A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS phát biểu được khái niệm phương trình bậc nhất một ẩn và các thuật ngữ có liên quan(vế trái vế phải, nghiệm của phương trình, tập nghiệm của p/t)
- Biết cách diễn đạt một giá trị là nghiệm hay không.
- HS phát biểu được khái niệm giải phương trình, hai phương trình tương đương, bước đầu làm quen và biết cách sử dụng quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân.
2. Kỹ năng:
3 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 931 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn toán lớp 8 - Tiết 41: Mở đầu về phương trình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/12/2011
Ngày giảng: 26/12/2011
Chương III : phương trình bậc nhất một ẩn
Tiết 41
mở đầu về phương trình
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS phát biểu được khái niệm phương trình bậc nhất một ẩn và các thuật ngữ có liên quan(vế trái vế phải, nghiệm của phương trình, tập nghiệm của p/t)
- Biết cách diễn đạt một giá trị là nghiệm hay không.
- HS phát biểu được khái niệm giải phương trình, hai phương trình tương đương, bước đầu làm quen và biết cách sử dụng quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng vận dụng quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân.
3. Thái độ:
- Có ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
B. Đồ dùng dạy học:
1. GV: Giáo án, SGK.
2. HS: Vở ghi, xem trước bài.
C. Phương pháp: Đàm thoại hỏi đáp, nêu vấn đề.
D. Tổ chức dạy học:
* Khởi động: ( 5 phút )
- Mục tiêu: ĐVĐ và giới thiệu nội dung chương III.
- Đồ dùng dạy học:
- Cách tiến hành: SGK/ 4.
*Hoạt động 1: Khái niệm phương trình một ẩn. ( 15 phút )
- Mục tiêu: HS phát biểu được khái niệm phương trình bậc nhất một ẩn và các thuật ngữ có liên quan(vế trái vế phải, nghiệm của phương trình, tập nghiệm của p/t)
- Đồ dùng dạy học: sgk, bảng phụ, bút màu
- Cách tiến hành
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Bước 1:HĐ cá nhân
- GV giới thiệu VD:
Tìm x biết:
2x + 5 = 3(x – 1) + 2.
? Em có nhận xét gì về hệ thức trên?
- GV chốt lại và giới thiệu về PT.
- GV giới thiệu VT và VP.
? Nhận xét gì về mỗi vế?
? Vậy theo em thế nào là một phương trình một ẩn?
? Hãy lấy ví dụ về phương trình một ẩn?
? x + 1 = 0 ; x2 – 1 = x có phải là phương trình một ẩn không?
? Yêu cầu HS thực hiện tiếp (?2)
- GV chốt lại và giới thiệu x = 6 là một nghiệm của phương trình.
? Tương tự tính giá trị của 2 vế của phương trình khi x = 1.
- GV kết luận đó không phải là nghiệm của phương trình.
? Vậy một giá trị được coi là nghiệm của phương trình khi nào?
- GV chốt lại.
? áp dụng làm ?3.
*Bước 2: HĐ cả lớp
- GV chốt lại
? Hãy tìm nghiệm của các PT sau:
a) x2 – 1 = 0
b)(x- 1)(x + 2)(x- 3) = 0
c) x2 = -1
d. x = 5
? Vậy nhận xét gì về số nghiệm của mỗi phương trình trên?
- GV giới thiệu chú ý
-HS suy nghĩ trả lời
1.Phương trình một ẩn.
* Ví dụ: Tìm x biết:
2x + 5 = 3(x – 1) + 2.
- HS ghi.
Hệ thức trên là một phương trình với ẩn x.
2x + 5 gọi là vế trái.
3(x – 1) + 2. gọi là vế phải.
- Mỗi vế là một biểu thức có chứa x
* Ví dụ:
x + 2 = 4-x
y – 2 = 3( y – 1)
?2
Cho 2x + 5 = 3(x – 1) + 2.
Với x = 6 ta có: VT= 17
VP = 17.
Vậy VT = VP.
Ta nói x = 6 là 1 nghiệm của phương trình.
?3
Với x = -2 ta có:
VT = -7
VP = 5
Vậy x= -2 không thỏa mãn PT.
- HS suy nghĩ làm từ đó suy ra nhận xét tương ứng trong SGK
*Chú ý:
( SGK/5-6 )
* Hoat động 2: Giải phương trình. ( 12 phút )
- Mục tiêu: Biết cách diễn đạt một giá trị là nghiệm hay không. Biết cách diễn đạt một giá trị là nghiệm hay không.
- Đồ dùng dạy học: sgk, bảng phụ trình bày ví dụ.
- Cách tiến hành:
*Bước 1:HĐ cá nhân
- Yêu cầu HS đọc mục II SGK cho biết:
? Tập nghiệm của PT là gì?
? Giải phương trình là gì?
- Làm ?4.
- GV chốt lại kết quả:
a) S =
b) S =
- Khi bài toán yêu cầu giải một PT, ta phải tìm tất cả các nghiệm ( hay tìm tập nghiệm ) của PT đó.
*Bước 2: HĐ nhóm
- BT: Các cách viết sau đúng hay sai?
a) PT x2 = 1 có tập nghiệm S = .
b) PT x + 2 = 2 + x có tập nghiệm S = .
-HS tìm hiểu trong SGK
2. Giải phương trình:
Tập nghiệm là : S.
Giải phương trình là tìm: S
?4
a) PT x = 2 có tập nghiệm là
S =
b) PT vô nghiệm có tập nghiệm là S =
- HĐ nhóm bàn làm BT.
* Bài tập:
a) Sai. PT x2 = 1 có tập nghiệm S = .
b) Đúng vì PT thỏa mãn với mọi x .
*Hoạt động 3: Phương trình tương đương. ( 11 phút )
- Mục tiêu: HS phát biểu được khái niệm hai phương trình tương đương, bước đầu làm quen và biết cách sử dụng quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân.
- Đồ dùng dạy học: sgk, bảng phụ.
- Cách tiến hành
*Bước 1:HĐ nhóm
? Tìm nghiệm của các cặp phương trình sau?
a) x = -1 và x + 1 = 0
b) x = 2 và x – 2 = 0.
c) x = 0 và 5x = 0.
d) x = và x – = 0.
- Sau 3 phút yêu cầu đại diện nhóm báo cáo các nhóm khác nhận xét.
? Nhận xét gì về các ngiệm của các cặp PT trên?
*Bước 2: HĐ cá nhân
- GV chốt lại và giới thiệu đó chính là các cặp phương trình tương đương.
? Vậy 2 phương trình như thế nào được gọi là 2 phương trình tương đương?
- GV chốt lại và giới thiệu khái niệm.
- HĐ nhóm nhỏ trong 3 phút.(mỗi dãy 2 ý)
3.Phương trình tương đương
- HS nhận xét
*Khái niệm:
( SGK/6 )
Kí hiệu:
*Ví dụ: x =-1 x + 1 = 0.
IV. Tổng kết và hướng dẫn về nhà. ( 2 phút )
Tổng kết:
- Phương trình 1 ẩn là gì?
- Giải phương trình 1 ẩn là làm gì?
- Thế nào là 2 phương trình tương đương? 2 phương trình:
(x – 1)(x + 3) = 0 và (x – 1)(x + 2) = 0 có tương đương không? Vì sao?
Hướng dẫn về nhà:
- BTVN : 1, 2, 3, 4, 5 SGK/6-7.
- Đọc trước bài phương trình bậc nhất một ẩn.
File đính kèm:
- t41.doc