Bài giảng Nghệ thuật "tả cảnh ngụ tình" trong "Đoạn trường tân thanh"

Khi nhận xét về thiên nhiên trong 'Truyện Kiều" giáo sư văn học Đặng Thanh Lê đã từng nói:

"Có thể nói thiên nhiên trong "Truyện Kiều" cũng là một nhân vật thường lặng lẽ, kín đáo, nhưng không mấy khi không xuất hiện và luôn luôn thấm đượm tình nghĩa" .

Quả đúng như vậy, đại thi hào dân tộc Nguyễn Du chỉ tạo cơ hội cho thiên nhiên xuất hiện khi cần tạo nền cảnh cho một cuộc gặp gỡ, hẹn hò hoặc khi bộc lộ giúp những cảm nhận tâm trạng của các nhân vật về thời gian, không gian và cảnh ngộ, vv.

 

 

 

ppt20 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1544 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Nghệ thuật "tả cảnh ngụ tình" trong "Đoạn trường tân thanh", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khi nhận xét về thiên nhiên trong 'Truyện Kiều" giáo sư văn học Đặng Thanh Lê đã từng nói: "Có thể nói thiên nhiên trong "Truyện Kiều" cũng là một nhân vật thường lặng lẽ, kín đáo, nhưng không mấy khi không xuất hiện và luôn luôn thấm đượm tình nghĩa" . Quả đúng như vậy, đại thi hào dân tộc Nguyễn Du chỉ tạo cơ hội cho thiên nhiên xuất hiện khi cần tạo nền cảnh cho một cuộc gặp gỡ, hẹn hò hoặc khi bộc lộ giúp những cảm nhận tâm trạng của các nhân vật về thời gian, không gian và cảnh ngộ, vv.. Đây chính là bút pháp "tả cảnh ngụ tình' đặc sắc của Nguyễn Du trong "Truyện Kiều", là lối tả cảnh mang tính cách chủ quan, man mác khắp trong truyện Kiều . Cảnh vật bao giờ cũng bao hàm một nỗi niềm tâm sự của nhân vật ẩn chứa trong đó. Nói một cách khác, Nguyễn Du tả cảnh mà thâm ý luôn luôn đem cái cảm xúc của người đối cảnh cho chi phối lên cảnh vật. Điều này khiến cho cảnh vật trở thành linh hoạt như có một tâm hồn hay một nỗi xúc cảm riêng tư nào đó. Trong tiết thanh minh trong sáng, khắp nơi đều nô nức đi tảo mộ, du xuân thì thiên nhiên ùa vào lòng người với những màu sắc hài hòa tới mức tuyệt diệu, trong trẻo và tràn trề sức sống. "Cỏ non xanh rợn chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa" Thật là một bức tranh màu sắc thanh nhã tuyệt hảo: trên thảm cỏ xanh mướt bao la, nổi những bông hoa lê trắng tinh. Chỉ có hai màu xanh và trắng như nỗi thanh khiết của tâm hồn chị em Kiều đi dự lễ Thanh Minh. Chính cái không gian bát ngát màu xanh của cỏ mùa xuân, điểm vào một vài bông hoa lê trắng muốt tinh khiết như đưa lòng người vào trong cảnh bay bay nhe nhẹ, lâng lâng. Qua bốn câu thơ cuối trong đoạn trích "Cảnh ngày xuân": " Bước lần theo ngọn tiểu khê Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh Nao nao dòng nước uốn quanh Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang" “Nao nao”, chỉ sự ngập ngừng lãng đãng của dòng nước trôi dưới chân cầu nhưng cũng chỉ tâm sự con người. Ta thấy cảnh ở đây thật mơ mộng, thắm đượm tình người. Chỉ một nhịp cầu nhỏ cũng đủ gợi lên cái thanh, cái dịu của mùa xuân. Nhưng ở đây không còn sự rộn ràng, náo nhiệt của lễ hội ngày xuân, mà thay vào đó là một không gian tĩnh mịch như làm bước đệm cho sự xuất hiện của mộ người kỹ nữ Đạm Tiên. " Bước lần theo ngọn tiểu khê Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh Nao nao dòng nước uốn quanh Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang Thiên nhiên cũng trở nên hữu tình và đầy chất thơ hơn khi Kiều chia tay Kim Trọng sau lễ hội tiết thanh minh. Không phải là một họa sĩ với chiếc bút vẽ mà Nguyễn Du, với cách sử dụng tài hoa của một nghệ sĩ ngôn từ bậc thầy, đã dựng lên được một bức tranh thiên nhiên thật đẹp và hài hòa. Dưới cầu là dòng nước êm đềm, trong veo đang chảy, bên cây cầu ấy là hình ảnh "tơ liễu bóng chiều thướt tha" cảnh vật gắn liền với nhau như tôn nhau lên, chiếc cầu nhỏ nhắn như làm đẹp cho dòng nước và dòng nước làm cho chiếc cầu trở nên xinh xắn, đáng yêu hơn. Dưới cầu nước chảy trong veo Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha Phải chăng lúc này Kim Trọng chia tay với Thúy Kiều là lúc tâm hồn Kiều hồn nhiên nhất, trong sáng nhất nên cảnh vật cũng mang những nét hồn nhiên, trong sáng như chính tâm hồn Kiều? Khung cảnh thiên nhiên mang đậm hồn người, tình người, mang cùng nỗi niềm với con người. Người đã ra về mà như lưu luyến mãi nơi đây, nơi sẽ hằng ghi dấu mối tình đầu trong sáng, hồn nhiên của “Người quốc sắc, kẻ thiên tài” Không dừng lại ở đó, thiên nhiên còn trở thành một nhân chứng cho buổi thề non hẹn biển giữa nàng Kiều và chàng Kim: Vầng trăng vằng vặc giữa trời Đinh ninh hai mặt một lời song song Chính "vầng trăng vằng vặc giữa trời" kia đã chứng nhận cho mối tình trong sáng, hồn nhiên của đôi tai trài, gái sắc. Trong "Truyện Kiều" đã hơn bốn mươi lần Nguyễn Du nhắc đến ánh trăng nhưng chắc rằng ánh trăng trong đêm thề nguyền này đã đi vào tiềm thức, đã trở nên gắn bó nhất với Thúy Kiều. Nhưng lúc thất vọng não nề, vầng trăng lại hiện hữu theo một cách khác . Muốn gieo mình xuông sông Tiền Đường cho rũ nợ trần, tâm sự Kiều cũng như mảnh trăng sắp tàn, chẳng còn chút gì lưu luyến nơi thế gian: Mảnh trăng đã gác non đoài Một mình luống những đứng ngồi chưa xong. Một đoạn tả cảnh khác, tình người ẩn sâu trong cảnh vật . Đó là cảnh Kim Trọng sau khi hộ tang cha, về tìm lại Kiều nơi vườn Thúy, nhưng người xưa nay còn thấy đâu, chỉ còn cảnh vườn hoang cỏ dại lạnh lùng dưới ánh trăng : Đầy vườn cỏ mọc lau thưa Song trăng quạnh quẽ vách mưa rã rời Lần thứ hai, Kim Trọng tìm về nhà Vương Viên Ngoại để hỏi thăm Kiều thì cảnh nhà bây giờ thật sa sút, sân ngoài cỏ hoang mọc dại, ướt dầm dưới cơn mưa, tiêu điều như nỗi buồn tênh trong lòng chàng: Một sân đất cỏ dầm mưa Càng ngao ngán nỗi càng ngơ ngẩn đường Lúc Kiều theo Mã Giám Sinh về Lâm Tri , thì lòng nàng cũng chẳng thực sự là vui mà buồn hiu hắt như hàng lau bên vệ đường: Gió chiều như gợi cơn sầu Vi lô hiu hắt như màu khơi trêu … Vi lô san sát hơi may Một trời thu để riêng ai một người. Mùa thu trở nên lẻ loi "buồn điệp điệp", nặng trĩu những nhớ nhung như chính tâm trạng của Kiều. Một mùa thu bâng khuâng, xót xa, thao thức, khi về Trú Phường với Mã Giám Sinh : Đêm thu một khắc một chầy B âng khuâng như tỉnh như say một mình Và khi theo Sở Khanh để trốn Tú Bà, thì cảnh một đêm thu có trăng sáng, nhưng cũng lạnh lùng cũng chẳng khác chi tâm sự rối bời của Kiều : Lối mòn cỏ nhạt màu sương Lòng quê đi một bước đường một đau Có khi Nguyễn Du lại dùng một lối tả cảnh tượng trưng ngược lại, nghĩa là đem tấc lòng nhỏ bé của con người cho tỏa rộng bay hòa vào cái rộng lớn của trời đất. Hãy xem cảnh Kiều và Thúc Sinh chia tay nhau: Người lên ngựa kẻ chia bào Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san. Đó là sự phân ly buồn bã tuy chỉ giữa hai người, nhưng đã làm ảm đạm cả một vùng cảnh vật chung quanh. Đồng thời, nếu xét thêm về khung cảnh mùa thu trong "Truyện Kiều", ta thấy đây là mùa được nhắc đến nhiều nhất, tất cả là 15 lần. Nhưng mỗi lần nhắc đến mùa thu của Nguyễn Du lại mang một vẻ khác nhau bởi tâm trạng của nhân vật khác nhau. Khi Thúy Kiều chia tay cha, mẹ và các em để theo Mã Giám Sinh thì đó là một buổi đầu mùa man mác, cô đơn của người đi, kẻ ở: Buồn trông phong cảnh quê người Đầu cành quyên nhặt cuối trời nhạn thưa Hay là một mùa thu tươi sáng, rạo rực, nhẹ nhõm . Long lanh đáy nứơc in trời Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng. Cảnh vật thiên nhiên đẹp như một bức tranh thuỷ mặc. Xin nhắc rằng đó là cảnh vật được nhìn bởi tâm trạng của chàng Thúc Sinh trở về quê, lòng khấp khởi mừng vui vì nghĩ rằng vợ mình – Hoạn Thư – không hề biết việc mình có vợ lẻ … Đặc biệt là 8 câu thơ cuối đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích". Ởû đây Kiều nhìn đến cảnh trống trải, xa vắng mà nghĩ đến thân phận. Đây là những câu thơ réo rắc bậc nhất về nỗi buồn luân lạc bơ vơ : Buồn trông cửa biển chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa. Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh Buồn trông gió cuốn mặt duềnh Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi Cái hay nhất của đoạn thơ tả cảnh ngụ tình này là ở bút lực của thiên tài Nguyễn Du. Bút lực ấy đã phát huy cao độ tính đa nghĩa của ngôn ngữ và hình tượng, tạo nên nhiều tầng ý nghĩa phong phú. Cánh buồm thấp thoáng nơi cửa bể chiều hôm gợi lên một cảnh đời lưu lạc; một nỗi nhớ nhà, cô đơn. Cánh “hoa trôi man mác” giữa “ngọn nước mới sa” cũng là tâm trạng và số phận vô định của Thuý Kiều. “Nội cỏ rầu rầu” giữa “chân mây mặt đất” vô cùng rộng lớn xa xăm hay chính là tâm trạng bi thương, tương lai mờ mịt của nàmg ? Và thiên nhiên dữ dội, “gió cuốn mặt duềnh”, “ầm ầm tiếng sóng” như nói lên tâm trạng hãi hùng và cuộc ssống đầy đe doạ đang bao quanh nàng … Phải chăng đó cũng là lời dự báo về quãng đời tủi nhục, cay cực mà nàng sẽ trải qua trong mười lăm năm lưu lạc ? Ở đây, mỗi hình ảnh miêu tả thiên nhiên đồng thời là một ẩn dụ về tâm trạng, về số phận con người … Tám câu thơ, câu nào cũng vừa thực vừa hư, vừa là thực cảnh, vừa là tâm cảnh . Toàn là hình ảnh về sự vô vọng, sự dạt trôi, sự bế tắc và sự chao đảo, nghiêng đổ . Tình và cảnh hoà quyện, cảnh bộc lộ tình, tình thấm sâu vào cảnh trong bút pháp tả cảnh ngụ tình tuyệt diệu của Nguyễn Du khiến cho đoạn thơ sống mãi trong lòng người đọc với dư vang sâu lắng và thiết tha … Tóm lại, nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du thật là muôn hình vạn trạng. Nghệ thuật ấy chẳng khác gì nghệ thuật vẽ một bức tranh thủy mặc, nhiều khi chỉ một mảnh trời, một ánh trăng, một cành liễu, một dòng nước hay một áng mây hoàng hôn v.v… Chỉ thế thôi, nhưng chữ dùng về màu sắc và cách sắp đặt cảnh gần xa thật tài tình đã đủ lôi cuốn tâm hồn người đọc, như để cùng chung hòa vào cảnh vật. Một điều không thể chối cãi được là Nguyễn Du rất yêu cảnh thiên nhiên nên đã ban cho cảnh thiên nhiên một “hồn người” khiến cho không ai đọc thơ tả cảnh của Nguyễn Du mà không khỏi bồi hồi tấc dạ.. Giá trị văn chương tả cảnh của Nguyễn Du đã đạt tới mức tinh diệu để chỉ riêng một lãnh vực tả cảnh không thôi, Truyện Kiều cũng đủ xứng đáng là một : Hãy biết tha thứ cho người khác XIN CÁM ƠN. MỜI CÁC BẠN ĐẶT CÂU HỎI

File đính kèm:

  • ppttruyen kieu(5).ppt