Bài giảng Ngữ văn 10 NC tiết 1, 2: Tổng quan nền văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử

 MỞ ĐẦU:

+ Nền văn học Việt Nam là nền văn học phát triển từ rất sớm.

+ Có một sức sống mạnh mẽ bền bỉ, có bản sắc riêng và ngày càng phát triển phong phú.

+ Lịch sử VHVN là lịch sử của nền văn học nhiều dân tộc anh em.

 

ppt16 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 474 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn 10 NC tiết 1, 2: Tổng quan nền văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG QUANNỀN VĂN HỌC VIỆT NAMTIẾT THỨ: 1 + 2 ( CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO) MỞ ĐẦU:+ Nền văn học Việt Nam là nền văn học phát triển từ rất sớm.+ Có một sức sống mạnh mẽ bền bỉ, có bản sắc riêng và ngày càng phát triển phong phú.+ Lịch sử VHVN là lịch sử của nền văn học nhiều dân tộc anh em.I. CÁC BỘ PHẬN, THÀNH PHẦN CỦA NỀN VĂN HỌC: 1. BỘ PHẬN VĂN HỌC DÂN GIAN:- Nằm trong tổng thể văn hoá dân gian.- Ra đời sớm và tiếp tục phát triển cho đến ngày nay.- Gồm nhiều thể loại.- Do nhiều người sáng tác và phổ biến theo lối truyền miệng. 2. BỘ PHẬN VĂN HỌC VIẾT: - Ra đời từ thế kỉ X, do tầng lớp trí thức phong kiến sáng tác.- Giữ vai trò chủ đạo và thể hiện những nét chính của diện mạo nền văn học nước nhà.- Từ thế kỉ X --> đầu thế kỉ XX, nền VH chủ yếu tồn tại 2 thành phần chính là VH chữ Hán và chữ Nôm. + VH chữ Hán ra đời sớm. Tuy ảnh hưởng khá sâu sắc nền Văn học Trung Hoa, nhưng vẫn là nền Văn học mang bản sắc Việt Nam. + VH chữ Nôm ra đời muộn hơn VH chữ Hán (Khoảng thế kỉ XIII) --> Thể hiện ý thức dân tộc sâu sắc, trưởng thành nhanh chóng và có nhiều đỉnh cao. + Đầu thế kỉ XX, VH chữ Hán không còn giữ vị trí chính thống. + Từ những năm 20 thế kỉ XX nền VH chủ yếu sáng tác bằng chữ quốc ngữ. 3. HAI BỘ PHẬN VĂN HỌC TÁC ĐỘNG QUA LẠI. VÀ KẾT TINH Ở NHỮNG ĐỈNH CAO VĂN HỌC. II. CÁC THỜI KÌ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HỌC: 1. THỜI KÌ TỪ THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIX:+ Là thời kì nền VH phát triển dưới các triều đại phong kiến --> Nền VH phong kiến, VH trung đại.+ Bao gồm 2 bộ phận: VH Dân Gian và VH viết.+ Bộ phận VH viết gồm 2 thành phần: VH chữ Hán và VH chữ Nôm.+ Có nhiều biến động qua các giai đoạn lịch sử khác nhau. Nhưng luôn gắn liền với công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc và bị chi phối bới hệ thống thi pháp tương ứng.+ Văn Học Phong Kiến (VHTĐ) nằm trong vùng ảnh hưởng của tư tưởng Nho, Phật, Đạo và Văn học cổ Trung Hoa.2. THỜI KÌ TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945:+ Văn học hầu hết được viết bằng chữ quốc ngữ.+ Tác giả là tầng lớp trí thức Tây học (học tiếng Pháp, du học ở Pháp...) có điều kiện tiếp xúc với văn hoá (văn học) phương Tây.-->Văn hoá phương Tây ảnh hưởng sâu sắc đến nền văn hoá (văn học) Việt Nam.+ Nền Văn học phát triển trong bối cảnh có nhiều thuận lợi như: công việc in ấn, xuất bản, chữ quốc ngữ phổ cập rộng rãi, các tổ chức văn học hoạt động có qui mô... Tình hình văn học nhìn chung phức tạp nhưng có nhiều thành tựu xuất sắc.3. THỜI KÌ TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX:+ Đảng Cộng sản lãnh đạo hoạt động văn học.+ Nền văn học phát triển trong bối cảnh 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ 30 năm.--> Thành tựu văn học chính là nhiệm vụ tuyên truyền chiến đấu bảo vệ và lao động xây dựng đất nước...--> Trong bối cảnh chiến tranh nền văn học vẫn phát triển mạnh mẽ và có tác dụng lớn đối với quần chúng kháng chiến.+ Văn học ở các vùng bị tạm chiếm vẫn có những thành tựu đáng kể.+ Sau 1975 nền văn học đi vào thời kì đổi mới một cách toàn diện.III. MỘT SỐ NÉT ĐẶC SẮC TRUYỀN THỐNG CỦA NỀN VĂN HỌC VIỆT NAM:1. Lịch sử VHVN là lịch sử tâm hồn dân tộc Việt: Một số nét cơ bản của tâm hồn Việt Nam:+ Là tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc...+ Yêu nước gắn liền với nhân ái...+ Con người Việt Nam luôn hoà mình với thiên nhiên, yêu thiên nhiên tha thiết; sống lạc quan, yêu đời, tin ở chính nghĩa...dù cuộc sống vô cùng khó khăn.+ Người Việt Nam luôn yêu chuộng những gì nhỏ xinh, duyên dáng, tinh tế: cây đa, bến nước, những bức tranh làng Hồ hay những khúc hát giao duyên...2. Thể loại VHVN vô cùng phong phú và ngày càng phát triển.3. Nền VHVN luôn đổi mới vì ý thức tiếp thu tinh hoa văn học nhân loại.4. Nền VHVN có sức sống dẻo dai và mãnh liệt....IV. TỔNG KẾT:+ Nền VHVN trong quá trình phát triển luôn gắn bó với vận mệnh dân tộc, vận mệnh nhân dân và hướng đến số phận con người.+ Quá trình phát triển của nó là quá trình ngày càng được dân chủ hoá, hiện đại hoá, đồng thời luôn giữ gìn và phàt huy bản sắc dân tộc (Sự hội nhập và ý thức giữ gìn bản sắc).+ Nền VHVN góp phần tô điểm chung cho bức tranh toàn cảnh của nền VH thế giới.CỦNG CỐ: NỀN VĂN HỌC VIỆT NAM:+ Có 2 bộ phận: Văn học dân gian và Văn học Viết.+ Nền Văn học viết Việt Nam phát triển qua 3 thời kì: Từ thế kỉ X - XIX; Từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945; Từ Cách mạng tháng Tám đến hết thế kỉ XX.+ Nền Văn học Việt Nam có một số nét đặc trưng...HƯỚNG DẪN HỌC BÀI VÀ CHUẨN BỊ BÀI: + Học bài cũ. + Soạn bài: "Văn bản". BÀI TẬP NÂNG CAO:+ " Kiến bò miệng chén chưa lâu Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa".+ "Giữa đường đứt gánh tương tưKeo loan chắp mối tơ thừa mặc em".+ "Vợ chàng quỉ quái tinh maPhen này kẻ cắp, bà già gặp nhau".CẢM ƠN CÁC EM+ "Truyện Kiều còn thì tiếng ta còn; tiếng ta còn thì nước ta còn" (Phạm Quỳnh)+ "Tay bẩn thì lấy nước mà rửa; nước bẩn thì lầy chi mà rửa" (Duy Tân) + "Sống vững chãi 4000 năm sừng sững Lưng đeo gươm, tay mềm mại bút hoa Trong và thật, sáng đôi bờ suy tưởng Sống hiên ngang mà nhân ái chan hoà" (Huy Cận) + "Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương Mịt mù khói toả cành sương Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ" (Ca dao)

File đính kèm:

  • pptTiet 1 2 Ngu van 10 NC.ppt