Bài giảng Ngữ văn 10 - Cảm hoài (đặng dung)

1- Tác giả

Đặng Dung (chữ Hán: 鄧容, ? – 1414 ), là nhà thơ và là danh tướng nhà Hậu Trần trong lịch sử Việt Nam.

Đặng Dung là người xã Tả Hạ, huyện Thiên Lộc, trấn Nghệ An (nay là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Ông là con trai cả của Quốc công Đặng Tất.

 

pptx14 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 1471 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn 10 - Cảm hoài (đặng dung), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
感懷 - 鄧容CẢM HOÀI (ĐẶNG DUNG)GV- NGUYỄN THỊ HẰNG NGA – THPT HOÀI ĐỨC BI- TÌM HIỂU CHUNG1- Tác giảĐặng Dung (chữ Hán: 鄧容, ? – 1414 ), là nhà thơ và là danh tướng nhà Hậu Trần trong lịch sử Việt Nam.Đặng Dung là người xã Tả Hạ, huyện Thiên Lộc, trấn Nghệ An (nay là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Ông là con trai cả của Quốc công Đặng Tất.I- TÌM HIỂU CHUNG1-Tác giảDưới triều nhà Hồ, ông giúp cha là Đặng Tất (? - 1409) cai quản đất Thuận HóaSau khi quân Minh (Trung Quốc) tiến chiếm nước Việt (khi ấy có quốc hiệu là Đại Ngu), nhà Hồ sụp đổ, Đặng Dung cùng cha tham gia cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi (tức Giản Định Đế).Ông từng giao chiến với quân Minh hàng trăm trận, năm 1414, ông bị giặc Minh bắt đưa về Trung Quốc, dọc đường, ông đã tự vẫn.Sáng tác chỉ còn một bài “Nỗi lòng” ( Cảm hoài)I- TÌM HIỂU CHUNG2 Tác phẩm- Thể thơ: thất ngôn bát cú- Bố cục:+ Bốn câu đầu: bi kịch và nỗi lòng của vị tướng già trước thời cuộc.+ Bốn câu sau: tâm trạng bi tráng và ý chí quật cường của vị tướng.II- ĐỌC - HIỂU VĂN BẢNPhiên âm Hán-Việt:Cảm hoài Thế sự du du nại lão hà? Vô cùng thiên địa nhập hàm ca Thời lai đồ điếu thành công dị, Vận khứ anh hùng ẩm hận đa. Trí chủ hữu hoài phù địa trục Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà. Quốc thù vị báo đầu tiên bạch, Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma. II- ĐỌC - HIỂU VĂN BẢNDịch nghĩa: Việc đời dằng dặc mà ta đã già, biết làm thế nào? Trời đất mênh mông đắm trong cuộc rượu hát ca. Khi gặp thời, người làm nghề hàng thịt, kẻ câu cá cũng dễ thành công, Lúc lỡ vận, bậc anh hùng đành phải nuốt hận nhiều. Giúp chúa, những mong xoay trục đất lại, Rửa vũ khí không có lối kéo tuột sông Ngân xuống. Thù nước chưa trả được mà mái tóc đã bạc sớm, Bao phen mang gươm báu mài dưới bóng trăng. II- ĐỌC- HIỂU VĂN BẢNBản dịch của Tản Đà Việc đời man mác, tuổi già thôi! Đất rộng trời cao chén ngậm ngùi. Gặp gỡ thời cơ may những kẻ, Tan tành sự thế luống cay ai! Phò vua bụng những mong xoay đất, Gột giáp sông kia khó vạch trời. Đầu bạc giang san thù chửa trả, Long tuyền mấy độ bóng trăng soi. Bản dịch của Phan Kế Bính Việc đời bối rối tuổi già vay, Trời đất vô cùng một cuộc say. Bần tiện gặp thời lên cũng dễ, Anh hùng lỡ bước ngẫm càng cay. Vai khiêng trái đất mong phò chúa, Giáp gột sông trời khó vạch mây. Thù trả chưa xong đầu đã bạc, Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày. II- ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN 世事悠悠奈老何, 無窮天地入酣歌。 時來屠釣成功昜, 運去英雄飲恨多。Thế sự du du nại lão hà? Vô cùng thiên địa nhập hàm ca Thời lai đồ điếu thành công dị, Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.1. Nỗi lòng của vị tướng già trước hoàn cảnh và thời cuộc (4 câu đầu)- Hoàn cảnh của một vị tướng già đầy bi kịch:+ việc đời nhiều >< đời người ngắn ngủi đem cái hữu hạn đối lập với cái vô hạn  lòng băn khoăn, ham vật lộn, ham đấu tranh nhưng bất lực vì tuổi tác,tình thế đành đắm mình trong rượu và ca.II- ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN 世事悠悠奈老何, 無窮天地入酣歌。 時來屠釣成功昜, 運去英雄飲恨多。Thế sự du du nại lão hà? Vô cùng thiên địa nhập hàm ca Thời lai đồ điếu thành công dị, Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.1. Nỗi lòng của vị tướng già trước hoàn cảnh và thời cuộc (4 câu đầu)- Nhà thơ suy nghĩ về thời thế  yếu tố quyết định sự thành đạt của mỗi người. Mượn chuyện Phàn Khoái, Hàn Tín không nhằm nói sự bất tài, tầm thường mà nhấn mạnh người anh hùng không gặp thời, lỡ vận.Nỗi lòng: buồn nhưng không bi quan mà đầy bi tráng và quật cường.II- ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN致主有懷扶地軸, 洗兵無路挽天河。 國讎未報頭先白, 幾度龍泉戴月磨。Trí chủ hữu hoài phù địa trục, Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà. Quốc thù vị báo đầu tiên bạch, Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma.2. Tâm trạng bi tráng và ý chí quật cường (4 câu sau)- Hình ảnh “xoay trục đất lại”  muốn nâng đỡ giang sơn đang “nghiêng lệch”.- “Rửa vũ khí” (tẩy binh)  mong muốn chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình cho đất nước.II- ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN致主有懷扶地軸, 洗兵無路挽天河。 國讎未報頭先白, 幾度龍泉戴月磨。Trí chủ hữu hoài phù địa trục, Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà. Quốc thù vị báo đầu tiên bạch, Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma.2. Tâm trạng bi tráng và ý chí quật cường (4 câu sau)Ý nguyện tốt đẹp của tác giả: mang tài, đức giúp vua giữ yên đất nước, mang lại nền thái bình cho dân. Đó là khát vọng, ước nguyện lớn lao của người anh hùng nhưng không thể thực hiện được bởi chí lớn nhưng lực bất tòng tâm.II- ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN2. Tâm trạng bi tráng và ý chí quật cường (4 câu sau)- Hình tượng cuối bài thơ: tráng sĩ ngẩng đầu nhìn trời than thở tuổi đã già, nhưng cái đáng quí là tráng sĩ vẫn mài gươm nuôi chí lớn cho đời sau  ý chí quật cường, tư thế tuyệt đẹp.II- ĐỌC- HIỂU VĂN BẢNChủ đề: Bài thơ giãi bày nỗi lòng trước hoàn cảnh và thời cuộc. Đồng thời thể hiện tâm trạng bi tráng và ý chí quật cường của tác giả.III- KẾT LUẬN- Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, hình ảnh kì vĩ, gợi cảm.- Cảm xúc bi tráng của lão tướng trước tình thế, vận nước nguy nan.- Nét son chói lọi trên nền thơ Lí – Trần.

File đính kèm:

  • pptxcam hoai Dang Dung.pptx
Giáo án liên quan