Bài giảng Ngữ văn 11: Đám tang lão Gôriô ( trích tiểu thuyết “Lão Gôriô “ của Bandăc )

ĐÁM TANG LÃO GÔRIÔ

 ( TRÍCH TIỂU THUYẾT “ LÃO GÔRIÔ “ CỦA BANDĂC )

A. TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

I . BỔ SUNG KIẾN THỨC VỀ VĂN HỌC HIỆN THỰC.

 - Văn học hiện thực Pháp ra đời cuối những năm 20 thế kỷ XIX. Phát triển trong chế độ tư bản thống trị.

 - Khác với văn học lãng mạn Pháp thiên về chủ quan, văn học hiện thực thiên về khách quan. “ Sự thật, sự thật, sự thật chua chát “. Phản ánh thực tại một cách chân thực , toàn diện, cụ thể. Phê phán xã hội tư sản quý tộc Pháp thế kỷ XIX.

 - Các tên tuổi lừng danh : Xtăngđan, Bandăc, Mêrimê, Phơlôbe, Dôla, Môpatxăng. Chủ nghĩa hiện thực xây dựng những nhân vật điển hình trong những hoàn cảnh điển hình. Nhà văn là người thư kí trung thành cuả thời đại.

 

ppt8 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn 11: Đám tang lão Gôriô ( trích tiểu thuyết “Lão Gôriô “ của Bandăc ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đám tang lão Gôriô ( Trích tiểu thuyết “ Lão Gôriô “ của Bandăc )A. Tác giả và tác phẩmI . Bổ sung kiến thức về văn học hiện thực. - Văn học hiện thực Pháp ra đời cuối những năm 20 thế kỷ XIX. Phát triển trong chế độ tư bản thống trị. - Khác với văn học lãng mạn Pháp thiên về chủ quan, văn học hiện thực thiên về khách quan. “ Sự thật, sự thật, sự thật chua chát “. Phản ánh thực tại một cách chân thực , toàn diện, cụ thể. Phê phán xã hội tư sản quý tộc Pháp thế kỷ XIX. - Các tên tuổi lừng danh : Xtăngđan, Bandăc, Mêrimê, Phơlôbe, Dôla, Môpatxăng... Chủ nghĩa hiện thực xây dựng những nhân vật điển hình trong những hoàn cảnh điển hình. Nhà văn là người thư kí trung thành cuả thời đại.II. Tác giả Bandăc1. Cuộc đời: ( 1799- 1850 ) - Say mê văn chương. Mơ ước được trở thành giới thượng lưu. Làm hết nghề này đến nghề khác. Tuổi 30 nợ bắt đầu chồng chất. Làm việc khủng khiếp ( 16 đến 17 tiếng trong ngày ). Qua đời ở tuổi 51 khi bản thảo dang dở, nợ nần chồng chất.2. Văn chương. Là đỉnh cao hùng vĩ của văn học thế giới. Là “ thiên tài của điều xấu xa và sự dung tục” (Lăng xông). Bộ Tấn trò đời đồ sộ có 97 tiểu thuyết với nhiều loại: tiểu thuyết triết lí, hiện thực, viết về nhiều cảnh đời khác nhau. Dự kiến 143 tiểu thuyết nhưng mới viết 97 cuốn thì ông mất.Tấn trò đời là bức tranh hiện thực đồ sộ tập trung vào xã hội Pháp nửa đầu XIX mà tư sản như một tấn trò ( tấn tuồng, hài kịch ), đồng tiền tác oai tác quái. Khoảng 2000 nhân vật đủ loại. Khoảng 500 nhân vật lặp đi lặp lại. III. Vài nét về tiểu thuyết Lão GôriôLà tiểu thuyết hiện thực miêu tả phong tục về cảnh đời tư trong bộ Tấn trò đời của Bandăc. Là bức tranh đen tối nhất về xã hội tư sản quý tộc Pari (1815- 1830)1. Tóm tắt: Tại quán trọ bà Vôke ở ngoại ô Pari năm 1819: có lão Gôriô, 69 tuổi, xưa kia buôn bán giàu có, nay khánh kiệt vì hai cô con gái bòn rút hết cả. Có tên tù khổ sai vượt ngục Vôtơranh. Có chàng sinh viên nghèo Ơgien đơ Raxtinhăc. Có cô Victorin, con gái nhà tư sản bị cha ruồng bỏ. Tất cả đều thuê phòng dài hạn. Con gái lớn của lão Gôriô là nữ bá tước Anaxtaxi đơ Rextô. Con gái thứ hai của lão là Đenphin, vợ chủ ngân hàng Đơ Nuyxinghen. Cả đời lão dành dụm tiền và yêu thương con gái , cho tiền để chúng trang trải các món nợ giấu chồng ( ăn chơi, tình nhân...). Khi lão hết tiền, ốm nặng thì cả hai viện lí do không tới. Khi Anaxtaxi đến thì đã quá muộn. Chàng sinh viên nghèo phài bỏ tiền lo chôn cất cho lão Gôriô. 2. Giá trị tác phẩm: Năm 1834, hoàn thành cuốn này , Bandăc đã viết : “ Lão Gôriô, cuốn sách tuyệt vời, nhưng buồn ghê ghớm là buồn, để nói lên sự thật đầy đủ, phải vạch ra cái đạo đức thối tha của Pari “ là buồn, để nói lên sự thật đầy đủ, phải vạch ra cái đạo đức thối tha của Pari”B. Đám tang lão Gôriô (Trích Lão Gôriô )1. Bố cục.Chia làm hai phần . Phần một, từ đầu đến “ đã năm giờ rưỡi rồi ”: Một lễ cầu hồn ở giáo đường dành cho kẻ khó. Phần hai, còn lại : việc chôn cất lão Gôriô vắng mặt con gái đã gây đau lòng cho Raxtinhăc.2. Phân tích cảnh đám tang a . Lão Gôriô chết, con gái cũng chẳng đến khâm liệm cho bố. Ông đã cho con gái hết sạch tài sản để phải sống vào tiền bố thí của thiên hạ. Khi chúng mới lấy chồng, ông đã cho chúng 80 vạn quan, giờ ông hết tiền, chúng không yêu ông mà chỉ yêu tiền. Cái xác của ông được 2 chàng sinh viên nghèo lo liệu. Đó là nỗi đau của đạo đức gia đình.b. Không khí đám tang và suy nghĩ của chàng sinh viên. Câu hỏi: Hình ảnh nào miêu tả đám tang sơ sài, vắng vẻ, thê thảm ?Khu phố vắng tanh, quan tài khăn đen phủ chưa kín, khuôn cửa quan tài trơ ra chẳng có màu đen. Lão giàu có xưa kia mà chết như một kẻ khó. Không bạn bè, họ hàng, con cái. Không có tiền nên chỉ xin một lễ văn khóa rẻ tiền cho lấy lệ, đỡ tủi thân người chết.Câu hỏi : tại sao chàng sinh viên muốn đeo ảnh trái tim cho người chết? Một chi tiết đặc sắc thể hiện tấm lòng người cha: dù con cái vô ơn, người cha bao giờ cũng rộng lượng tha thứ. Mặt khác , thể hiện tình người cao đẹp ở chàng sinh viên .c. Vì hết tiền, cho nên lễ nguyện hồn cho lão ở giáo đường cũng quá chóng vánh, đơn sơ.Câu hỏi: Tìm các hính ảnh tiêu biểu cho sự nhạt nhẽo của đám tang?Giáo đường nhỏ, thấp và tối.Linh mục làm lễ cầu hồn cũng phải được trả công chứ không cầu kinh làm phúc. Có 70 quan nên hết sức sơ sài ( tiền do 2 sinh viên góp lại). Làm lễ chỉ 20 phút. Nhà thờ cũng coi trọng tiền hơn.Linh mục làm nhanh ghọn chỉ 20 phút, dục đưa nhanh người chết ra nghĩa trang. Nhà thờ cũng coi trọng tiền hơn việc cứu rỗi linh hồn.d. Những hình ảnh đặc sắc ở nghĩa địa.Câu hỏi: Giá trị hình ảnh hai chiếc xe có huy hiệu không người? Tình cảnh não lòng khi hai chàng rể đưa hai chiếc xe có treo huy hiệu nhưng không có người ngồi đến đưa tang bố vợ. Hai chiếc xe sang trọng , làm người ta tưởng hai cô con gái đến đưa tang. Nhưng không, đó là sự rỗng không, là trái tim khô cằn như hai cỗ xe trống vắng.Câu hỏi : Chọn không gian có ý nghĩa gì ?Cảnh hoàng hôn , ngày tàn, đám tang sơ sài , tình cảm khô cằn. Con cái thì bội bạc , vô ơn, người đời như bọn gia nhân và cố đạo thì : khi vài xẻng đất chưa lấp kín quan tài, họ đã biến đi thật nhanh. Đúng là nói như nhà phê bình Lăngxông : “ Bandăc là thiên tài của điều xấu xa và sự dung tục” . Vậy, chỉ còn tình người ở chàng sinh viên là đáng trân trọngCâu hỏi : Câu văn nào thể hiên tấm lòng của chàng sinh viên?“ Chàng nhìn ngôi mộ và vùi xuống đấy giọt nước mắt cuối cùng....cái thứ nước mắt rơi xuống mặt đất rồi từ đó lại vút lên trời cao” Câu hỏi: Phân tích ý nghĩa câu nói cuối đoạn trích của Raxtinhăc ?“ Giờ đây còn mày với ta! “ Như một sự thách thức xã hội thượng lưu, chàng sẽ thâm nhập bằng được để khám phá , cải tạo nó ?- Như một quyết tâm để lựa chọn cách sống từ bài học về lão Gôriô ? Đám tang lão Gôriô ( Trích tiểu thuyết Lão Gôriô của Bandăc )

File đính kèm:

  • pptLao Gorio.ppt