiệu là Quế Sơn. Nguyến Khuyến sinh ra ở quê mẹ, làng Hoàng Xá, huyện ý Yên, tỉnh Nam định nhưng lớn lên ở quê cha, làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. 2. Nguyễn Khuyến tài cao, đỗ đầu cả ba kì thi, thi hương, thi hội, thi đình nên người ta gọi ông là Tam Nguyên Yên Đổ, vua Tự Đức ban cờ biển cho ông cũng viết hai chữ “Tam Nguyên”. 3. Ông làm quan được 11 năm thì lui về ở ẩn. Trước tình hình hỗn loạn của những năm cuối thế kỉ XX, các nhà Nho có 3 con đường lựa chọn, dấy cờ khởi nghĩa, theo chân quân xâm lược hoặc là lui về ở ẩn. Nguyễn Khuyến chọn con đường thứ ba. Sự trở về của Nguyễn Khuyến được xem là “hoàn toàn” nhất vì sau đó ông không trở lại quan trường nữa, không tham gia chính sự, chỉ vui với cuộc sống nơi thôn dã.II.Sự nghiệp thơ caCác sáng tác: Sáng tác của Nguyễn Khuyến được làm hầu hết sau khi từ quan về ở ẩn, hiện còn khoảng 400 bài, bao gồm cả thơ, văn, câu đối. Tác phẩm của nhà thơ được viết bằng cả chữ Hán và chữ Nôm.2. Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. Nhà thơ trữ tìnhTâm sự yêu nước: Nguyễn Khuyến là một nhà Nho yêu nước, nhưng bất lực trước thời cuộc. Sự trở về của Nguyến Khuyến là cách mà nhà thơ phản ứng lại với thời cuộc. Nên lúc về nhà thơ vẫn đau đáu nỗi niềm nước non: Năm canh máu chảy đêm hè vắng Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ Có phải tiếc xuân mà đứng đợi Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ.(Cuốc kêu cảm hứng) luôn canh cánh tâm sự phò vui giúp nước:ơn vua chưa chút báo đềnCúi xuống hổ đất trông lên thẹn trời.Tình cảm với gia đình, bè bạn. Tiếng khóc vợ: Bà đi đâu vội mấy, để cho lão vất vơ vất vưởng, búi tóc củ hành, buông quần lá tọa, gật gù tay đũa chạm tay chén, cùng ai kể lể chuyện trăm năm! Khóc con: Bảng vàng bia đá nghìn thu tiếc con người ấy, Tóc bạc da mồi trăm tuổi, thiệt lắm con ơi. Khóc bạn: Rượu ngon không có bạn hiềnKhông mua không phải không tiền không mua(Khóc Dương Khuê) Nguyễn Khuyến trải lòng mình với cuộc đời, mọi người. Cái đặc sắc của Nguyễn Khuyến là tạo cho mình một tiếng thơ tâm tình riêng biệt, giản dị mà sâu lắng.b) Nhà thơ quê hương làng cảnh Việt Nam Cảnh thiên nhiên: Thiên nhiên mang cái hồn riêng của vùng đồng bằng chiêm trũng, nông thôn Bắc Bộ, từ màu xanh ngắt của trời thu đến nước trong veo của ao cá, những buổi trưa đặc biệt nông thôn:Chuông trưa văng vẳng tiếng người không biết.Trâu thả sườn non ngủ gốc cây.(Nhớ cảnh chùa Đọi) Nguyễn Khuyến đã chọn những hình ảnh mang đậm chất nông thôn để đưa vào thơ ca. Ngôn ngữ trong sáng, giản dị.Cảnh sinh hoạt: Cuộc sống thôn dã hiện lên trong thơ ông với tất cả những buồn vui của người nông dân:Đó là nỗi âu lo về mùa màng, thiên tai, về cuộc sống cơ cực:Năm nay cày cấy vẫn chân thuaChiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa.(Chốn quê)Hay:Quai Mễ Thanh Liêm đã vỡ rồiVùng ta thôi cũng lụt mà thôi.(Nước lụt Hà Nam)Sớm trưa dưa muối cho qua bữaChợ búa trầu cau chẳng dám muaĐó là niềm vui ngắn ngủi của những ngày tết đến, xuân về:Trong nhà rộn rịp gói bánh chưngNgoài cửa bi bô gói chung thịt.(Cảnh tết) Gọi Nguyễn Khuyến là nhà thơ của nông thôn trước hết không phải vì ông viết nhiều về chủ đề nông thôn mà vì ông viết với tâm hồn mê say cảnh vật, sự trăn trở lo âu với con người ở nông thôn. Nhà thơ đã thực sự trải lòng, sống hoà mình vào cuộc sống thôn dã nên thơ của ông thực sự thấm đượm hơi thở của quê hương làng cảnh Việt Nam.c) Nhà thơ trào phúng thâm tuý, sắc sảoĐối tượng: Con người, cuộc đờiĐám nho sĩ, trí thức:Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh chọeTưởng rằng đồ thật hoá đồ chơi.(Vịnh tiến sĩ giấy) Bọn phong kiến, bọn thực dân và đặc biệt là những con người tội nghiệp:Cậy sức cây đu nhiều chị nhúnTham tiền cột mỡ mấy anh leoKhen ai khéo vẽ mà vui thếVui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu.(Hội Tây) Bản thân: cười bất lực,bạc nhược. Tiếng cười chua chát, tội nghiệp:Mở miệng nói ra gàn bát sách Mềm môi chén mãi tít cung thangNghĩ mình lại chán cho mình nhỉThế cũng bia xanh cũng bảng vàng.(Tự trào)Nội dung: cười sự giả dối, vô liêm sỉ, hèn nhát, sự ngô nghê tội nghiệp, sự vô tích sự của cả bản thân.Cách thức:Tiếng cười thâm tuý, sắc sảo, cười ra nước mắt.3. Tổng kết:- Nguyễn Khuyến là một tác gia đạt được nhiều đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. Thành công đó xuất phát từ tài năng và hơn cả là từ tâm hồn thanh cao luôn trải lòng cùng cuộc đời, con người của nhà thơ. - Nguyễn Khuyến là tác gia văn học cuối cùng của văn học trung đại Việt Nam.Một số sách tham khảo.
File đính kèm:
- Nguyen Khuyen.ppt