Kiến thức.
- Nêu được đặc điểm của mắt cận và cách khắc phục.
- Nêu được đặc điểm của mắt lão và cách khắc phục.
2. Kĩ năng :
- Biết cách thử mắt bằng bảng thử thị lực.
3. Thái độ :
- Có ý thức liên hệ kiến thức với thực tiễn để bảo vệ mắt.
II. Đồ dùng dạy học.
3 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 1076 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn vật lý 9 - Tiết 53: Mắt cận và mắt lão, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 5/3/2012
Ngày giảng :8/3/2012.
Tiết 53 mắt cận và mắt lão
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Nêu được đặc điểm của mắt cận và cách khắc phục.
- Nêu được đặc điểm của mắt lão và cách khắc phục.
2. Kĩ năng :
- Biết cách thử mắt bằng bảng thử thị lực.
3. Thái độ :
- Có ý thức liên hệ kiến thức với thực tiễn để bảo vệ mắt.
II. Đồ dùng dạy học.
GV chuẩn bị cho mỗi nhóm HS (nếu có).
1 kính cận
1 kính lão.
GV chuẩn bị cho cả lớp : Bảng phụ nội dung câu hỏi kiểm tra.
HS ôn lại cách dựng ảnh của một vật tạo bởi TKPK và cách dựng ảnh ảo của một vật tạo bởi TKHT.
III. Phương pháp dạy học :
- Phương pháp nêu vấn đề, đàm thoại.
Kiểm tra bài cũ.
- Mục tiêu : Kiểm tra kiến thức về mắt.
- Thời gian : 5 phút.
- Cách tiến hành.
HS : Trả lời câu hỏi:
+) Điểm cực cận và điểm cực viễn của mắt là gì?
+) Mắt chỉ nhìn rõ các vật trong khoảng vật nằm từ điểm nào đến điểm nào của mắt?
+) Trả lời câu hỏi 48.1, 48.2 (SBT) trên bảng phụ.
+) GV nêu nhận xét câu trả lời của HS, cho điểm.
*Hoạt động 1. Tìm hiểu tật cận thị và cách khắc phục.
- Nêu được đặc điểm của mắt cận và cách khắc phục.
- Thời gian : 15 phút.
- Đồ dùng dạy học : Kính cận.
- Cách tiến hành : Phương pháp đàm thoại.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động học sinh
**Bước 1: HĐ cá nhân
- Đề nghị từng HS trả lời C1 (trên bảng phụ).
- Cho HS thảo luận, xác định câu trả lời đúng nhất.
- Gọi HS trả lời C2.
- Cho HS trả lời C3 theo nhiều cách.
- GV vẽ mắt, cho vị trí CV , vẽ vật AB.
+) Mắt có nhìn rõ vật AB không ? tại sao ?
- GV vẽ thêm kính cận có F = CV yêu cầu HS vẽ ảnh A/B/ và trả lời câu hỏi :
+) Mắt có nhìn rõ ảnh A/B/ của AB không ? tại sao ? ảnh này lớn hơn hay nhỏ hơn AB?
*Bước 2: HĐ cả lớp
Vậy, mắt cận không nhìn rõ những vật ở xa hay ở gần mắt ?
+) Kính cận là thấu kính loại gì ? kính phù hợp có tiêu điểm nằm ở điểm nào của mắt ? Tại sao ?
Kết luận. Yêu cầu HS nêu kết luận về biểu hiện của mắt cận và loại kính phải đeo để khắc phục tật cận thị.
*Tích hợp môi trường:
? Nêu các nguyên nhân gây cận thị? và biện pháp bảo vệ mắt?
*GVTB:- Nguyên nhân gây cận thị là do: Ô nhiễm không khí,sử dụng ánh sáng không hợp lý, thói quen làm việc không khoa học.
- Người cận thị là do mắt liên tục phải điều tiết nên thường bị tăng nhãn áp,chóng mặt đau đầu,ảnh hưởng đến lao động trí óc và tham gia giao thông.
Từng HS tìm hiểu nội dung, trả lời C1. - Thảo luận câu trả lời.
- Từng HS làm C2 : Mắt cận không nhìn rõ những vật ở xa mắt, điểm Cv ở gần hơn mắt bình thường.
- Nêu cách kiểm tra, nhận biết kính cận là TKPK.
- Từng HS làm C4.
- Trả lời và thực hiện các yêu cầu của GV.
- Nêu kết luận về biểu hiện của mắt cận và loại kính phải đeo để khắc phục tật cận thị.
*Hoạt động 2. Tìm hiểu về tật mắt lão và cách khắc phục.
- Nêu được đặc điểm của mắt lão và cách khắc phục.
- Thời gian : 15 phút.
- Đồ dùng dạy học : Kính cận.
- Cách tiến hành : Phương pháp đàm thoại.
*Bước 1: HĐ cá nhân
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân với SGK, trả lời câu hỏi :
+) Mắt lão nhìn rõ các vật ở xa hay các vật ở gần ?
+) So với mắt bình thờng thì điểm CC của mắt lão ở xa hơn hay ở gần hơn ?
- Đề nghị HS làm C5.
- Yêu cầu HS vẽ mắt, cho vị trí điểm CC.
+) Mắt có nhìn thấy vật AB không ? tại sao ?
- Sau đó yêu cầu HS vẽ thêm kính lão đặt gần sát mắt, vẽ ảnh A/B/ của AB.
+) Mắt có nhìn rõ ảnh A/B/ của AB không? vì sao ? Mắt nhìn ảnh này lớn hơn hay nhỏ hơn AB ?
+) Kính cận là thấu kính loại gì ? có tiêu điểm ở vị trí nào của mắt là thích hợp ?
*Bước 2: HĐ cả lớp
Kết luận. Yêu cầu HS nêu kết luận về biểu hiện của mắt lão và loại kính phải đeo để khắc phục tật mắt lão.
+ Biện pháp bảo vệ mắt:
- Để giảm nguy cơ mắc các tật của mắt,moi người cùng nhau giữ gìn MT trong lành, không có ô nhiễm và có thói quen làm việc khoa học
- Người cận thị h/chế điều khiển các phương tiện giao thông...
- Cần có biện pháp bvảo vệ và luyện tập cho mắt,tránh nguy cơ tật nặng hơn
- Từng HS đọc mục 1 phần II –SGK.
- Trả lời câu hỏi của GV.
- Từng HS làm C5 : Nừu có một kính lão, quan sát thấy phần rìa của thấu kính mỏng hơn phần giữa của thấu kính nên đó là thấu kính hội tụ.
- Nêu cách kiểm tra (theo nhiều cách)
- HS làm C6 và trả lời câu hỏi của GV.
- Nêu kết luận về biểu hiện của mắt lão và loại kính phải đeo để khắc phục tật mắt lão.
*Hoạt động 3. Vận dụng.
- Mục tiêu : Vận dụng được kiến thức về mắt cận và mắt lão trả lời được các câu hỏi đơn giản có liên quan.
- Thời gian : 5 phút.
- Cách tiến hành : Phương pháp đàm thoại.
.- GV đề nghị một số HS nêu biểu hiện của mắt cận, cuả mắt lão, loại kính phải đeo để khắc phụ mỗi tật này.
- Gọi HS trả lời C7, C8.
- Gv chuẩn hoá câu trả lời của HS.
Kết luận. GV tiểu kết hoạt động 3.
- HS nêu biểu hiện của tật mắt cận và cách khắc phục.
- Nêu biểu hiện của mắt lão và cách khắc phục.
- Trả lời C7, C8.
- HS nghe, ghi nhớ.
V. Củng cố và hướng dẫn học tập ở nhà (5 phút).
- Yêu cầu HS trả lời : Nêu các biểu hiện của tật cận thị và tật mắt lão và cách khắc phục.
- Học bài theo ghi nhớ trong SGK.
- Làm bài tập 49.1 – 49.4 (SBT).
File đính kèm:
- t53.doc