Bài giảng môn Vật lí 6 - Tiết 1, 2: Bài tập : Đo độ dài

A. MHỮNG ĐIỀU CẦN NHỚ:

1. Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là mét (m)

2. Dụng cụ dùng để đo độ dài là thước đo: thước kẻ, thước dây, thước mét.

3. Khi sử dụng bất kì dụng cụ đo nào cũng cần biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của nó.

• Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.

• Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ đài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

4. Để đo độ dài cần:

 

doc33 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 857 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn Vật lí 6 - Tiết 1, 2: Bài tập : Đo độ dài, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 1+2 Ngày soạn : 15/09/2010 BÀI TẬP : ĐO ĐỘ DÀI MHỮNG ĐIỀU CẦN NHỚ: Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là mét (m) Dụng cụ dùng để đo độ dài là thước đo: thước kẻ, thước dây, thước mét... Khi sử dụng bất kì dụng cụ đo nào cũng cần biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của nó. Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước. Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ đài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. Để đo độ dài cần: Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp. Đặt thước và mắt nhìn đúng cách. Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định. BÀI TẬP: Hãy kể tên những loại thước đo độ dài mà em biết. Tại sao người ta lại sản xuất ra nhiều loại thước khác nhau như vậy? Trả lời: Thước thẳng, thước mét, thước dây,... Người ta sản xuất ra nhiều loại thước khác nhau như vậy để có thể chọn thước phù hợp với độ dài thực tế cần đo. Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 1dm để đo chiều dài lớp học. Trong các cách ghi kết quả dưới đây, cách ghi nào là đúng? A. 5m; B. 50dm; C. 500cm; D. 50,0dm Trả lời: B. 50dm Các kết quả đo độ dài trong ba bài báo cáo kết quả thực hành được ghi như sau: l1 = 20,1cm; B. l2 = 21cm; C. l3 = 20,5cm Hãy cho biết ĐCNN của thước đo dùng trong mỗi bài thực hành? Trả lời: ĐCNN của các thước dùng trong bài thực hành là: A: 0,1cm. B: 1cm. C: 0,1cm hoặc 0,5cm. Cho một quả bóng bàn, 2 vỏ bao diêm, một băng giấy cỡ 3cm x 15cm, 1 thước nhựa dài khoảng 200mm, chia tới mm. Hãy dùng những dụng cụ trên để đo đường kính và chu vi quả bóng bàn. Trả lời: Phương án gợi ý có thể là: Đo đườg kính quả bóng bàn: Đặt 2 vỏ bao diêm tiếp xúc với hai bên quả bóng bàn và song song với nhau. Dùng thước nhựa đo khoảng cách giữa hai bao diêm. Đó chính là đường kính quả bóng bàn. Đo chu vi quả bóng bàn: Dùng băng giấy quấn 1 vòng theo đường hàn giữa hai nửa quả bóng bàn. Dùng thước nhựa đo độ dài đã đánh dấu trên băng giấy. Đó chính là chu vi quả bóng bàn. Để xác định chu vi của một chiếc bút chì, đường kính của một sợi dây chỉ em làm cách nào? Em dùng thước nào, có GHĐ và ĐCNN là bao nhiêu? Trả lời: Phương án gợi ý có thể là: - Xác định chu vi của bút chì: Dùng sợi chỉ quấn 1 hoặc 20,... vòng sát nhau xung quanh bút chì. Đ ánh dấu độ dài của tất cả các vòng dây này trên sợi dây chỉ. Dùng thước có ĐCNN phù hợp (1mm) để đo độ dài đã đánh dấu. Lấy kết quả đo chia cho số vòng dây, ta được chu vi của bút chì. - Xác định đường kính sợi chỉ: Dùng sợi chỉ quấn 20 hoặc 30 vòng sát nhau xung quanh bút chì. Đánh dấu độ dài đã quấn được trên bút chì. Dùng thước có ĐCNN phù hợp để đo độ dài đã đánh dấu. Lấy kết quả đo chia cho số vòng dây, ta được đường kính sợi chỉ. BÀI TẬP VỀ NHÀ: Hãy tìm cách xác định đường kính trong của vòi máy nước hoặc ống tre, đường kính vung nồi nấu cơm của gia đình em? Trong số các thước dưới đây, thước nào thích hợp nhất để đo chiều dài sân trường em? Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm. Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm. Thước dây có GHĐ 150m và ĐCNN 1mm. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm. Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 2cm để đo chiều dài cuốn sách giáo khoa Vật lí 6. Trong các cách ghi kết quả đo dưới đây, cách ghi nào là đúng? A. 240mm. B. 23cm. C. 24cm. D. 24,0cm. MỞ RỘNG KIẾN THỨC: 1. Mặc dù hệ SI đã được các nước trên thế giới công nhận và sử dụng, một số dơn vị độ dài cũ theo thói quen vẫn được sủ dụng với các đơn vị mới. Ở nước Anh và các nước nói tiếng Anh vẫn dùng các đơn vị inh (kí hiệu: in hoặc ”), fut (kí hiệu: ft hoặc ’), thước Anh (kí hiệu: yd). 1” = 2,54cm 1’ = 12” = 30,5cm 1yd = 3’ = 91,5cm 2. Không thể có phép đo nào hoàn toàn chính xác. Phép đo nào cũng có kèm theo sai số, nhưng có thể làm cho sai số giảm bớt đi bằng cách chọn thước đo thích hợp và thực hiện tốt những qui định về phép đo. Tiết : 3+4 Ngày soạn : 18/09/2010 BÀI TẬP : ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG NHỮNG ĐIỀU CẦN NHỚ: 1. Mỗi vật, dù to hay nhỏ, đều chiếm một thể tích trong không gian. Đơn vị đo thể tích trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta là mét khối và lít. Mét khối (kí hiệu m3) là thể tích một khối lập phương có cạnh bằng 1m. Lít (kí hiệu l) là thể tích bằng 1dm3. Đơn vị thể tích nhỏ hơn lít là mililít (ml). 1m3 = 1000dm3 1000000cm3 = 1000000cc 1l = 1dm3 = 1000ml = 1000cc Các dụng cụ đo thể tích thường dùng là: bình chia độ, bơm tiêm, ca đong có ghi dung tích... Để đo thể tích một chất lỏng bằng bình chia độ, ta cũng phải thực hiện các bước tương tự như khi đo một độ dài, cụ thể là: - Trước khi đo, phải ước lượng thể tích cần đo, và chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp để đo thể tích đó. - Trong khi đo, phải đặt bình chia độ thẳng đứng, và đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình. Phải đọc kết quả theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng. BÀI TẬP: Hãy chọn bình chia độ phù hợp nhất trong các bình chia độ dưới đây để đo thể tích của một lượng chất lỏng còn gần đầy chai 0,5l: A. Bình 1000ml có vạch chia tới 10ml. B. Bình 500ml có vạch chia tới 2ml. C. Bình 100ml có vạch chia tới 10ml. D. Bình 500ml có vạch chia tới 5ml. Trả lời: B. Bình 500ml có vạch chia tới 2ml. 2. Người ta đã đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN 0,5cm3. Hãy chỉ ra cách ghi kết quả đúng trong những trường hợp dưới đây: A. V1 = 20,2cm3. B. V2 = 20,50cm3. C. V3 = 20,5cm3. D. V4 = 20cm3. Trả lời: C. V3 = 20,5cm3. 3. Các kết quả đo thể tích trong hai bản báo cáo kết quả thực hành được ghi như sau: a, V1 = 15,4cm3 b, V2 = 15,5cm3 Hãy cho biết ĐCNN của bình chia độ dùng trong mỗi bài thực hành. Trả lời: ĐCNN của bình chia độ dùng trong hai bài thực hành là: a, 0,2cm3. b, 0,1cm3 hoặc 0,5cm3 4. Hãy kể tên những dụng cụ đo thể tích chất lỏng mà em biết. Những dụng cụ đó thường được dùng ở đâu? Trả lời: Các loại ca đong, chai lọ có ghi sẵn dung tích. Thường được dùng để đong xăng dầu, nước mắm, bia... Các loại bình chia độ. Thường được dùng để đo thể tích chất lỏng trong các phòng thí nghiệm. Xilanh, bơm tiêm. Thường được dùng để đo thể tích nhỏ như thuốc tiêm,... BÀI TẬP VỀ NHÀ: 1. Bên ngoài một bể chứa nước bằng kim loại không gỉ, có ghi 1500l. Con số đó có ý nghĩa gì? A. Thể tích bể nước. B. Dung tích bể nước. C. Thể tích nước trong bể. D. Thể tích nước tối đa chứa được trong bể. 2. Một người dùng bình chia độ A để đo thể tích một lượng nước, và ghi được kết quả là 24,4ml. Người đó lại dùng bình chia độ B để đo thể tích một lượng rượu và ghi được kết quả là 24,5ml. Các cách đo và ghi kết quả đều đúng qui định. Em có thể cho biết ĐCNN của mỗi bình không? 3. Em muốn lấy 20ml nước vào trong cốc, mà dụng cụ đo của em chỉ có 2 bơm tiêm với GHĐ 2ml và 4ml. Em sẽ làm như thế nào? Hãy đánh giá cách làm của em. 4. Hai học sinh làm thí nghiệm đo thể tích chất lỏng. Em thứ nhất ghi kết quả là 30ml, em thứ hai ghi kết quả là 30,0ml. Cả hai em đều thực hiện đúng các qui định. Em nhận xét gì về hai kết quả mà hai bạn đó đã đạt được? MỞ RỘNG KIẾN THỨC: 1. Cần phân biệt rõ dung tích của một cái bình (thể tích tối đa chất lỏng mà nó có thể chứa được) với thể tích của chính bản thân nó (thể tích của chất liệu làm ra nó). Một cái cốc nhựa có thể có dung tích 200ml (hay: 200cm3), nhưng thể tích của chính nó có thể chỉ là 1 hoặc 2 cm3. Khi úp 10 cái cốc như vậy vào trong tủ, chúng chiếm một khoảng không gian độ 2dm3. Nhưng khi lồng 10 cái cốc với nhau rồi mới úp chúng vào tủ, chúng có thể chỉ chiếm một khoảng không gian độ 300cm3. 2. Ở nước Anh và một số nước nói tiếng Anh, người ta vẫn dùng các đơn vị đo thể tích cũ. Đó là inh khối (1 in3 = 16,390 cm3), fut khối (1 ft3 = 0,028 m3), thước khối Anh (1 yd3 = 0,760 m3). Điều đó làm việc giao dịch và trao đổi thêm phức tạp. Nhưng trong khoa học, người ta đã dùng thống nhất đơn vị thể tích là m3. Đối với thể tích các chất lỏng, tình hình còn phức tạp hơn. Thể tích các chất lỏng nói chung được đo bằng đơn vị thùng. Nhưng một thùng của Anh bằng khoảng 164l, và một thùng của Mỹ bằng khoảng 119l. Riêng trong việc buôn bán dầu thô thì một thùng của Anh bằng khoảng 159l, một thùng của Mỹ bằng 139l. 3. Đơn vị lít không nằm trong hệ đơn vị SI, nhưng cũng được đưa vào hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta. Lít được dùng chủ yếu để đo thể tích các chất lỏng, và dung tích các bình chứa. Người ta chỉ nói 1 lít nước, 1 lít rượu, cái chai nửa lít. Không ai nói một lít gỗ, 1 lít sắt. Tên gọi cc không phải là một tên gọi hợp pháp trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta. Nó chỉ được quen dùng trong ngành y dược. Người ta thường nói bệnh nhân được tiêm bao nhiêu cc máu. Không ai nói cái cốc chứa bao nhiêu cc bia. Tiết : 5+6 Ngày soạn : 25/09/2010 BÀI TẬP : ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN KHÔNG THẤM NƯỚC NHỮNG ĐIỀU CẦN NHỚ : Để đo thể tích một vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ ta phải: Đổ một lượng nước vào bình, và đọc giá trị độ chia của bình (V1); Thả vật rắn cho chìm hẳn vào trong nước và đọc giá trị độ chia của bình (V2); V1 là thể tích của lượng nước, V2 là thể tích chung của lượng nước đó và của vật rắn. Do đó, thể tích của vật rắn là: V2 – V1. Nếu vật rắn không thấm nước không bỏ lọt bình chia độ, ta có thể dùng thêm một bình tràn và một bình chứa, và tiến hành cách đo như sau: Đổ nước vào bình tràn tới khi nước tràn ra ngoài, sau đó đặt bình chứa dưới bình tràn; Thả vật rắn cho chìm hẳn vào trong nước; Đổ lượng nước đã hứng được trong bình chứa vào bình chia độ và đọc gía trị độ chia (V). V là thể tích của lượng nước tràn ra, và cũng là thể tích của vật rắn. BÀI TẬP: Người ta dùng một bình chia độ ghi tới cm3 chứa 55cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 86cm3. Hỏi các kết quả ghi sau đây, kết quả nào là đúng? A. V1 = 86cm3 B. V2 = 55cm3 C. V3 = 31cm3 D. V4 = 141cm3 Trả lời: C. V3 = 31cm3 Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng: A. Thể tích bình tràn. B. Thể tích bình chứa. C. Thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa. D. Thể tích nước còn lại trong bình tràn. Trả lời: C. Thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa. Cho một bình chia độ, một quả trứng (không bỏ lọt bình chia độ), một cái đĩa, một cái bát và nước. Hãy tìm cách xác định thể tích quả trứng. Trả lời: Phương án gợi ý có thể là: Cách 1: Đặt bát lên đĩa. Đổ nước từ chai vào đầy bát. Thả trứng vào bát, nước tràn ra đĩa. Đổ nước từ đĩa vào bình chia độ. Số chỉ ở bình chia độ cho biết thể tích trứng. Cách 2: Bỏ trứng vào bát. Đổ nước vào bát đầy. Lấy trứng ra. Đổ nước từ bình chia độ đang chứa 100cm3 nước vào bát cho đến khi đầy nước. Thể tích nước giảm đi trong bình chia độ bằng thể tích quả trứng. Cách 3: Đổ nước vào bát đầy. Đổ nước từ bát sang bình chia độ (V1). Bỏ trứng vào bát. Đổ nước từ bình chia độ vào đầy bát. Thể tích nước còn lại trong bình chia độ là thể tích trứng. Viên phấn viết bảng có hình dạng bất kì và thấm được nước. Hãy tìm cách đo thể tích của viên phấn đó bằng bình chia độ. Trả lời: Cho viên phấn thấm no nước. Đổ nước vào bình chia độ (V1). Thả viên phấn chìm ngập trong bình chia độ (V2). Thể tích viên phấn bằng: V2 – V1. BÀI TẬP VỀ NHÀ: Hãy dùng bình chia độ của em và tìm các cách để đo thể tích của một quả bóng bàn (hoặc một quả cam, chanh...) Gợi ý: Buộc hòn đá và quả bóng bàn với nhau. Như vậy có thể làm cho quả bóng chìm trong nước. Đo thể tích hòn đá và quả bóng bàn (V1) và đo thể tích hòn đá cùng dây buộc (V2). Thể tích quả bóng bàn bằng V1 – V2. Cho một cái ca hình trụ (hoặc vỏ hộp sữa đã bỏ nắp), một thước chia tới mm, một chai nước, một bình chia độ ghi 100cm3, chia tới 2cm3. Hãy tìm ba cách đổ nước vào tới mức nửa ca. MỞ RỘNG KIẾN THỨC: * Đối với các vật rắn có hình dạng hình học đều đặn, có thể xác định thể tích của chúng bằng những công thức hình học. Như vậy ta đã thay phép đo thể tích bằng phép đo độ dài kèm theo những phép tính tương ứng. Khối hình cầu: V = Khối hình trụ: V = Khối lập phương: V = a3 Khối hình hộp: V = a.b.c Tiết : 7+8 Ngày soạn : 07/10/2010 BÀI TẬP : KHỐI LƯỢNG – ĐO KHỐI LƯỢNG NHỮNG ĐIỀU CẦN NHỚ : Mỗi vật đều có khối lượng. Khối lượng của một vật chỉ lượng chất chứa trong vật đó. Trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị khối lượng là kilôgam (kí hiệu : kg). Kilôgam là khối lượng của một quả cân mẫu đặt ở viện đo lường quốc tế Pháp. Các đơn vị khối lượng thường dùng nhỏ hơn kilôgam là: hectôgam (hg) hay lạng, gam (g), miligam (mg). Các đơn vị khối lượng thường dùng lớn hơn kilôgam là tấn (t). 1 kg = 10hg (= 10 lạng) = 1000g = 1 000 000mg. 1 lạng = 100g. 1 tấn = 10 tạ 1 000kg. Dụng cụ đo khối lượng là cân. Trong phòng thí nghiệm, người ta thường dùng cân Rôbecvan. Các loại cân thường dùng khác là cân tạ, cân đòn, cân y tế, cân đồng hồ.. Muốn dùng cân Rôbecvan để cân một vật, ta phải: Điều chỉnh số 0, tức là điều chỉnh sao cho khi chưa cân thì đòn cân phải nằm thăng bằng, kim cân chỉ đúng vạch giữa. Đặt vật phải cân lên một đĩa cân. Đặt lên đĩa cân kia một số quả cân sao cho đòn cân nằm thăng bằng, kim cân chỉ đúng vạch giữa bảng chia độ. Tổng khối lượng các quả cân trên đĩa cân đúng bằng khối lượng của vật phải cân. BÀI TẬP: Trên một hộp mứt Tết có ghi 250g. Số đó chỉ: A. Sức nặng của hộp mứt. B. Thể tích của hộp mứt. C. Khối lượng của hộp mứt. D. Sức nặng và khối lượng của hộp mứt. Trả lời: C. Khối lượng của hộp mứt. Trên nhãn hộp sữa Ông thọ có ghi 397g. Số đó cho biết điều gì? Khi hết sữa, em rửa sạch hộp, lau khô rồi đổ đầy gạo đến tận miệng hộp. Em hãy tìm cách đo chính xác xem được bao nhiêu gam gạo? Lượng gạo đó lớn hơn, nhỏ hơn, hay đúng bằng 397g? Trả lời: Số 397g chỉ khối lượng của sữa trong hộp. (Phần còn lại HS về nhà tiến hành đo và trả lời) Có một cái cân đồng hồ đã cũ và không còn chính xác. Làm thế nào có thể cân chính xác khối lượng của một vật, nếu cho phép dùng thêm một hộp quả cân? Trả lời: Đặt vật cần cân lên đĩa cân xem cânchỉ bao nhiêu. Sau đó thay vật cần cân bằng một số quả cân thích hợp sao cho cân chỉ đúng như cũ. Tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa cân bằng khối lượng của vật cần cân. Có cách đơn giản nào để kiểm tra xem một cái cân có chính xác hay không? Trả lời: Cân thử một số quả cân hoặc một số vật có khối lượng đã biết. BÀI TẬP VỀ NHÀ: Một người cân một cái lọ bằng một cân Rôbecvan. Hộp cân có các quả cân: 1g, 2g, 2g, 5g, 10g, 20g, 20g, 50g. Trong các kết quả ghi sau đây cái nào là ghi đúng? A. 46,5g. B. 0,0465kg. C. 46g. D. 0,0458kg. Trên một số bao bì có ghi: A. 20g. B. 20gr. C. 80G. D. 80Gr. a, Các số và chữ đó chỉ cái gì? b, Các cách ghi đó có đúng qui định không? MỞ RỘNG KIẾN THỨC: Trên vỏ hộp sữa Ông Thọ có ghi 397g, trên bao bì bột ngọt Ajinomoto có ghi 454g. Những con số đó ghi khối lượng sữa chứa trong hộp sữa và khối lượng bột ngọt chứa trong túi nhựa. Tại sao các nhà sản xuất lại đóng một khối lượng sản phẩm “lẻ’ như thế trong bao bì? Tại sao họ không đóng những khối lượng sản phẩm “tròn” hơn, thí dụ như 400g sữa, 500g bột ngọt. Bởi vì các sản phẩm đó trước kia bán ở các nước nói tiếng Anh. Chúng có khối lượng là 14 oz (đối với sữa) và 16 oz hay 1lb (đối với bột ngọt). khi bán ở nước ta, các nhà sản xuất không thay đổi mẫu mã hàng hóa, chỉ sửa lại trên bao bì 14 oz thành 397g và 1 lb thành 454g. Trong các môn thể thao, điền kinh quốc tế, các đơn vị của hệ SI và của nước Anh trước đây cũng được dùng xen kẽ. Trong môn ném tạ, khối lượng của quả tạ được qui định là 7,257kg. Sở dĩ có con số không “tròn” như vậy là vì theo qui định thì quả tạ phải có khối lượng 16 lb, tức là 453,6 x 16 7257,6g. Tuy nhiên độ xa mà vận động viên ném được quả tạ đi lại được tính bằng mét. Tiết : 9+10 Ngày soạn : 09/10/2010 BÀI TẬP : LỰC. HAI LỰC CÂN BẰNG NHỮNG ĐIỀU CẦN NHỚ : Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói vật này tác dụng lực lên vật kia. Lực đẩy và lực kéo là những từ rất chung để chỉ tác dụng của lực. Khi nói đến những lực cụ thể, ta thường gọi chúng là lực hút, lực ép, lực nén, lực nâng, lực uốn, lực giữ,.v.v... Mỗi lực đều có phương và chiều. Khi quan sát tác dụng của lực, ta có thể xác định phương và chiều của nó. Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật đó vẫn đứng yên, ta nói rằng chúng là hai lực cân bằng. Chúng mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều. BÀI TẬP: Lấy ngón tay cái và ngón tay trỏ ép hai đầu một lò xo bút bi lại. Nhận xét về tác dụng của các ngón tay lên lò xo và của lò xo lên các ngón tay. Chọn câu trả lời đúng. A. Lực mà ngón tay cái tác dụng lên lò xo và lực mà lò xo tác dụng lên ngón cái là hai lực cân bằng. B. Lực mà ngón trỏ tác dụng lên lò xo và lực mà lò xo tác dụng lên ngón trỏ là hai lực cân bằng. C. Hai lực mà hai ngón tay tác dung lên lò xo là hai lực cân bằng. D. Các câu trả lời A, B, C đều đúng. Trả lời: C. Hai lực mà hai ngón tay tác dung lên lò xo là hai lực cân bằng. Dùng các từ thích hợp như: lực đẩy, lực kéo, lực nén, lực uốn, lực nâng để điền vào chỗ trống trong các câu sau đây: a, Để nâng một tấm bêtông nặng từ mặt đất lên, cần cẩu đã phải tác dụng vào tấm bêtông một................ b, Trong khi cày, con trâu đã tác dụng vào cái cày một............... c, Con chim đậu vào một cành cây mềm, làm cho cành cây bị cong đi. Con chim đã tác dụng lên cành cây một.................. d, Khi một lực sĩ bắt đầu ném một quả tạ, lực sĩ đã tác dụng vào quả tạ một.................... Trả lời: a, lực nâng b, lực kéo c, lực uốn d, lực đẩy Tìm những từ thích hợp để điền vào chỗ trống: a, Một em bé giữ chặt một đầu dây làm cho quả bóng bay không bay lên được. Qủa bóng đã chịu tác dụng của hai ............. Đó là lực đẩy lên của không khí và lực giữ dây của............. b, Một em bé chăn trâu đang kéo sợi dây thừng buộc mũi trâu để lôi trâu đi, nhưng trâu không chịu đi. Sợi dây thừng bị căng ra. Sợi dây thừng đã chịu tác dụng của hai .................. Một lực do ................... tác dụng. Lực kia do ..................... tác dụng. c, Một chiếc bè nổi trên một dòng suối chảy xiết. Bè không bị trôi, vì nó đã được buộc chặt vào một cái cọc bằng một sợi dây. Bè đã chịu tác dụng của hai ................... Một lực do dòng nước tác dụng, lực kia do ....................... tác dụng. Trả lời: a, lực cân bằng; em bé. b, lực cân bằng; em bé; con trâu. c, lực cân bằng; sợi dây. Lấy một cái bút bi có lò xo để làm thí nghiệm. a, Bấm cho đầu bút bi nhô ra. Lúc đó lò xo có tác dụng lực lên ruột bút bi hay không? Lực đó là lực kéo hay là lực đẩy? Làm thí nghiệm để xác nhận câu trả lời của em. b, Bấm cho đầu bút bi thụt vào. Lúc đó lò xo có tác dụng lực lên ruột bút bi hay không? Lực đó là lực léo hay là lực đẩy? Làm thí nghiệm để xác nhận câu trả lời của em. Trả lời: a, Khi đầu bút bi nhô ra, lò xo bút bi bị nén lại nên đã tác dụng vào ruột bút, cũng như vào thân bút những lực đẩy. Ta sẽ cảm nhận được lực này khi bấm nhẹ vào núm ở đuôi bút. b, Khi đầu bút bi thụt vào, lò xo bút bi vẫn bị nén, nên nó vẫn tác dụng vào ruột bút bi và thân bút bi lực đẩy. Ta thử như trên. BÀI TẬP VỀ NHÀ: Hãy mô tả một hiện tượng thực tế trong đó có hai lực cân bằng. Một người dùng hai bàn tay nén vào hai đầu của một thước kẻ, làm cho nó đứng yên. Có những lực nào tác dụng lên thước kẻ và lên hai bàn tay? MỞ RỘNG KIẾN THỨC: Thông thường khi có một vật tác dụng lực lên một vật khác thì có sự tiếp xúc giữa hai vật đó, thí dụ như một quả bóng đập vào tường, khi bàn tay ta nén chiếc lò xo,... Nhưng khi một nam châm hút một vật nặng bằng sắt thì không cần có sự tiếp xúc giữa hai vật đó. Trước kia người ta cho rằng thanh nam châm có khả năng tác dụng những lực tức thời lên những vật bằng sắt ở quanh nó, nghĩa là khi một thanh nam châm được đưa đến nơi nào đó thì ngay lập tức các vật bằng sắt ở quanh nó bị nó hút hoặc đẩy. Mãi tới thế kỉ XIX người ta mới biết được rằng lực hút hoặc đẩy của thanh nam châm truyền đi trong không gian với một vận tốc nhất định, bằng vận tố ánh sáng trong chân không, tức là gần 300 000 km/s. Vận tốc đó rất lớn, nên trong đời sống hằng ngày ta vẫn có thể coi rằng tác dụng của nam châm truyền đi tức thời. Nhưng trong những hiện tượng cần tính toán với một độ chính xác rất cao, ta không thể bỏ qua vận tốc truyền đó, cụ thể là phải tính đến thời gian truyền rất nhỏ của tác dụng. Tiết : 11+12 Ngày soạn : 16/10/2010 BÀI TẬP : TÌM HIỂU KẾT QUẢ TÁC DỤNG CỦA LỰC NHỮNG ĐIỀU CẦN NHỚ : Lực tác dụng lên một vật có thể gây ra hai loại hiện tượng: Vật đang đứng yên, bắt đầu chuyển động, hoặc vật đang chuyển động bị dừng lại, hoặc vật chuyển động nhanh lên, chuyển động chậm lại, đổi hướng chuyển động. Vật thay đổi hình dạng : bị dãn dài ra, bị co ngắn lại, bị bẹp lại, bị cong đi, bị nở lên,..... Khi một lực tác dụng lên một vật, ta quan sát thấy trên vật đó xảy ra một trong hai hiện tượng trên hoặc cả hai hiện tượng đó cùng đồng thời xảy ra. Tóm lại : Lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của nó, hoặc làm nó biến dạng, hoặc gây ra cả hai hiện tượng đó. BÀI TẬP: Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả gì? A. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng. B. Chỉ làm biến dạng quả bóng. C. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng. D. Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của nó. Trả lời: D. Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của nó. Trong các sự vật và hiện tượng sau, em hãy chỉ ra vật tác dụng lực và kết quả mà lực đã gây ra cho vật bị nó tác dụng: a, Một tấm bêtông làm nắp bể nước mới đổ xong còn chưa đông cứng, trên mặt in hằn lõm các vết chân gà. b, Một chiếc nồi nhôm bị bẹp nằm bên dưới một chiếc thang tre bị đổ ngay trên mặt đất. c, Trời dông, một chiếc lá bàng bị bay lên cao. d, Một cành cây bàng ở dưới thấp bị gãy Trả lời: a, Vật tác dụng lực là chân gà. Mặt tấm bêtông bị tác dụng lực nên bị biến dạng. b, Vật tác dụng lực là chiếc thang tre khi đổ xuống. Chiếc nồi nhôm bị tác dụng lực nên bị biến dạng. c, Vật tác dụng lực là gió. Chiếc lá đang rơi xuống bị tác dụng của lực đẩy lên nên bay lên cao. d, Cành cây bàng bị gãy, tức là bị biến dạng. Chắc đã có một em bé tinh nghịch nào đã tác dụng lực bẻ gãy cành cây. Hiện tượng gì chứng tỏ rằng trong khi một quả cầu đang bay lên cao thì luôn luôn có một lực tác dụng lên quả cầu? Trả lời: Một quả cầu đang bay lên cao thì chuyển động của nó luôn luôn bị đổi hướng. Điều đó chứng tỏ luôn luôn có lực tác dụng lên quả cầu làm đổi hướng chuyển động của nó. Lực này chính là lực hút của Trái Đất (trọng lượng của vật). BÀI TẬP VỀ NHÀ: Hãy nêu một thí dụ chứng tỏ lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật đó và một thí dụ chứng tỏ lực tác dụng lên một vật làm biến dạng vật đó. Một người thợ rèn đang rèn một miếng sắt để làm một con dao. Lực nào sau đây làm miếng sắt biến dạng? Lực mà miếng sắt tác dụng vào búa. Lực mà miếng sắt tác dụng vào đe. Lực mà búa tác dụng vào miếng sắt. Lực mà búa tác dụng vào đe. MỞ RỘNG KIẾN THỨC: Không được nói rằng lực “lực gây ra chuyển động”. Lực chỉ làm biến đổi chuyển động của các vật, tức là cho chuyển động của vật đó nhanh lên, chậm đi, đổi hướng, v.v... Cái bàn, cái ghế mà ta thấy đang đứng yên trong phòng, thực ra đang quay vòng tròn theo Trái Đất, và đang cùng với Trái Đất chuyển động trong vũ trụ. Cách nói một vật đang đứng yên chỉ là một cách nói tương đối, chỉ có nghĩa là nó đang đứng yên so với các vật xung quanh nó. Trên xe buýt, mọi người đều thấy một hành khách nào đó đang ngồi yên tạ chỗ, nhưng những người dưới đường lại thấy mọi hành khách trên xe buýt đang chuyển động trên đường. Có những chuyển động hoặc những biến dạng nhỏ bé đến mức mắt thường hoặc các dụng cụ đo củng không phát hiện được. Khi ta đưa cái gậy vào tường, cái gậy và bức tường đều biến dạng. Khi một cành cây bị gãy và rơi xuống mặt đất, nó củng làm cho chuyển động của Trái Đất biến đổi đi một chút. Trong đời sống hằng ngày, chúng ta không có cách nào phát hiện được những sự biến dạng hoặc biến đổi chuyển động nhỏ như vậy, nhưng không thể vì thế mà nói rằng cái gậy không tác dụng một lực trên bức tường, và cành cây không tác dụng một lực lên Trái Đất. Tiết : 13+14 Ngày soạn : 23/10/2010 BÀI TẬP : TRỌNG LỰC – ĐƠN VỊ LỰC NHỮNG ĐIỀU CẦN NHỚ : Trái Đất tác dụng một lực hút lên mọi vật. Lực này được gọi là trọng lực. Phương của trọng lực là phương thẳng đứng. Chiều của nó là chiều từ trên xuống dưới. Những người thợ xây xác định phương thẳng đứng bằng dây dọi. Nó gồm một quả nặng treo vào đầu một sợi dây mềm. Phương thẳng đứng mà dây dọi chỉ ra là phương vuông góc với mặt nước nằm ngang. Trong đời sống hằng ngày, người ta cũng gọi trọng lực tác dụng lên một vật là trọng lượng của vật đó, khi ta chỉ quan tâm đến độ lớn của trọng lực không quan tâm đến phương và chiều tác dụng của nó. Độ mạnh của một lực được gọi là cường độ của lực. Đơn vị đo cường độ của lực trong hệ thống đo lường hợp pháp của nước ta là Niutơn (kí hiệu: N). Một niutơn gần bằng trọng lượng của quả cân 100g. Trọng lượng của quả cân 1kg được coi là bằng 10N. BÀI TẬP: Chọn những từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sa

File đính kèm:

  • docCopy of TC LI6.doc
Giáo án liên quan