Bài giảng Ngữ văn 10: Những yêu cầu về sử dụng tiếng việt

 Tiếng Việt trong thời kỳ dựng nước: Tiếng Việt được tách ra từ tiếng Việt- Mường và có quan hệ gần guic với tiếng Ba-na, Ca-tu, Thái.TV có nguồn gốc bản địa.

Tiếng Việt trong thời kỳ Bắc Thuộc và chống Bắc thuộc: Chịu sự lấn át của tiếng Hán. Tiếng Việt đã đấu tranh chống lại sự đồng hoá của Tiếng Hán bằng nhiều cách như: vay mượn từ, ghép từ, đổi nghĩa, thu hẹp nghĩa.

 Tiếng Việt dưới thời kỳ dộc lập tự chủ: Tiếng Việt vừa phát triển vừa phải đấu tranh việt hoá dần các yếu tố Hán. Sự ra đời của chữ Nôm (TK XIII) đã đem đến một diện mạo mới cho tiếng Việt

 

ppt21 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 441 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Ngữ văn 10: Những yêu cầu về sử dụng tiếng việt, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra bài cũ:Lịch sử phát triển của tiếng Việt trải qua những giai đoạn nào? Nêu tóm tắt đặc điểm của tiếng Việt ở mỗi giai đoạn? Tiếng Việt trong thời kỳ dựng nước: Tiếng Việt được tách ra từ tiếng Việt- Mường và có quan hệ gần guic với tiếng Ba-na, Ca-tu, Thái...TV có nguồn gốc bản địa.Tiếng Việt trong thời kỳ Bắc Thuộc và chống Bắc thuộc: Chịu sự lấn át của tiếng Hán. Tiếng Việt đã đấu tranh chống lại sự đồng hoá của Tiếng Hán bằng nhiều cách như: vay mượn từ, ghép từ, đổi nghĩa, thu hẹp nghĩa... Tiếng Việt dưới thời kỳ dộc lập tự chủ: Tiếng Việt vừa phát triển vừa phải đấu tranh việt hoá dần các yếu tố Hán. Sự ra đời của chữ Nôm (TK XIII) đã đem đến một diện mạo mới cho tiếng Việt Tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc: Tiếp tục bi chèn ép. Tiếng Hán mất dần vị trí thông trị . Tiếng Pháp được phổ biến rộng rãi. Chữ quốc ngữ ra đời tiếng Việt dần lấy lại vị trí của mình.Đặc biệt từ khi Đảng ra đời tiếng Việt dần thay thế tiếng Pháp, tiếng Hán. Tiếng Việt từ sau cách mạng Tháng Tám đến nay : Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Tiếng Việt trở thành thứ tiếng thông dụng, là ngôn ngư toàn dân. TiếngViệtTiếng ViệtNhững yêu cầu về sử dụng tiếng việt Thiết kế: Phùng Trọng Vĩnh Khi sử dụng tiếng Việt ta cần chú ý những gì?Về ngữ âm và chữ viết.Về từ ngữ.Về ngữ pháp.Về phong cách ngôn ngữ.I. Sử dụng đúng theo các chuẩn mực của tiếng Việt.1. Về ngữ âm và chữ viết.Dựa vào VD (SGK) hãy phát hiện lỗi và chữa lại cho đúng ?a. a. Xét câu(SGK). (a) Không giặc quần áo ở đây. (b) Khi sân trường khô dáo, chúng em chơi dá cầu hoặc đánh bi. (c) Tôi không có tiền lẽ, anh làm ơn đỗi cho tôi.  Không giặt quần áo ở đây.  Khi sân trường khô ráo, chúng em chơi dá cầu hoặc đánh bi.  Tôi không có tiền lẻ, anh làm ơn đổi cho tôi.Người nói(viết) đã mắc lỗi gì? Lỗi: Nói (viết) sai chính tả, phát âm theo giọng địa phương. b. Xét đoạn hội thoại (SGK). - Thế tại sao đang ở thành phố, bác lại vế nhà quê ? - à... Chuyện ấy thì dài lắm. Nhẩn nha rồi bác kể . Dưng mờ... Chẳng qua cũng là do cái duyên, cái số... Gì thế, chấu? - Bác giọng nói khang khác thế nào ấy. Trời bác nói là giời [...]. Nhưng mà bác nói là dưng mờ. Bảo bác nói là bẩu.- Ăn nước ở đâu nói giọng ở đó mờ, cháu... ỏ đoạn văn trên em thấy người viết(nói) đã mắc lỗi gì? Người viết(nói) đã phát âm theo giọng địa phương, không hướng theo chuẩn tiếng Việt.  Yêu cầu: Khi nói (viết) cần tuân theo chuẩn của Tiếng Việt, cần viết đúng theo quy tắc chính tả về chữ viết nói chung.Vậy khi nói(viết) tiếng Việt cần đảm bảo những yêu cầu gi?Hãy lựa chọn từ ngữ viết đúng trong những trường hợp sau? Bàn hoàng Chất phát Bàn quan Lãng mạn Hiu trí Uống riệu Trau chuốt Lồng làn Đẹp đẽ Chặc chẻ Bàng hoàng Chất phác Bàng quan Lãng mạng Hưu trí Uống rượu Chau chuốt Nồng nàn Đẹp đẻ Chặt chẽ Xét bài tập 1 (SGK)2. Về từ ngữ.Dựa vào (SGK) hãy phát hiện và chữa các lỗi về dùng từ và sửa lại?(a) Khi ra pháp trường, anh ấy vẫn hiên ngang đến phút chót lọt.(b) Những học sinh trong trường sẽ hiểu sai các vấn đề mà thầy giáo truyền tụng.(c) Số người mắc và chết các bệnh truyền nhiễm đã giảm dần.(d) Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt được khoa dược tích cực pha chế, điều trị bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt.+ Sai: chót lọt  Đúng: Chót+ Sai: truyền tụng  Đúng: truyền thụ+ Sai: mắc và chết các bệnh truyền nhiễm...  Đúng: chết và mắc các bệnh truyền nhiễm... + Sai: Những bệnh nhân được pha chế...  Đúng: Những bệnh nhân được điều trị... lựa chọn những câu đúng trong các câu sau ? (a) Anh ấy có một yếu điểm: không quyết đoán trong công việc. (b) Tiếng Việt rất giàu âm thanh và hình ảnh, cho nên có thể nói là thứ tiếng rất linh động và phong phú. (c) Điểm yếu của họ là thiếu tinh thần đoàn kết. (d) Bọn giặc đã ngoan cố chống trả quyết liệt. (e) Bộ đội ta đã ngoan cường chiến đấu suốt một ngày đêm.Hãy phân tích những câu dùng từ chưa chính xác?Phân tích:(a) -Yếu điểm: trong một chuỗi mắt xích các điểm có một điểm quan trọng, chủ yếu được gọi là yếu điểm. - Điểm yếu: trong một chuỗi mắt xích các điểm có một điểm yếu nhất, khiếm khuyết nhất được gọi là điểm yếu.(b) - Linh động: dùng trong các trường hợp hoạt động hay sử lý tình huống... - Sinh động: sống động, đa dạng, nhiều thành phần... Yêu cầu khi sử dụng từ ngữ là gì?  Yêu cầu: Khi sử dụng từ ngữ cần đảm bảo chính xác, đúng với hình thức và cấu tạo, ngữ cảnh giao tiếp. Phân tích tính chính xác và tính biểu cảm của từ lớp (thay cho tư hạng) trong bản thảo Di chúc của Chủ tich HCM?(a) Năm nay, tôi vừa 79 tuổi, đã là (hạng) lớp người xưa nay hiếm. * Từ hạng: mang nét nghĩa xấu * Từ lớp: Phân biệt người theo tuổi tác, thế hệ không có nét nghĩa xấu.(b) Vì vậy tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi [phải] sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê- nin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi khỏi cảm thấy đột ngột. * Từ sẽ: Vừa nhẹ nhàng, hóm hỉnh hơn, ta thấy được sự chủ động của Bác trước quy luật của đời ngưòi. * Từ phải: Mang nét nghĩa bắt buộc, nặng nề. Xét bài tập 2 (SGK)3.Về ngữ pháp.Hãy phát hiện và chữa lỗi trong các câu sau? (a) Qua tác phẩm “tắt đèn” của Ngô Tất Tố đã cho ta thấy hình ảnh người phụ nữ nông thôn trong xã hội phong kiến. (b) Lòng tin tưởng sâu sắc của các thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung kích sẽ tiếp bước mình.Câu (a) - Chỗ sai: Thiếu CN - Phân tích: Qua tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố là trạng ngữ đã cho ta thấy hình ảnh người phụ nữ nông thôn trong xã hội phong kiến là vị ngữ - Nguyên nhân: nhầm trạng ngữ với chủ ngữ - Cách sửa: + bỏ từ của thay bằng dấu “phẩy” biến cum từ qua tác phẩm “ Tắt đèn” thành trạng ngữ + Ngô Tất Tố là chủ ngữ + đã cho ta thấy hình ảnh người phụ nữ nông thôn trong xã hội phong kiến là vị ngữCâu (b): - Chỗ sai: không xác định được thành phần vị ngữ của câu. - Nguyên nhân: Câu có ngữ danh từ phát triển dài nên chưa mang đủ giá trị thông báo. - Cách sửa: Lòng tin tưởng sâu sắc của cha anh vào thế hệ măng non và xung kích, những lớp người sẽ tiếp bước họ là nguồn động viên tinh thần lớn lao. Lựa chọn các câu văn đúng trong các câu sau? (a) Có được ngôi nhà đã làm cho bà sống hạnh phúc hơn. (b) Ngôi nhà đã làm cho bà sống hạnh phúc hơn. (c) Có được ngôi nhà, bà đã sống hạnh phúc hơn. (d) Ngôi nhà đã đem lại niềm hạnh phúc cho cuộc sống của bà. ý(a) sai vì: Không phân định rõ thành phần phụ ở đầu câu với chủ ngữ.Các câu trong đoạn văn trên đều đúng nhưng vẫn không thông nhất, chặt chẽ. Hãy tìm ra nguyên nhân và cách sửa? (1) Thuý Kiều và Thuý Vân đều là con gái của ông bà Vương viên ngoại. (2)Nàng là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, sống hoà thuận hạnh phúc với cha mẹ. (3)Họ sống em ấm dưới một mái nhà, cùng có những nét xinh đẹp tuyệt vời. (4)Vẻ đẹp của Kiều hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải hờn.(5) Còn Vân có nét đẹp đoan trang thuỳ mị.(6) Còn về tài thì nàng hơn hẳn Thuý Vân.(7) Thế nhưng nàng đâu có được hưởng hạnh phúc.Phân tích: Câu(1): Giới thiệu chị em Thuý Kiều, Thuý Vân. Câu(2): Đột ngột nói về Kiều Câu(3): Nói về hai chị em. Câu(4), (5): Nói về sắc đẹp. Câu(6): Nói Kiều hơn hẳn Vân. Câu(7): Kết quả Kiều không được hạnh phúcSửa đúng:(1) Thuý Kiều và Thuý Vân đều là con gái của ông bà Vương viên ngoại. (2)Họ sống em ấm dưới một mái nhà, hoà thuận hạnh phúc cùng cha mẹ. (3) Cả hai đều có những nét xinh đẹp tuyệt vời.(4) Thuý Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn.(5) Vẻ đẹp của nàng hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải hờn.(6) Còn Thuý Vân có nét đẹp đoan trang, thuỳ mị.(7) Về tài thì Thuý Kiều hơn hẳn Thuý Vân.(8) Thế nhưng, nàng đâu có được hưởng hạnh phúc. Hãy nêu yêu cầu về mặt ngữ pháp khi sử dụng tiếng Việt?  Về ngữ pháp:Cần cấu tạo câu theo đúng quy tác ngữ pháp tiếng Việt. Diễn đạt đúng các quan hệ ý nghĩa và sử dụng dấu câu thích hợp. Các câu trong văn bản cần được liên kết chặt chẽ mạch lạc, thống nhất.Xuân Diệu là một trong những nhà thơ nổi tiếng của văn học VIệt Nam trong thơ ông người đọc thấy được lòng yêu đời mãnh liệt niềm tiếc nuối thời gian qua nhanhSử dụng dấu câu thích hợp cho VD sau? Sửa đúng:Xuân Diệu là một trong những nhà thơ nổi tiếng của văn học VIệt Nam. Trong thơ ông, người đọc thấy được lòng yêu đời mãnh liệt, niềm tiếc nuối thời gian qua nhanh.4.Về phong cách ngôn ngữ:Đọc ý (a) phân tích và chữa lại những từ dùng không phù hợp với phong cách ngôn ngữ? VD1: Trong một biên bản về một vụ tai nạn giao thông: Hoàng hôn ngày 25-10, lúc 17h 30, tại km 19 quốc lộ 1A đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông. VD2:Trong một bài văn nghị luận. “ Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã nêu cao một tư tưởng nhân đạo hết sức là cao đẹp Phân tích : - Từ “hoàng hôn”: Chỉ dùng trong văn bản nghệ thuật (văn chương). Câu trên thuộc văn bản hành chính không thể dùng từ này.  Sửa đúng là: Lúc17h 30 ngày 25-10, tại km 19 quốc lộ 1A đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông. - Từ “hết sức là”: thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (ngôn ngữ nói) không thể dùng trong bài văn nghị luận.Nên thay là: vô cùng  Sửa đúng là:“ Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã nêu cao tư tưởng nhân đạo vô cùng cao đẹp. Xét câu sau (SGK):Hãy nhận xét về các từ ngữ nói trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ở đoạn sau đây?Đoạn văn: Bẩm cụ, từ ngày cụ bắt đi ở tù, con lại sinh ra thích đi ở tù; bẩm có thế, con có dán ní gian thì trời tru đất diệt, bẩm quả đi ở tù sưóng quá. Đi ở tù còn có cơm để mà ăn, bây giừo về làng về nước một thước cắm dùi không có, chả làm gì nên ăn. Bẩm cụ, con lại dến kêu cụ, cụ lại cho con đi ở tù. (Nam Cao, Chí Phèo) Trong đoạn văn trên sử dụng nhiều ngôn ngữ nói thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. + Từ ngữ sưng hô: Bẩm, cụ, con. + Thành ngữ: Trời tru đất diệt, một thước cắm dùi. + Các từ mang sắc thái khẩu ngữ: Có giám nói gian, quả về làng về nước, chẳng làm gì nên ăn.Những từ ngữ và cách nói như trên có thể sử dụng trong một lá đơn đề nghị được không? Vì sao? Lời nói của Chí Phèo cũng là khẩn cầu, giống mục đích của đơn đề nghị. Nhưng không thể sử dụng lời lẽ đó vào đơn đề nghị. Bởi đơn đề nghị là phong cách ngôn ngữ hành chính. Vì vậy cách dùng từ và diễn đạt phải khác lời nói. VD: Đơn thì phải viết “ tôi xin cam đoan điều đó là đúng sự thật” thay cho lời nói “con có dám nói gian thì trời tru đất diệt” . Yêu cầu:về phong cách ngôn ngữ, cần nói và viết phù hợp với các đặc trưng và chuẩn mực trong từng phong cách chức năng ngôn ngữ. Ghi nhớ (SGK)Khi nói và viết cần có yêu cầu gì về mặt phong cách? II. Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp.Trong câu tục ngữ “ Chết đứng còn hơn sống quỳ”, các từ đứng và quỳ được sử dụng theo nào? Hai từ đứng và quỳ được dùng theo nghĩa chuyển, không dùng theo nghĩa gốc chỉ tư thế của thân thể con người. Đây là hai ẩn dụ. - Chết đứng: là chết oanh liệt, chết hiên ngang, thể hiện khí phách cao đẹp. - Sống quỳ: là sống quỵ luỵ, hèn nhát, sống cam chịu.Việc sử dụng như thế làm cho câu tục ngữ có tính hình tượng và giá trị biểu cảm ra sao? Cách sử dụng hình tượng này làm cho câu văn có tính hình tượng, mang lại cảm nhận sâu sắc cho con người. Nếu ta nói “ Chết vinh còn hơn sống nhục” thì câu tục ngữ sẽ mất đi tính hình tượng.1. VD1(SGK)2. VD2(SGK)Hãy phân tích hiệu quả biểu đạt của việc dùng ẩn dụ và so sánh trong câu sau? Chúng ta luôn nằm trong lòng chiếc nôi xanh của cây cối, đó là cái máy điều hoà khí hậu của chúng ta. (Nguyễn Bá Quát- Lã Vĩnh Quyên, sức khoẻ thanh niên) Cụm từ chiếc nôi xanh, cái máy điều hoà khí hậu đều biểu thị cây cối. Nói như vậy mang tính hình tượng và biểu cảm hơn. Chiếc nôi và máy điều hoà đều là những vật thể mang lại những lợi ích cho con ngưòi. Dùng chúng để biểu thị cây côi vừa có tính cụ thể, vừa tạo được xúc cảm thẩm mĩ.VD3:Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Hồ Chí Minh viết: - Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp, cứu nước. (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4 NXB chính trị quôc gia, Hà Nội, 2000)Hãy phân tích giá trị nghệ thuật của phép điệp, phép đối, của nhịp điệu trong những câu văn trên? Lời kêu gọi của Bác có sử dụng các yếu tố nghệ thuật: + Phép đối: có ...>< không có... + Điệp từ: Ai có, súng, gươm, dùng. + Nhịp điệu: Súng dùng súng Gươm dùng gươm  Hiệu quả:* nhấn mạnh tinh thần đánh đich bằng mội vũ khí bằng mọi vũ khí có trong tay. * Thể hiện sự mạnh mẽ,khoẻ khoắn trong giọng văn hùng hồn vang dội, tác động tới người đọc người nghe.  Ghi nhớ (SGK) III. Luyện tập 1. Bài tập 3(SGK) (a)Trong ca dao Việt Nam những bài về tình yêu nam nữ là những bài nhiều hơn cả. (b) Họ yêu gia đình, yêu cái tổ ấm cùng nhau sinh sống, yêu nơi chôn nhau cắt rốn. (c) Họ yêu người làng, người nước, yêu từ cảnh ruộng đồng đến công việc trong xóm ngoài làng. (d) Tình yêu đó nồng nhiệt, đằm thắm và sâu sắc.Phân tích chỗ đúng chỗ sai của các câu và của đoạn văn sau về mặt nghĩa?  Đoạn văn nghị luận bàn về một nét trong nội dung ca dao. * Chỗ đúng: Đề cập tới tình cảm của con người trong ca dao. * Chỗ chưa đúng: Các câu trong đoạn văn không liên kết, liền mạch, không thể hiện sự nhất quán.- Câu (a):Đặt ra vấn đề về tình yêu nam nữ. Các câu sau: lại bàn về lĩnh vực tình cảm khác. Từ họ dùng thay thế nhưng không rõ đối tượng, không cụ thể. Hãy sửa lại đoạn văn trên cho đúng? Sửa lại: (a)Trong ca dao Việt Nam những bài về tình yêu nam nữ là những bài nhiều hơn cả. (b) Song còn nhiều bài thể hiện tình cảm khác. (c) Đó là tình cảm gia đình, đầm ấm gắn bó cùng nhau trong tổ ấm.(d) Đó là tình làng nghĩa xóm. (e) Tình yêu đó nồng nhiệt, nồng thắm và sâu sắc. 2. Bài tập 4: Câu văn sau được tổ chức mạch lạc theo cấu trúc ngữ pháp của tiếng Việt (Chủ ngữ- vị ngữ- bổ ngữ- thành phần phụ chú) đồng thời cũng đậm đà sắc thái biểu cảm và có tính hình tượng cụ thể. Hãy phân tích và làm sáng tỏ điều đó? Chị Sứ yêu biết bao nnhiêu cái chốn này, nơi chị đã oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị. (Anh Đức, Hòn Đất) Thử so sánh: (a) Nếu Anh Đức viết: Chị Sứ rất yêu cái chốn này, nơi chị đã sinh ra và lớn lên. (b) Chị Sứ yêu biết bao nnhiêu cái chốn này, nơi chị đã oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị. Hãy cho biết tính hình tượng và biểu cảm trong hai câu này? Viết như câu (a) không sai nhưng thiếu tính hình tượng và biểu cảm. Cách viết ở câu (b) rất hay bởi những từ tình thái mang tính biểu cảm biết bao nhiêu; từ tượng thanh (oa oa) ; từ tượng hình (quả ngọt, trái sai,thắm hồng) Hoạt động nối tiếp. Cần nắm được Các chuẩn mực của tiếng Việt Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp. Ngữ âm và chữ viết: Phát âm theo chuẩn tiếng Việt, viết theo quy tắc chính tả hiện hành. Từ ngữ: Dùng từ đúng với hình thức cấu tạo, với ý nghĩa, với đặc điểm cấu tạo của chúng trong Tiếng Việt. Ngữ pháp: Cần cấu tạo theo quy tắc ngữ pháp tiếng Việt, diễn đạt dúng các quan hệ ý nghĩa và sử dụng dấu câu thích hợp, giữa các câu trông đoạn văn phải mạch lạc, thống nhất. Phong cách ngôn ngữ: Nói viết phù hợp với các đặc trưng và chuẩn mực trong từng phong cách chức năng ngôn ngữ. Khi nói, viết ngoài yêu cầu sử dungj tiếng Việt đúng theo các chuẩn mực của nó còn cần sử dụng một cách sáng tạo, có sự chuyển đổi linh hoat theo các phương thức và quy tắc chung, sử dụng các phép tu tư để đạt hiệu quả giao tiếp cao. Chúc các em học tốt !

File đính kèm:

  • pptnhung yeu cau ve su dung tieng viet.ppt