Bài giảng môn vật lý 9 - Tiết 55: Bài tập quang hình

Mục tiêu.

1. Kiến thức.

- Vận dụng được kiến thức để giải được các bài tập định tính và định lượng về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, về các thấu kính và các dụng cụ quang học đơn giản.

- Thực hiện được đúng các phép vẽ hình quang học.

- Giải thích được một số hiện tượng và một số ứng dụng về quang hình học.

 2. Kỹ năng :

- Rèn kỹ năng phân tích, vẽ hình, tính toán.

3. Thái độ :

 

doc3 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 1075 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn vật lý 9 - Tiết 55: Bài tập quang hình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/3/2012 Ngày giảng: 15/3/2012. Tiết 55. bài tập quang hình I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Vận dụng được kiến thức để giải được các bài tập định tính và định lượng về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, về các thấu kính và các dụng cụ quang học đơn giản. - Thực hiện được đúng các phép vẽ hình quang học. - Giải thích được một số hiện tượng và một số ứng dụng về quang hình học. 2. Kỹ năng : - Rèn kỹ năng phân tích, vẽ hình, tính toán. 3. Thái độ : - Có tính tỉ mỉ, chính xác. II. Đồ dùng dạy học. III. Phương pháp dạy học : Phương, pháp nêu vấn đề, đàm thoại. IV. Tổ chức giờ học. * Mở bài. - Mục tiêu : Giới thiệu nội dung bài học. - Thời gian : 2 phút. - Cách tiến hành : + Giáo viên nêu mục tiêu bầi học. + Học sinh nnghe,ghi nhớ. * Hoạt động 1. Giải bài 1. - Mục tiêu : + Vận dụng được kiến thức để giải được các bài tập định tính + Thực hiện được đúng các phép vẽ hình quang học. - Thời gian : 15 phút. - Cách tiến hành : Nêu vấn đề,đàm thoại. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh *Bước 1: HĐ cả lớp 1. Tìm cách giải. - Yêu cầu HS nghiên cứu đề bài, nêu câu hỏi : Trước khi đổ nước mắt có nhìn thấy tâm o của đáy bình không ? Vì sao sau khi đổ nước mắt lại nhìn thấy o ? Nêu cách vẽ tia sáng từ tâm của đáy bình truyền tới mắt. *Bước 2: HĐ cá nhân 2. Giải. - Chỉ định 1 HS lên bảng giải,các HS khác làm ra nháp. - Tổ chức cho HS trao đổi trước lớp lời giải trên bảng. - Giáo viên chuẩn hóa lời giải của HS. * Kết luận. Yêu cầu HS trả lời: Nêu cách vẽ đường truyền của tia sáng từ một môi trường trong suốt khác tới mắt. - Cá nhân nghiên cứu nội dung đề bài, tìm hiểu cách giải bài toán, trả lời câu hỏi của GV. - Cách vẽ : + Vẽ tia khúc xạ và xác định điểm tới. + Vẽ tia tới. -Trả lời câu hỏi của GV. * Hoạt động 2. Giải bài 2. - Mục tiêu : + Vận dụng được các kiến thức đã học để giải được bài tập định tính, định lượng về thấu kính. + Thực hiện được đúng các phép vẽ hình quang học. - Thời gian : 15 phút. - Cách tiến hành : Nêu vấn đề, đàm thoại. *Bước 1: HĐ cả lớp 1. Tìm cách giải. - Yêu cầu HS nghiên cứu đề bài, tìm cách giải bài toán, trả lời: Bài toán cho biết những đại lượng nào? Yêu cầu thực hiện điều gì ? Nêu cách giải bài toán. - Giáo viên chuẩn hóa câu trả lời của HS. *Bước 2: HĐ cá nhân 2. Giải bài toán. - Yêu cầu HS HĐ cá nhân giải bài toán. - Giáo viên hướng dẫn : Nêu cách vẽ ảnh của vật qua thấu kính hội tụ. - Tổ chức cho HS trao đổi trước lớp lời giải. - Giáo viên chuẩn hóa lời giải của HS. * Kết luận. Yêu cầ HS nhắc lại cách giải bài toán. - Nghiên cứu đề bài, tìm cách giải bài toán, trả lời câu hỏi của GV. - Cá nhân tự lực giải bài toán. a) Vẽ ảnh của vật. B I F/ A/ A o B/ - Tính xem A/B/ lớn gấp mấy lần AB. ( bằng cách tính tỉ số 0A// 0A) (1) (2) Từ (1) và (2) suy ra Thay 0A = 16 cm, 0F/ = 12 cm, tính được 0A/ = 48 cm hay 0A/ = 3. 0A Vậy, ảnh cao gấp ba lần vật. - Tham gia trao đổi trước lớp lời giải. - Trả lời câu hỏi của GV. - HS nhắc lại cách giải bài toán. Hoạt động 3. Giải bài 3. - Mục tiêu : Giải thích được một số hiện tượng và một số ứng dụng về quang hình học. - Thời gian : 12 phút. - Cách tiến hành : Phương pháp nêu vấn đề, đàm thoại. *Bước 1: HĐ cả lớp 1. Tìm cách giải bài toán. - Yêu cầu HS nghiên cứu đề bài, tìm cách giải bài toán, trả lời : Đặc điểm chính của mắt cận là không nhìn rõ những vật ở xa hay ở gần mắt ? Người bị cận thị càng nặng thì càng không nhìn rõ các vật ở xa hay ở gần mắt ? Khắc phục tật cận thị là làm cho người cận thị có thể nhìn rõ các vật ở xa mắt hay ở gần mắt ? Kính cận là thấu kính hội tụ hay thấu kính phân kì ? - Giáo viên chuẩn hóa câu trả lời của HS. *Bước 2: HĐ cá nhân 2. Giải bài toán. - Giáo viên lần lượt đưa ra các câu hỏi theo nội dung của đề, yêu cầu HS trả lời. - Giáo viên chuẩn hóa câu trả lời của HS. * Kết luận: Yêu cầu HS nhắc lại cách giải bài toán. - Cá nhân nghiên cứu nội dung đề bài, tìm cách giải bài toán, trả lời lần lượt các câu hỏi của GV, HS khác nêu nhận xét, bổ sung. - Cá nhân tự lực giải bài toán. a) Hòa bị cận thị nặng hơn Bình. b) Hòa và Bình đều phải đeo thấu kính phân kì để khắc phục tật cận thị,kính của Hòa có tiêu cự ngắn hơn. - Nhắc lại cách giải bài toán theo yêu cầu của GV. V. Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà. - Giáo viên yêu cầu HS trả lời: Nêu cách giải bài tập quang hình. - Giáo viên chuẩn hóa câu trả lời của HS. - Dặn HS về nhà học thuộc bài,giải thêm bài tập quang hình học trong SBT, nghiên cứu trước bài 52 SGK.

File đính kèm:

  • doct55.doc
Giáo án liên quan