. Kiến thức.
- Nêu được một vật có năng lượng khi vật đó có khả năng thực hiện công hoặc làm nóng các vật khác.
- Kể tên được những dạng năng lượng đã học.
- Nêu được ví dụ hoặc mô tả được hiện tượng trong đó có sự chuyển hoá các dạng năng lượng đã học và chỉ ra được trong mọi quá trình biến đổi đều kèm theo sự chuyển hoá năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng phân tích, giải thích hiện tượng vật lí cho HS.
3. Thái độ : Có tác phong làm việc khoa học
3 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 1032 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn vật lý 9 - Tiết 62: Năng lượng và sự chuyển hoá năng lượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 4/4/2012
Ngày giảng :6/4/2012.
Tiết 62. năng lượng và sự chuyển hoá năng lượng
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Nêu được một vật có năng lượng khi vật đó có khả năng thực hiện công hoặc làm nóng các vật khác.
- Kể tên được những dạng năng lượng đã học.
- Nêu được ví dụ hoặc mô tả được hiện tượng trong đó có sự chuyển hoá các dạng năng lượng đã học và chỉ ra được trong mọi quá trình biến đổi đều kèm theo sự chuyển hoá năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng phân tích, giải thích hiện tượng vật lí cho HS.
3. Thái độ : Có tác phong làm việc khoa học.
II. Đồ dùng dạy học.
- GV chuẩn bị cho cả lớp:
Tranh vẽ hình 59.1.
- Đi na mô xe đạp có bóng đèn (nếu có)
- Máy sấy tóc (nếu có)
- Bóng đèn Pin và Pin
- Gương cầu lõm và đèn chiếu.
III. Phương pháp dạy học : Phương pháp nêu vấn đề, đàm thoại, trực quan.
IV. Tổ chức giờ học.
* Kiểm tra bài cũ.
- Mục tiêu : Kiểm tra kiến thức về cơ năng, nhiệt năng.
- Thời gian : 5 phút.
- Cách tiến hành.
+ GV chỉ định học sinh trả lời :
Nêu định nghĩa cơ năng, định nghĩa nhiệt năng.
+ HS trả lời theo chỉ định của GV.
+ GV nêu nhận xét, cho điểm.
* Hoạt động 1. Tìm hiểu về năng lượng.
- Mục tiêu : Nêu được một vật có năng lượng khi vật đó có khả năng thực hiện công hoặc làm nóng các vật khác.
- Thời gian : 8 phút.
- Cách tiến hành : Phương pháp đàm thoại.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Bước 1: HĐ cá nhân
- GV nêu câu hỏi :
+) Hãy nêu tên các dạng năng lượng khác ?
+) Làm thế nào mà ta nhận biết mỗi dạng năng lượng đó ?
- GV cho HS thảo luận cách nhận biết từng dạng năng lượng một :
+) Điện năng.
+) Quang năng.
+) Hoá năng.
*Bước 2: HĐ cả lớp
* Kết luận. Yêu cầu HS trả lời :
Nêu cách nhận biết cơ năng và nhiệt năng.
- GV chuẩn hóa câu trả lời của học sinh, dặn HS học phần ghi nhớ theo SGK.
- Cá nhân tự nghiên cứu để trả lời C1, C2.
- Trả lời câu hỏi của GV và rút ra kết luận về những dấu hiệu để nhận biết được một vật có cơ năng hay nhiệt năng.
- Cá nhân nhớ lại kiến thức về các dạng năng lượng đã học nêu cách nhận biết điện năng, quang năng, hóa năng, trả lời câu hỏi của GV.
- Trả lời câu hỏi của GV để rút ra kết luận.
* Hoạt động 2. Các dạng năng lượng và sự chuyển hóa giữa chúng.
- Mục tiêu :
+ Kể tên được những dạng năng lượng đã học.
+ Nêu được ví dụ hoặc mô tả được hiện tượng trong đó có sự chuyển hoá các dạng năng lượng đã học và chỉ ra được trong mọi quá trình biến đổi đều kèm theo sự chuyển hoá năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
- Thời gian : 15 phút.
- Đồ dùng dạy học : Tranhvẽ hình 59.1 SGK.
- Cách tiến hành : Trực quan, đàm thoại.
*Bước 1: HĐ Cả lớp
- GV treo tranh vẽ phóng to hình 59.1 lên bảng yêu cầu HS nghiên cứu trả lời C3.
- Nếu có các thiết bị GV có thể biểu diễn các TN tương ứng để cho HS thấy rõ dạnh năng lượng nào có thể nhận biết trực tiếp được, dạng năng lượng nào phải nhận biết gián tiếp.
- Yêu cầu HS mô tả diễn biến của hiện tượng trong từng thiết bị, căn cứ vào đó để xác định dạng năng lượng trong từng bộ phận.
*Bước 2: HĐ cá nhân
- GV gọi HS trả lời câu hỏi :
Dựa vào đâu mà ta nhận biết được điện năng ?
Hãy nêu một số ví dụ chứng tỏ mỗi quá trình biến đổi trong tự nhiên đều kèm theo một sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác ?
* Kết luận. Yêu cầu HS trả lời :
Em hãy nêu các dạng năng lượng đã biết và sự chuyển hóa giữa chúng.
- Quan sát hình vẽ 59.1 – SGK tìm hiểu nội dung câu hỏi.
- Trả lời C3.
- Thảo luận chung về những biến đổi về hiện tượng quan sát được trong mỗi thiết bị, nhận biết có dạng năng lượng nào xuất hiện và do đâu mà có.
- Trả lời C4.
- Trả lời câu hỏi của GV.
- Trả lời câu hỏi của GV để rút ra kết luận.
* Hoạt động 3. Vận dụng.
- Mục tiêu : Vận dụng được các kiến thức đã học để giải được một bài tập định lượng cụ thể.
- Thời gian : 10 Phút.
- Cách tiến hành : Nêu vấn đề.
*Bước 1: HĐ cá nhân
- Yêu cầu HS trả lời C5.
- GV gợi ý :
+) Trong C5, điều gì chứng tỏ nước nhận thêm nhiệt năng ?
+) Dựa vào đâu mà ta biết được nhiệt năng mà nước nhận được là do điện năng chuyển hoá thành ?
*Bước 2: HĐ cả lớp
+ Kết luận. Yêu cầu HS nêu cách giải bài toán trên.
- Cá nhân tìm hiểu câu hỏi C5.
- Thảo luận chung, lập luận để trả lời C5 :
Vì bình cách nhiệt nên phần nhiệt lượng nước nhận được để tăng 200c lên 800c chính là phần nhiệt lượng do điện năng chuyển hoá thành :
A = Q = m.c.(t2 – t1) = 2.4200.60
= 504 000 (J) = 0,14(KW.h).
- Trả lời câu hỏi của giáo viên.
* Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà.
- GV nêu câu hỏi củng cố :
+) Dựa vào dấu hiệu nào mà ta nhận biết được cơ năng và nhiệt năng ?
+) Có những dạng năng lượng nào phải chuyển hoá thành cơ năng và nhiệt năng mới nhận biết được ?
- Dặn HS về nhà học thuộc bài, nghiên cứu trước bài 60 SGK.
File đính kèm:
- t62.doc