Bài giảng môn Toán lớp 7 - Tuần 25 - Tiết 49: Đồ thị của hàm số y=ax2 (a # 0)

– HS nắm được dạng của đồ thị y=ax2 (a 0) và phân biệt được chúng trong hai trường hợp a>0, a<0, tính chất của đồ thị

– Rèn kỹ năng vẽ đồ thị hàm số y=ax2 (a 0) trong hai trường hợp

– Giáo dục tính cẩn thận, chính xác trong khi tính toán và vẽ hình

Phương tiện dạy học:

– GV: Thước thẳng, giáo án, SGK, SGV, SBT.

– HS: Ôn tập tính chất biến thiên của hàm số, thước kẻ.

 

doc14 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 926 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Toán lớp 7 - Tuần 25 - Tiết 49: Đồ thị của hàm số y=ax2 (a # 0), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 25 Ngày soạn: 02/03/2006 Ngày giảng: 04/03/2006 Tiết 49: ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ y=ax2 (a0) Mục tiêu – HS nắm được dạng của đồ thị y=ax2 (a0) và phân biệt được chúng trong hai trường hợp a>0, a<0, tính chất của đồ thị – Rèn kỹ năng vẽ đồ thị hàm số y=ax2 (a0) trong hai trường hợp – Giáo dục tính cẩn thận, chính xác trong khi tính toán và vẽ hình Phương tiện dạy học: – GV: Thước thẳng, giáo án, SGK, SGV, SBT. – HS: Ôn tập tính chất biến thiên của hàm số, thước kẻ. Tiến trình dạy học: – Ổn định: 9/6 9/7 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Bài ghi Hoạt động 1: Đồ thị hàm số y=ax2 (a0 Cho HS vẽ đồ thị của hàm số y=2x2 bằng cách lập bảng các giá trị của hàm số. HS vẽ đồ thị của hàm số y=2x2 Ví dụ 1: Đồ thị hàm số y=2x2 x –3 –2 –1 0 1 2 3 y=2x2 18 8 2 0 2 8 18 Cho HS làm ?1/34 Gọi HS lần lượt đứng tại chỗ trả lời. GV nhận xét và sửa sai. Cho HS vẽ đồ thị của hàm số y= HS làm ?1/34 HS đứng tại chỗ trả lời. HS vẽ đồ thị hàm số y= ?1/34. – Đồ thị của hàm số nằm phía trên trục hoành – Vị trí của các cặp điểm A và A’, B và B’, C và C’ đối xứng với nhau qua trục Oy – Điểm O(0;0) là điểm thấp nhất của đồ thị Ví dụ 2: Đồ thị hàm số y= x – 4 – 2 –1 0 1 2 4 y= – 8 – 2 0 – 2 – 8 Cho HS làm ?2/34 Gọi HS đứng tại chỗ trả lời GV nhận xét và sửa sai Từ đó cho HS rút ra nhận xét tổng quát về đồ thị của hàm số y=ax2 (a0) GV giới thiệu lại đồ thị của hàm số y=ax2 (a0) Cho HS làm tiếp ?3 Gọi HS đứng tại chỗ nêu cách xác dịnh tung độ và hoành độ GV nhận xét và nêu chính xác cách vẽ Cho HS đọc chú ý SGK/35 HS cả lớp làm bài ?2/34 vào vở của mình, sau đó lần lượt đứng tại chỗ trả lời câu hỏi HS rút ra nhận xét HS sử dụng đồ thị ở ví dụ 2 để làm ?3 HS đứng tại chỗ trả lời. HS đọc chú ý SGK. ?2/34: – Đồ thị của hàm số nằm phía dưới trục hoành – Vị trí của các cặp điểm M và M’, N và N’, P và P’ đối xứng với nhau qua trục Oy – Điểm O(0;0) là điểm cao nhất của đồ thị Nhận xét: Xem SGK/35 ?3/35 a/ Qua điểm (3;0) vẽ đường thẳng // với Oy cắt đồ thị tại D(3; 4,5) b/ Qua điểm (0; 5) vẽ đường thẳng // Ox cắt đồ thị tại hai điểm * Chú ý: Xem SGK/35 Hoạt động 2: Hướng dẫn dặn dò Bài tập về nhà: 4/ 36, 5/37 6/38 SGK Đọc phầnn có thể em chưa biết SGK/36 và bài đọc thêm SGK/37,38 Tiết sau luyện tập Tuần:26 Ngày soạn: 05/03/2006 Ngày giảng: 07/03/2006 Tiết 50: LUYỆN TẬP Mục tiêu – HS được củng cố về đồ thị của hàm số y=ax2 (a0) và cách vẽ đồ thị – Rèn kỹ năng vẽ đò thị của hàm số đã cho – Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, trong khi vẽ hình Phương tiện dạy học: – GV: Giáo án, thước thẳng, SGK, SGV, SBT. – HS: Ôn tập cách vẽ đồ thị hàm số y=ax2 (a0), thước kẻ Tiến trình dạy học: – Ổn định: 9/6 9/7 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Bài ghi Hoạt động 1: Luyện tập Cho HS làm bài 7/38 Muốn tìm hệ số a ta làm như thế nào? Gọi HS đứng tại chỗ tính a Muốn xác định một điểm có thuộc đồ thị hay không ta làm như thế nào? Cho HS thay và trả lời. Cho HS lấy thêm hai điểm sau đó vẽ đồ thị của hàm số đã cho Cho HS làm bài 9/39 Yêu cầu HS vẽ hai đồ thị HS đọc yêu cầu của bài 7/38 Ta thay tọa đọ của điểm M vào hàm số trên rồi tính a HS đứng tại chỗ trả lời. Ta thay tọa độ của điểm đó vào xem có thỏa mãn hàm số hay không. HS thay số và trả lời. HS cả lớp vẽ hình vào vở HS đọc yêu cầu của bài 9 HS lập bảng và vẽ đồ thị Bài 7/38 a/ Thay tọa độ M(2;1) và hàm số ta có: 1=a.22 suy ra a=Vậy hàm số đã cho là y=x2 b/ Điểm A(4;4) thuộc đồ thị hàm số trên vì tọa độ của nó thỏa mãn hàm số c/ Nhờ tính chất đối xứng của đồ thi ta lấy thêm hai điểm M’(–2;1) A’(–4;4) Bài 9/39 a/ *Hàm số y= x – 6 – 3 0 3 6 y= 12 3 0 3 12 Quan sát và hướng dẫn HS dưới lớp vẽ đồ thị của hai hàm số đã cho Yêu cầu HS xác định tọa độ giao điểm của hai đồ thị Cho HS làm bài 10/39 HS quan sát và xác định tọa độ giao điểm trên mặt phẳng tọa độ HS lập bảng và vẽ đồ thị của hầm số đã cho *Hàm số y= –x+6 Cho x=0 thì y=6, y=0 thì x=6 b/ Gọi A và B là hai giao điểm của hai đồ thị khi đó ta có tọa độ của A(–6;12), B(3;3) Bài 10/39 x – 4 – 2 0 2 4 y= –0,75x2 – 12 – 3 0 – 3 – 12 Quan sát đồ thị cho biết điểm nào cao nhất, điểm nào thấp nhất trong khoảng đã cho? GV nhận xét bài làm của HS HS quan sát sau đó chỉ ra điểm cao nhất và điểm thấp nhất của đồ thị từ đó tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất trong khoảng đã cho. Vì –2<0<4 nên khi x=0 thì y=0 là giá trị lớn nhất của hàm số. Hơn nữa khi x= –2 thì y= –3, khi x=4 thì y= – 12< –3. Do đó khi –2x4 thì giá trị nhỏ nhất của hàm số là –12, còn giá trị lớn nhất là 0. Hoạt động 2: Hướng dẫn dặn dò Bài tập về nhà: 6/38 SGK.7/37, 8, 9, 10/38 SBT. Đọc trước bài “Phương trình bậc hai một ẩn” Tuần: 26 Ngày soạn: 09/03/2006 Ngày giảng: 11/03/2006 Tiết 51: PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI MỘT ẨN Mục tiêu – HS nắm được định nghĩa phương trình bậc hai, biết phương pháp giải riêng các phương trình thuộc hai dạng đặc biệt (b=0 hoặc c=0) – Rèn kỹ năng giải phương trình bậc hai dạng đặc biệt, biến đổi phương trình trong trường hợp các hệ số là những số cụ thể. – Giáo dục tính cẩn thận, chính xáctrong tính toán Phương tiện dạy học: – GV: Giáo án, SGK, SGV. – HS: Ôn tập cách phân tích đa thức thành nhân tử Tiến trình dạy học: – Ổn định: 9/6 9/7 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Bài ghi Hoạt động 1: Bài toán mở đầu Cho HS đọc nội dung bài toán mở đầu Hướng dẫn giải bài toán để đưa đến phương trình x2–28x+52=0 Từ đó giới thiệu về phương trình bậc hai một ẩn HS đọc bài toán trong SGK Trả lời các câu hỏi để giải bài toán 1. Bài toán mở đầu Xem SGK/40 Hoạt động 2: Phương trình bậc hai một ẩn Qua ví dụ trên hãy phát biểu về phương trình bậc hai một ẩn Giới thiệu ẩn, các hệ số trong phương trình bậc hai một ẩn. Yêu cầu HS xác định hệ số và ẩn trong phương trình ở bài toán mở đầu Chú ý cho HS bao giờ hệ số a của phương trình bậc hai một ẩn cũng phải khác 0. Cho HS làm /1/40 Gọi HS đứng tại chỗ trả lời và xác định các hệ số HS nêu định nghĩa phương trình bậc hai một ẩn HS xác định hệ số và ẩn trong phương trình bậc hai trên HS làm ?1/40 SGK HS đứng tại chỗ trả lời. 1. Định nghĩa Phương trình bậc hai một ẩn có dạng ax2+bx+c=0 (a0) ?1/40 Các phương trình bậc hai là a/ x2–4=0. Hệ số: a=1; b=0; c= –4 c/ 2x2+5x=0 Hệ số: a=2; b=5; c= 0 e/ –3x2=0 Hệ số: a= –3; b=0; c= 0 Hoạt động 3: Một số ví dụ về giải phương trình bậc hai Hướng dẫn HS giải phương trình với hệ số c=0 Cho HS làm ?2 Gọi HS lên bảng làm bài Gọi HS nhận xét bài làm của bạn GV nhận xét và sửa sai. Hướng dẫn HS giải phương trình với b=0 Cho HS làm ?3/41 Gọi một HS lên bảng làm bài Gọi HS nhận xét bài làm của bạn GV nhận xét và sửa sai. Cho HS làm ?4 Gọi một HS lên bảng làm bài Cho HS nhận xét GV nhận xét và sửa sai. Cho HS làm tiếp các ?5, ?6, ?7 bằng cách đưa về thành ?4 Qua việc giải ?4, ?5, ?6, ?7 hướng dẫn cho HS cách giải phương trình 2x2–8x+1=0 HS quan sát để hiểu các bước giải HS cả lớp làm ?2 vào vở một HS lên bảng làm bài HS nhận xét bài làm của bạn HS quan sát các bước giải HS cả lớp làm ?3 vào vở của mình, một HS lên bảng làm bài HS nhận xét bài làm của bạn HS cả lớp làm bài vào vở, một HS lên bảng làm bài HS nhận xét bài làm của bạn HS làm các ?5, ?6, ?7 vào vở của mình bằng cách biến đổi về ?4 HS biến đổi phương trình đó bằng cách chuyển vế, chia cả hai vế cho 2, thêm hạng tử vào cả hai vế rồi biến đổi. 3. Một số ví dụ về giải phương trình bậc hai Ví dụ 1: Xem SGK/41 ?2/41. 2x2+5x=0 x(2x+5)=0 Vậy phương trình có hai nghiệm x1=0; x2=2,5 Ví dụ 2: Xem SGK/41 ?3/41. 3x2–2=0 3x2=2 x= Vậy phương trình có hai nghiệm x1=; x2= ?4/41. (x–2)2= x–2= x=+2 Vậy phương trình có hai nghiệm x1=; x2= Ví dụ 3: Xem SGK/42 Hoạt động 4: Hướng dẫn dặn dò Bài tập về nhà: 11, 12/42, 13, 14/43 SGK. Bài 11: Trước tiên biến đổi các phương trình đã cho về dạng tổng quát bằng cách chuyển vế, khi chuyển vế phải đổi dấu các hạng tử đó, sau đó xác định hệ số Bài 13: Thêm vào hai vế cùng một số sao cho vế trái thành bình phương của một biểu thức (tương tự như ?6) Tiết sau luyện tập Tuần:27 Ngày soạn: 11/03/2006 Ngày giảng: 13/03/2006 Tiết 52: LUYỆN TẬP Mục tiêu – HS được củng cố khái niệm phương trình bậc hai một ẩn – Rèn kỹ năng vận dụng các kiến thức đã học vào giải toán – Giáo dục tính cẩn thận, chính xác trong tính toán Phương tiện dạy học: – GV: Giáo án, SGK, SGV, SBT. – HS: Ôn tập khái niệm về phương trình bậc hai một ẩn. Tiến trình dạy học: – Ổn định: 9/6 9/7 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Bài ghi Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ Nêu định nghĩa phương trình bậc hai. Giải phương trình x2+2x=0 GV nhận xét và ghi điểm Một HS lên bảng làm bài, HS cả lớp giải phương trình vào nháp vào nhận xét bài làm Hoạt động 2: Luyện tập Cho HS làm bài tập sau Muốn giải phương trình bậc hai với hệ số c=0 ta làm như thế nào? Gọi hai HS lên bảng làm bài GV quan sát và hướng dẫn HS làm bài Gọi HS nhận xét bài làm của bạn Muốn giải phương trình bậc hai với hệ số b=0 ta làm như thế nào? Gọi HS lên bảng làm bài GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn GV nhận xét và sửa sai. Cho HS làm bài tập sau Gọi HS lên bảng trình bày GV quan sát và hướng dẫn HS dưới lớp làm bài Gọi HS nhận xét bài làm của bạn GV nhận xét và sửa sai. HS làm bài vào vở của mình, Ta đưa phương trình đó về thành phương trình tích rồ giải Hai HS lên bảng làm bài HS nhận xét baig làm của bạn Ta chuyển hạng tử c sang vế phải rồi tính Hai HS lên bảng làm bài HS nhận xét bài làm của bạn HS cả lớp làm bài vào vở hai HS lên bảng làm bài HS nhận xét bài làm của bạn Bài 1. Giải các phương trình. a/ 7x2–5x=0 x(7x–5)=0 Vậy phương trình có hai nghiệm x1=0 và b/ x2+4x=0 x(x+4)=0 Vậy phương trình có hai nghiệm x1=0 và c/ 5x2–20=0 5x2=20 x2=4 x=2 Vậy phương trình có hai nghiệm x1=2 và d/ (x–4)2=5 x–4= x=+4 Vậy phương trình có hai nghiệm x1= +4 và x2= –+4 Bài 2. Giải các phương trình sau bằng cách biến đổi chúng thành những phương trình với vế trái là một bình phương còn vế phải là một hằng số a/ x2–6x+5=0 x2–6x+9= – 5+9 (x–3)2=4 x–3=2 Vậy phương trình có hai nghiệm là x1= 1và x2= 5 b/ 3x2–6x+5=0 x2–2x+= 0 (x–1)2= 1– Phương trình vô nghiệm vì vế trái là một số không âm còn vế phải là một số âm. Hoạt động 3: Hướng dẫn dặn dò Bài tập về nhà: 15, 16, 17, 18, 19/40 SBT. Đọc trước bài: “Công thức nghiệm của phương trình bậc hai” Xem lại ví dụ 3/42 SGK. Tuần: 27 Ngày soạn: 16/03/2006 Ngày giảng: 18/03/2006 Tiết 53: CÔNG THỨC NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI Mục tiêu – HS nắm được khái niệm biệt thức =b2–4ac và nhớ với điều kiện nào của thì phương trình cô nghiệm, có nghiệm kép, có hai nghiệm phân biệt. – Rèn kỹ năng vận dụng được công thức nghiệm của phương trình bậc hai để giải phương trình bậc hai. – Giáo dục tính cẩn thận, chính xác trong tính toán Phương tiện dạy học: – GV: Giáo án, SGK, SGV, SBT. – HS: Ôn tập lại các cách giải phương trình bậc hai ở dạng đặc biệt (b=0, c=0) Tiến trình dạy học: – Ổn định: 9/6 9/7 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Bài ghi Hoạt động 1: Xây dựng công thức nghiệm Hướng dẫn HS biến đổi phương trình bậc hai dạng tổng quát để xây dựng công thức nghiệm: Từ phương trình ax2+bx+c=0 hãy biến đổi tương tự như ví dụ 3 của bài trước, đầu tiên ta làm như thế nào? Sau đó cho HS đứng tại chỗ biến đổi Người ta đặt =b2–4ac và gọi là biệt thức của phương trình. Cho HS làm ?1/ và ?2/44 Gọi HS lên bảng làm bài Quan sát HS dưới lớp làm bài để hướng dẫn số HS yếu và trung bình cách biến đổi. Gọi HS nhận xét bài làm của bạn GV nhận xét và nhấn mạnh về công thức nghiệm của phương trình bậc hai. Từ đó yêu cầu HS nhận xét chung Đầu tiên ta chuyển c sang vế phải Chia cả hai vế cho a Thêm cả hai vế cung một số để vế trái thành bình phương của một biểu thức HS làm ?1 và ?2 vào vở của mình. Ba HS lần lượt lên bảng trình bày bài làm của mình. Mỗi HS giải thích một trường hợp của HS nhận xét bài làm của bạn HS nêu nhận xét của mình về nghiệm của phương trình bậc hai. 1. Công thức nghiệm ax2+bx+c=0 (a0) (1) ax2+bx= –c x2+x= = (2) Đặt =b2–4ac ?1/44. a/ Nếu >0 thì từ phương trình (2) suy ra =. Do đó phương trình (1) có hai nghiệm x1=; x2= b/ Nếu =0 thì từ phương trình (2) suy ra =0. Do đó phương trình (1) có nghiệm kép x= ?2/44. Nếu <0 thì vế trái của phương trình (2) là số không âm còn vế phải là sô âm nên phương trình (2) vô nghiệm suy ra phương trình (1) vô nghiệm Kết luận chung: Học SGK/44 Hoạt động 2: Giải phương trình bậc hai Vậy để giải phương trình bậc hai ta có thể làm như thế nào? Cho HS làm ví dụ mẫu Hướng dẫn HS làm theo từng bước để giải phương trình bậc hai Cho HS làm ?3/45 Gọi ba HS lên bảng làm bài Theo dõi việc làm bài dưới lớp của HS để hướng dẫn HS yếu và trung bình Gọi HS nhận xét bài làm của bạn Nhận xét bài làm của HS qua đó nêu lên các lỗi hay sai của HS trong khi giải phương trình bậc hai. Nêu chú ý khi giải phương trình bậc hai Trước tiên xác định hệ số a, b, c. Tính =b2–4ac. Tìm nghiệm theo công thức nếu 0 HS theo dõi làm ví dụ mẫu HS cả lớp làm ?3 vào vở của mình Ba HS lên bảng làm bài HS nhận xét bài làm của bạn 2. Áp dụng Ví dụ: Giải phương trình: 3x2+5x+2=0 Hệ số: a=3; b=5; c= 2 =52–4.3.2=1 Do >0 nên phương trình có hai nghiệm: x1= = –1; x2== ?3/45 a/ Hệ số: a=5; b= –1; c=2 =(–1)2–4.5.2= –39<0 Vậy phương trình vô nghiệm b/ Hệ số: a=4; b= –4; c=1 =(–4)2–4.4.1=0 Phương trình có nghiệm kép: x= c/ Hệ số: a= –3; b=1; c=5 =12–4.(–3).5=0 Vậy phương trình có hai nghiệm: x1=; x2= * Chú ý: Xem SGK/445. Hoạt động 3: Củng cố Nêu lại công thức nghiệm của phương trình bậc hai? Nêu các bước giải phương trình bậc hai? HS đứng tại chỗ nêu lại công thức nghiệm của phương trình bậc hai. HS trả lời. Hoạt động 4: Hướng dẫn dặn dò Bài tập về nhà: 15,16/45 SGK. Đọc phần có thể em chưa biết và bài đọc thêm trong SGK/46,47 Học thuộc công thức nghiệm của phương trình bậc hai. Tuần: 27 Ngày soạn: 17/03/2006 Ngày giảng: 19/03/2006 Tiết 54: LUYỆN TẬP Mục tiêu – HS được củng cố công thức nghiệm của phương trình bậc hai – Rèn kỹ năng vận dụng công thức nghiệm vào giải phương trình bậc hai. – Giáo dục tính cẩn thận, chính xáctrong tính toán. Phương tiện dạy học: – GV: Giáo án, SGK, SGV, SBT – HS: Ôn tập công thức nghiệm của phương trình bậc hai. Tiến trình dạy học: – Ổn định: 9/6 9/7 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Bài ghi Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ Nêu công thức nghiệm của phương trình bậc hai. Giải phương trình 2x2+3x+1=0 GV nhận xét và ghi điểm Một HS lên bảng trả lời Hoạt động 2: Luyện tập Cho HS làm bài tập sau: Gọi bốn HS lên bảng làm Theo dõi việc làm bài của HS dưới lớp Gọi HS nhận xét bài làm của bạn GV nhận xét và sửa sai. Cho HS làm bài tập sau: Nêu các bước giải phương trình bậc hai. Gọi HS đứng tại chỗ giải mẫu một phương trình. Gọi bốn HS lên bảng làm các câu còn lại Theo dõi việc làm bài của HS dưới lớp Gọi HS nhận xét bài làm của bạn GV nhận xét và sửa sai sau đó chú ý cho HS những chỗ hay sai khi tính biệt thức của phương trình. HS làm bài tập vào vở của mình. Bốn HS lần lượt lên bảng làm bài. HS nhận xét bài làm của bạn HS nêu lại các bước giải phương trình bậc hai. HS đứng tại chỗ trả lời. Bốn HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở của mình. HS nhận xét bài làm của bạn Bài 1. Không giải phương trình, hãy xác định các hệ số a, b, c, tính biệt thức và xác định số nghiệm của mỗi phương trình sau: a/ 2x2-7x+3=0 Hệ số a=2; b= -7; c=3 =(-7)2-4.2.3=25>0. Vậy phương trình có hai nghiệm phân biệt. b/ 6x2+x-5=0 Hệ số a=6; b= 1; c= -5 =12- 4.6.(-5)=121>0. Vậy phương trình có hai nghiệm phân biệt. c/3x2+4x+2=0 Hệ số a=3; b= 4; c= 2 =42- 4.3.2= -8<0. Vậy phương trình vô nghiệm d/ 4x2+4x+1=0 Hệ số a=4; b= 4; c= 1 =42- 4.4.1= 0. Vậy phương trình có nghiệm kép. Bài 2. Dùng công thức nghiệm của phương trình bậc hai để giải các phương trình sau: a/ x2+4x+4=0 Hệ số a=1; b= 4; c= 4 =42- 4.4.1= 0 Vậy phương trình có nghiệm kép: x=2 b/ 3x2+x-10=0 Hệ số a=3; b= 1; c= -10 =12- 4.3.(-10)= 121 Vậy phương trình có hai nghiệm phân biệt: x1= -2; x2= c/ 5x2-6x+1=0 Hệ số a=5; b= -6; c= 1 =(-6)2- 4.5.1= 16. Vậy phương trình có hai nghiệm phân biệt: x1= 1; x2= d/2x2-5x+3=0 Hệ số a=2; b= -5; c= 3 =(-5)2- 4.2.3= 1. Vậy phương trình có hai nghiệm phân biệt: x1= 1; x2= e/ 3x2+7x+4=0 Hệ số a=3; b= 7; c= 4 =72- 4.3.4= 1. Vậy phương trình có hai nghiệm phân biệt: x1= -1; x2= Hoạt động 3: Hướng dẫn dặn dò Bài tập về nhà: Làm bài tập tròn SBT Xem trước bài “Công thức nghiệm thu gọn” Học lại công thức nghiệm của phương trình bậc hai Tuần:28 Ngày soạn: 19/03/2006 Ngày giảng: 21/03/2006 Tiết 55: CÔNG THỨC NGHIỆM THU GỌN Mục tiêu – HS nắm được công thức nghiệm thu gọn của phương trình bậc hai. – Rèn kỹ năng vận dụng công thức nghiệm thu gọn vào giải phương trình bậc hai, và nhẩm nghiệm của phương trình bậc hai. – Giáo dục tính cẩn thận trong khi giải phương trình bậc hai. Phương tiện dạy học: – GV: Giáo án, SGK, SBT, SGV. – HS: Ôn tập công thức nghiệm của phương trình bậc hai. Tiến trình dạy học: – Ổn định: 9/6 9/7 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Bài ghi Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ Nêu công thức nghiệm của phương trình bậc hai. Giải phương trình: x2+6x–5=0 GV nhận xét và ghi điểm. Một HS lên bảng trả lời Hoạt động 2: Công thức nghiệm thu gọn GV hướng dẫn xây dựng công thức nghiệm thu gọn từ công thức nghiệm tổng quát: Đặt b=2b’ thì khi đó biệt thức của phương trình được tính như thế nào? Nêu kí hiệu Cho HS làm ?1/48 Hướng dẫn HS biến đổi để đưa ra công thức nghiệm thu gọn của phương trình bậc hai. Gọi lần lượt ba HS lên bảng biến đổi Gọi HS nhận xét bài làm của bạn GV nhận xét và sửa sai (nếu có) Sau đó GV giới thiệu công thức nghiệm thu gọn và chỉ rõ cách dùng đơn giản hơn sử dụng HS thay vào biệt thức của phương trình rồi tính HS làm ?1/48 vào vở của mình Ba HS lần lượt lên bảng làm bài HS nhận xét bài làm của bạn 1. Công thức nghiệm thu gọn Cho phương trình ax2+bx+c=0 (a0). Đặt b=2b’, khi đó =(2b’)2–4ac =4b’2–4ac=4(b’2–ac) Kí hiệu = b’2–ac ta có =4 ?1/48 a/ Nếu >0 thì suy ra =. Do đó phương trình có hai nghiệm x1=;x2= b/ Nếu =0 thì suy ra =0. Do đó phương trình có nghiệm kép x= c/ Nếu <0 thì suy ra phương trình vô nghiệm * Công thức nghiệm thu gọn: Học SGK/48 Hoạt động 3: Vận dụng Cho HS làm ?2/48 bằng cách điền vào những chỗ trống Gọi một HS đứng tại chỗ trả lời. Cho HS làm ?3/49 Gọi hai HS lên bảng làm bài Giáo viên quan sát và hướng dẫn HS dưới lớp làm bài Gọi HS nhận xét bài làm của bạn GV nhận xét và sửa sai. HS làm ?2 bằng cách điền vào chỗ trống trong bài tập HS đứng tại chỗ trả lời. HS cả lớp làm ?3/49 vào vở của mình bằng cách tìm các hệ số a, b’, rồi tính và tìm nghiệm Hai HS lên bảng làm bài HS nhận xét bài làm của bạn 2. Vận dụng ?2/48. Hệ số a=5; b’=2; c= –1 =22–5(–1)=9; =3 Nghiệm của phương trình: x1= –1; x2= ?3/49 a/ 3x2+8x+4=0. Hệ số: a=3; b’=4; c=4 =42–3.4 =4; =2 Nghiệm của phương trình: x1= –2; x2= b/ 7x2–x+2=0. Hệ số: a=7; b’= –;c=2 =(–)2–7.2 =4;=2 Nghiệm của phương trình: x1=;x2= Hoạt động 4: Hướng dẫn dặn dò Bài tập về nhà: 17, 18, 19, 20, 21/49 Bài 17 Sử dụng công thức nghiệm thu gọn tương tự như ?3 Bài 18 Đưa phương trình đã cho về dạng phương trình bậc hai rồi sử dụng công thức nghiệm thu gọn Xem trước các bài tập phần luyện tập Tiết sau luyện tập

File đính kèm:

  • docc3.doc