I- Mục tiêu:
1- Về kiến thức:
- Ôn tập và hệ thống hoá các kiến thức về biểu thức đại số, đơn thức, đa thức
- Ôn tập các quy tắc công, trừ, các đơn thức đồng dạng; cộng trừ đa thức một biến, nghiệm của đa thức một biến.
2- Về kỹ năng:
- Rèn kĩ năng cộng, trừ các đa thức, sắp xếp các hạng tử của đa thức theo cùng một thứ tự, xác định nghiệm của đa thức.
3- Về tư duy thái độ:
- Phát triển tư duy, trí lực cho HS
2 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 859 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Toán lớp 7 - Tiết 65: Ôn tập chương IV (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:...../....../2010
Ngày giảng:...../....../2010
GV dạy: Ngô Minh Tuyến – Trường THCS Phù Ninh
Tiết 65: Ôn tập chương IV
( có thực hành giải toán trên MTCT)
I- Mục tiêu:
1- Về kiến thức:
- Ôn tập và hệ thống hoá các kiến thức về biểu thức đại số, đơn thức, đa thức
- Ôn tập các quy tắc công, trừ, các đơn thức đồng dạng; cộng trừ đa thức một biến, nghiệm của đa thức một biến.
2- Về kỹ năng:
- Rèn kĩ năng cộng, trừ các đa thức, sắp xếp các hạng tử của đa thức theo cùng một thứ tự, xác định nghiệm của đa thức.
3- Về tư duy thái độ:
- Phát triển tư duy, trí lực cho HS
II- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Giáo viên: Bảng phụ ghi sẵn các bài tập, thước kẻ
Học sinh: Bảng phụ nhóm, bút dạ
III. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, gợi mở vấn đáp, đan xen HĐ nhóm
IV- Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức: 7A: ../ ...............
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Ôn tập lí thuyết
Viết 5 đơn thức 2 biến x, y trong đó x, y có bậc khác nhau
Thế nào là hai đơn thức đồng dạng ? Cho ví dụ
Phát biểu quy tắc cộng, trừ hai đơn thức đồng dạng?
Số a khi nào được gọi là nghiệm của đa thức P(x)?
GV: treo bảng phụ các câu hỏi, HS trả lời các câu hỏi trên cơ sở đã chuẩn bị ở nhà.
Hoạt động 2: Ap dụng làm bài tập
Bài 1: Cho đa thức:
f(x) = -15x3+5x4– 4x2+8x2– 9x3– x4+15–7x3
Thu gọn đa thức trên
Tính f(1); f(-1)
GV: Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc cộng, trừ các đơn thức đồng dạng, sau đó cho HS cả lớp làm vào vở, gọi 2HS lên bảng trình bày lần lượt làm câu a và câu b.
GV yêu cầu HS nhắc lại:
Luỹ thừa bậc chẵn của số âm
Luỹ thừa bậc lẻ của số âm
Bài 2: Cho 2 đa thức:
P(x) = x5 – 3x2 +7x4 -9x3 +x2 –x
Q(x)=5x4 – x5 + x2 – 2x3 +3x2 -
Sắp xếp các hạng tử của mỗi đa thức trên theo luỹ thừa giảm dần của biến (GV lưu ý HS vừa rút gọn vừa sắp xếp)
Tính P(x) + Q(x) và P(x) – Q(x)(Nên yêu cầu HS cộng, trừ hai đa thức theo cột dọc)
Chứng tỏ rằng x = 0 là nghiệm của đa thức P(x) nhưng không là nghiệm của Q(x)
GV: Khi nào thì x = a được gọi là nghiệm của đa thức P(x) ?
GV: Yêu cầu HS nhắc lại
tại sao x = 0 là nghiệm của P(x)?
Tại sao x = 0 không là nghiệm của đa thức Q(x)?
HS: Lần lượt lên bảng thực hiện
HS: 3xy2; 4x2y3; -5x2y5 ; x3y4 ; -7xy3
HS: Trả lời và cho ví dụ
HS: Phát biểu
HS: Trả lời
HS: Cả lớp làm bài vào vở, một HS lên bảng làm câu a
a)
f(x) = -15x3+5x4– 4x2+8x2– 9x3– x4+15–7x3
=(5x4– x4)+(-15x3– 9x3– 7x3)+(4x2+8x2)+15
=4x4 – 31x3 + 4x2 + 15
HS: Cả lớp nhận xét bài làm câu a
HS khác lên thực hiện câu b
b) f(1) = -8
f(-1) = 54
HS: cả lớp làm vào vở, 2 HS lên bảng thực hiện
P(x) = x5 + 7x4 – 9x3 -2x2 - x
Q(x) = -x5 + 5x4 – 2x3 + 4x2 -
2HS khác tiếp tục lên bảng thực hiện .
P(x) = x5 + 7x4 – 9x3 – 2x2 - x
Q(x) = -x5 +5x4 – 2x3+ 4x2 -
P(x) + Q(x)= 12x4 -11x3 +2x2 - x-
P(x) = x5 + 7x4 – 9x3 – 2x2 - x
Q(x) = -x5 +5x4 – 2x3+ 4x2 -
P(x) – Q(x) = 2x5+2x4 – 7x3-6x2 - x +
HS: Lên bảng thực hiện
Hoạt động 3 : Hướng dẫn về nhà
Xem lại các dạng BT đã làm
Ôn lại kiến thức trức trong chương.
Chuẩn bị tiết sau ôn tập học kì
File đính kèm:
- Tiet 65.doc